Nguồn cung ứng cà phê thế giới nhìn cho đến hết niên vụ 2016/17 vẫn được cho là thiếu nếu tính trên số liệu thị trường đang ghi nhận. Vì sao? Do sản lượng robusta thấp, xuất phát từ mùa thu hoạch loại cà phê này của Brazil tệ nhất tính từ 7 năm nay. Điều này đã làm giảm sản lượng cà phê nói chung dù Brazil được mùa arabica kỷ lục.
Theo ước báo chính thức về tình hình thị trường cà phê thế giới cho năm kinh doanh 2016/17 bộ nông nghiệp Mỹ USDA dự đoán rằng tồn kho cà phê thế giới giảm thêm một năm thứ hai nữa, lần này giảm 3,9 triệu bao, để kết thúc niên vụ tồn kho còn chừng 31,5 triệu bao.
Với số liệu đó, thì tồn kho từng ấy vẫn là mức thấp nhất tính từ niên vụ 2011/12 và nếu như so sánh với nhu cầu để tính tỷ lệ “lượng tồn kho cần sử dụng” thì chỉ bằng 20.9% là mức thấp kỷ lục đứng thứ thứ hai tính từ 50 năm nay.
Tỷ lệ “lượng tồn kho cần sử dụng” nhằm để đo lượng tồn kho có sẵn, cho ta biết chỉ báo đến mức nào có thể người mua buộc phải nâng giá để mua hàng, nên được xem là một trong những thước đo làm giá trên thương trường.
“Bệnh nấm lây lan”
Dự kiến tồn kho cuối mùa tới vẫn giảm dù khả năng thế giới có một mùa bội thu arabica, nếu không muốn cho là lớn kỷ lục trong niên vụ 2016/17, do ước tăng thêm 7,8 triệu bao lên 94,1 triệu bao, nhờ sản lượng cà phê arabica Brazil tăng mạnh.
“Cà phê arabica Brazil tăng 7,8 triệu bao lên mức kỷ lục 43,9 triệu bao nhờ năng suất tăng,” USDA nói vậy.
“Vụ ra hoa thời gian giữa tháng 9 và 11 trúng thời tiết lý tưởng trong giai đoạn kết trái và phát triển trái tại Minas Gerais và Sao Paolo, hai vùng cà phê chiếm khoảng 80% sản lượng Brazil.”
Tại Honduras, nước sản xuất arabica lớn thứ tư thế giới,”cây kháng bệnh nấm lá từ những vùng mới cải tạo nay dự kiến cho năng suất kỷ lục với 6,1 triệu bao”, tăng 400.000 bao so với năm trước.
Tuy nhiên, tại nước sản xuất arabica hạng nhì thế giới Colombia, sản lượng arabica lại giảm chừng 300.000 bao, “do sợ mưa lớn vào cuối năm 2016”, và có dự báo còn gấp đôi, do bệnh sâu đục trái tại các vùng miền trung.
Cũng có dự đoán La Nina sẽ đem mưa lớn về ảnh hưởng đến vụ phụ của Colombia, là vụ có thời gian thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6.
“Hạn hán nghiêm trọng”
Sản lượng cà phê robusta thế giới ước sẽ thất, giảm 5,4 triệu bao như vậy xuống mức thấp nhất tính từ 5 năm nay chỉ còn 61,6 triệu bao, sản lượng trong cả 5 nước sản xuất robusta hàng đầu đều giảm – đó là Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ấn độ và Uganda.
Sản lượng cà phê Việt Nam ước giảm 2 triệu bao còn 27,3 triệu bao sau một đợt “nắng nóng và khô hạn từ tháng 1 đến tháng 4 làm sản lượng giảm”, USDA nói.
Trong lúc đó, tại Brazil, sản lượng robusta giảm 1,2 triệu bao xuống mức thấp nhất tính từ 7 năm nay là 12,1 triệu bao, cũng do nắng nóng và khô hạn kéo dài tại bang Espirito Santo, vùng trồng robusta lớn nhất của Brazil. Tình trạng thiếu nước tưới cũng được ghi nhận tại đấy.
Sản lượng robusta Indonesia ước giảm 1,8 triệu bao so với năm ngoái chỉ còn 10 triệu bao. Khô hạn ngay tại vùng phía nam đảo Sumatra và Java làm giảm sản lượng, đây là 2 vùng trồng cà phê robusta của Indonesia, chiếm chừng 75% diện tích toàn quốc.
Xuất khẩu cà phê ra sao?
Dựa trên tình hình và dự đoán như thế, xuất khẩu cà phê toàn cầu ước giảm chừng 3 triệu bao xuống còn 109,9 triệu bao, trước tiên là từ Indonesia giảm 1,9 triệu bao và nước này chỉ xuất khẩu chừng 6,1 triệu bao.
“Xuất khẩu cà phê thế giới dự kiến giảm so với các con số năm trước trước tiên do lượng xuất khẩu từ ba nước Indonesia, Việt Nam và Brazil sẽ ít hơn.”
Theo dự đoán niên vụ tới 2016/17 Brazil sẽ xuất khẩu chừng 32 triệu bao, giảm 720.000 bao, là năm thứ hai liên tiếp có lượng xuất khẩu giảm.
Nếu theo đúng con số giảm như thế thì tồn kho cuối vụ Brazil gồm cả arabica và robusta cũng chỉ nhích lên nhẹ, 265.000 bao đạt 2,53 triệu bao, như vậy thua xa niên vụ 2013/14 bấy giờ là 12 triệu bao.
Tồn kho cuối vụ Việt Nam cũng xuống chỉ còn 3,5 triệu bao.
“Theo sau hai năm liền có lượng tồn kho gối vụ cao, thì năm tới dự kiến giảm 2,2 triệu bao,” USDA lập luận dựa trên con số tồn kho của năm kinh doanh tính từ tháng 10 năm nay đến tháng 9 năm sau, tuy nhiên báo cáo không tính một số nước bắt đầu niên vụ từ tháng 4 đến tháng 3 năm sau hay từ tháng 7 đến tháng 6 năm sau có thể gây tác động.
Phạm Kỳ Anh chuyển ngữ