Giá kỳ hạn trong tuần
Sàn kỳ hạn | Tuần/Tuần | +/- |
London9* | 1745-1797 | +52 |
NewYork9* | 146.40-144.10 | -2.30 |
*cơ sở giao dịch tháng 9-2016
Tại sao 2 sàn “vạch” 2 hướng?
Nước Anh tách khỏi EU, trên các thị trường tài chính, các trận “cuồng phong” đang lắng dịu dần. Nhưng hình như đó chỉ là bề nổi của một đại dương nhiều sóng ngầm. Cuộc chiến tranh tiền tệ hiện ra sôi động hơn bao giờ hết. Chỉ số đồng USD tăng từ 93 điểm nửa cuối tháng 6-2016 lên trên 96.50 điểm hiên nay. Đồng Real BRL giảm một hơi từ 3,30 BRL ăn 1 USD ngày 30-6 đến 3,37 BRL ăn 1 USD ngày 7-7 rồi lại tăng ngược mạnh hôm qua 1 USD ăn 3,30 BRL; đồng Yen Nhật JPY chao đảo không kém, từ trên 106 JPY ăn 1 USD nay 100 JPY, đồng nhân dân tệ CNY tuần qua có khi xuống mức thấp nhất tính từ tháng 1-11-2010 còn 1 USD ăn 6,68 CNY…Đồng bảng Anh mất giá xuống mức thấp nhất tính từ 31 năm nay…Có lẽ đó là điều đáng ghi nhận và tiếp tục cần theo dõi nay mai nếu ai muốn theo đuổi kinh doanh hàng hóa nguyên liệu cà phê.
Trên 2 sàn cà phê, nếu như trước Brexit, giá trên sàn robusta giảm nhưng arabica tăng, do các quỹ đầu cơ dựa trên biến thiên của các đồng tiền, đặc biệt đồng USD và BRL, để “tiền tệ hóa” hoàn toàn các giao dịch cà phê của mình, dù đó là hàng thực.
Đồng USD tăng đã để lại hậu quả giá dầu thô từ trên 50 USD/thùng nay quanh 45 USD/thùng, giá cà phê arabica New York, chịu đầu sóng ngọn gió, tuần qua mất đỉnh và phải thụt lùi mất 2.30 cts/lb. Nếu như vừa rồi giá New York yếu vì đầu cơ bán ra, thì sàn robusta hứng lợi. Hết tuần giá robusta tăng 52 USD/tấn nhờ bán một bên mua một bên và ngược lại.
Chắc chắn chỉ nay mai thôi, khi các nhà làm chính sách tiền tệ thấy đồng USD quá mạnh gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, họ lại chủ động hạ giá bằng cách hoặc tạo tin đồng tăng lãi suất, hoặc tung chương trình kích cầu, như hai ngân hàng châu Âu và Nhật hiện nay, hay như suốt tuần qua ngân hàng trung ương Brazil liên tiếp chủ động can thiệp bán ra đồng BRL để cạnh tranh hàng xuất khẩu…giá cà phê arabica mất giá có một phần lỗi của đồng BRL.
Arabica rẻ hơn
Do arabica bị bán ra mạnh tuần qua, giá cách biệt giữa 2 sàn arabica với robusta tính đến này 7-7 chỉ còn 61 cts/lb tức 1345 USD/tấn so với tuần trước là 67 ct/lb tương đương với 1480 USD/tấn. Đứng từ phía này mà nói, dấu hiệu bán mạnh arabica làm độ cân bằng nghiêng phần lợi về arabica do độ giãn co lại so với tuần trước đến 135 USD/tấn. Nói rõ hơn nếu như tuần này một người mua arabica sẽ được hưởng giá rẻ hơn tuần trước 135 USD/tấn nếu muốn cân nhắc để mua arabica hay robusta.
Đầu cơ trên sàn arabica chưa muốn manh động?
Từ cuối tuần trước khi giá kỳ hạn New York ở mức 146.40 cts/lb, bấy giờ có người ước các quỹ đầu cơ sàn arabica còn giữ đến 35.000 lô dư mua và phải thanh lý bán ra bớt, thì thị trường diễn ra đúng y như vậy: sàn này đã qua một tuần giá giảm do đầu cơ bán ra, chỉ riêng giá ngày thứ Sáu 8-7 phiên giao dịch cuối tuần tăng lại. Điều này cho thấy rằng các quỹ đầu cơ sàn arabica hoặc đã thả bớt lượng dư mua nay có tiền mua lại, hoặc quyết tâm giữ lượng hợp đồng mua khống chờ khi Brazil vào mùa bán mạnh, đẩy giá arabica xuống bằng cách bán ra. Nhìn từ góc độ này, giá arabica liêu phiêu hơn robusta.
Trong khi đó, “tâm bão” đang hút về sàn robusta khi các quỹ đầu cơ đang muốn giật giá tháng giao ngay 7-2016 vượt cao hơn tháng 9-2016 trong một đợt vắt giá. Đến sáng nay, giá robusta tháng 7-2016 đang còn 2 USD nữa là bằng giá tháng 9-2016 (1795-1797).
Thị trường hàng thực
Giá arabica hàng giấy trên sàn làm mưa làm gió, các nơi như Brazil và Colombia vẫn giữ nhịp độ bán ra bình thường. Riêng tại Brazil, do gặp mưa, nhiều lô hàng chế biến ướt chất lượng giảm, đã phải chấp nhận giá cao để mua giao hàng. Một số nhà kinh doanh đã chuyển sang châu Phi để mua hàng arabica chế biến ướt chất lượng tốt hơn.
Thị trường robusta được cho là khá nhộn nhịp nhưng mức bán ra đều đều, vừa phải. Hai nước Việt Nam và Indonesia chỉ bán trong trật tự, giá lên mới bán, giá xuống ngồi đợi nên khó tạo sức ép bán ra gây giá giảm lên sàn (nếu như đầu cơ không bán ra mà gom mua khống vào để chơi ván bài vắt giá).
Một số nét kỹ thuật
Trên sàn robusta London, tuy chưa chạm mức tâm lý 1800, hôm 8-7 đã đến “mí” 1799 USD/tấn. Đóng cửa mức 1797, London tỏ ra tích cực. Chưa chịu vượt qua 1800 có lẽ sàn này đang dè chừng sàn arabica thanh lý bán ra chăng? Khả năng tuần sau chạm mức 1800 rồi 1814 và vượt cao hơn 1828 hay thậm chí 1850. Nhưng để lên mức cao, phụ thuộc vào 2 yếu tố: nếu sàn New York không thanh lý bán ra mạnh ảnh hưởng đến cán cân giá của 2 sàn, nếu các nước sản xuất không chốt bán ào ạt. Tuy nhiên, hy vọng sàn robusta có một chắn đỡ khá an toàn: các quỹ đầu cơ đang muốn vắt giá, đẩy giá tháng 7-2016 cao hơn tháng 9-2016. Nếu vậy thì “mây mưa” sẽ về trên sàn London, có thể có hiện tượng bán New York để mua London! Cứ hy vọng, có sao đâu!
Bên sàn New York, tuy cuối tuần tăng vượt khỏi mức 143, ở mức đóng cửa 144.10 cts/lb khá an toàn nhưng lượng dư mua còn khá nhiều, vẫn trên 30.000 lô. Đây chính là trái bom nổ chậm của sàn cà phê arabica, ảnh hưởng nhiều ít đến robusta. Nói vậy vẫn không trái ý ở trên vì biết trước, cẩn thận còn hơn.
Trên sàn arabica, nếu nói đạt mức 150 dễ hay khó hơn xuống 140 rồi 135, thì đường xuống có nhiều khả năng hơn.
Dự kiến giá kỳ hạn robusta London mở cửa thứ Hai 11-7 từ tăng nhẹ đến không đổi.
Nguyễn Quang Bình
Hiện tại hàng cà phê Robusta tại Việt Nam chúng ta đã cạn, năm nay hạn hán mưa trễ ngoài chuyện mất mùa trầm trọng thì để có cac vụ mới năm nay cũng ít nhất vào giữa tháng 12 mới có nhưng nước ngoài họ chỉ dự định tới tháng 10 là vào vụ mới nên khi vụ mới vào trễ sẽ bị hụt hàng hoá để giao và hàng sẽ tiếp tục lên mạnh trong giai đoạn này. Trong thời gian này các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu mua hàng nhập kho ngoại quan phản ánh phần nào tương lại của giá cà phê Ro. Đối với thị trường cac phê A, do thị trường này thiên nhiều về hàng giấy nên việc dư mua hay dư bán nghe rất ghê gơm nhưng chỉ cần một số phiên sau đó lại hoàn toàn trái ngược vị thế. Mình cho rằng nói dân Brazil bán ra mạnh làm A xuống có lẻ có phần oan cho họ mà chủ yếu giới đầu cơ tài chính trên sàn A quậy để kiếm lời thì có lẻ chính xác hơn. Sàn A ko chạy thì thôi nhưng chạy thì rất nhanh nên ko có gì phải lo lắng. Theo nhận định của tôi giá trên cả 2 sàn sẽ tiếp tục lên trong tuần tới, trong tháng Ro hướng len 1900-1950, cà A 160-165.
Nếu được vậy tôi mời bạn thaonguyen uống cà phê nhé.
Thị trường hàng hóa đều tăng, không có lý do gì cà phê không tăng, trong khi nguồn cùng thiếu hụt nhãn tiền. Tiền đồng VN lạm phát không phanh. Giá vàng, đô la đều tăng… ,., Vậy tin chắc giá cà sẽ phi mã trong những tháng cuối năm.
Hôm trước giá caphe.com nhận dịnh giá chỉ lên 1800 thui mà
Chào bạn @Phú Lâm. Bạn nói đúng !
Nhưng giá cả trên thị trường không chỉ biến động hàng ngày mà có lúc biến động theo từng giờ, từng phút. Cho nên giá hôm trước khác, hôm sau khác là chuyện rất bình thường của thị trường… Giá như bạn tham gia thị trường thì bạn sẽ thấy rõ điều này hơn. Tôi cũng ước gì giá cafe tại London theo đúng như giacaphe.com nhận định thì hay biết mấy !
Trong chúng tôi ai cũng biết câu nói nổi tiếng : “Kinh nghiệm của phố Wall là tin theo báo có ngày bán báo”. Bạn thấy gay go chưa ?
Thân
Tôi hỏi xem lập trường Thảo Nguyên thế nào?
Dự báo chỉ là tương đối. Đâu phải là chủ sàn giao dịch mà dự báo chính xác 100%.
giá cà phê lên xuống không ai có thể nói trước được đâu, những bài đăng chỉ nên xem là tham khảo thôi.
Tôi không đồng thuận với suy nghĩ của mọi người , nói như thế thì không có bộ môn PTGC và không ai dại gì đi học cả !
Bạn Phan Thảo quá tự tin rồi “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Vì sao? Các vị giáo sư tiến sĩ phân tích kỹ thuật và cơ bản còn thua trắng , cuối cùng phải đi giảng dạy kiếm lương giờ cho chắc ăn ăn. Điển hình nhà bác học Newton trong quá khứ đã thua chứng khoán thảm hại và ông thốt lên “Tôi đo được tốc tốc độ ánh sáng và âm thanh nhưng không đo được sự điên rồ của con người giữa mua và bán trong chứng khoán”. Nên tôi khẳng định rằng dự báo chỉ là tương đối đừng lấy cái đúng của mình trong quá khứ cho rằng tương lai mình mãi dự báo đúng để rồi phải ngại ngùng.