Theo ông Nestor Osorio, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO), hiện có 250.000 héc ta cà phê trong số 500.000 héc ta cà phê ở Việt Nam cần phải trồng mới trong 5-10 năm tới. Vì thế, Việt Nam có thể đánh mất lợi thế và có thể bị Indonesia vượt qua về sản lượng xuất khẩu cà phê.
Ý kiến trên được ông Nestor Osorio đưa ra tại hội thảo “Triển vọng cà phê 2009” do Hiệp hội Cà phê thế giới tổ chức tại TPHCM ngày 8-12.
“Tôi được biết diện tích cà phê Việt Nam vào khoảng 500.000 héc ta và Chính phủ Việt Nam không có ý định tăng diện tích trồng mới cà phê. Trong khi đó, Việt Nam chỉ có khoảng 250.000 héc ta cà phê ở độ tuổi từ 10-15 tuổi – giai đoạn cà phê cho sản lượng cao nhất, còn lại 50% diện tích có cây cà phê trên 20 tuổi và cần phải trồng lại trong thời gian 5- 10 năm tới. Đó là cơ sở để chúng tôi đưa ra dự báo trên”, ông Osorio nói.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục chế biến Nông lâm- thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng cho rằng trong những năm tới khi Việt Nam phải trồng mới gần 250.000 héc ta cà phê, sản lượng cà phê xuất khẩu có thể giảm đi đáng kể. Hiện tại, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trung bình 1 triệu tấn cà phê, giá trị khoảng 2 tỉ đô la Mỹ.
Theo ông Osorio, hiện tại Việt Nam cung cấp 17% nhu cầu cà phê thế giới (1 triệu tấn), còn Indonesia chiếm 14% (823.000 tấn). Chính vì vậy, trong thời gian tới Indonesia có thể vượt Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu cà phê.
“Theo tôi, để không đánh mất vị thế là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, người trồng cà phê Việt Nam không nên chặt bỏ và trồng mới một lúc, nên trồng mới theo chiến lược cuốn chiếu, nghĩa là chặt bỏ và trồng mới cà phê theo một kế hoạch có tính toán trước”, ông Osorio nhận định.
Theo tôi vị thế xuất khẩu không quan trọng, quan trọng là làm sao cho nông dân sản xuất cà phê có kinh tế vững mạnh, giá cả tốt, đời sống được nâng cao. Xuất khẩu có đứng thứ 1, thứ 2 đi nữa mà giá thấp, năng suất kém thì cũng bằng không. Vì vậy mà chúng ta nên xem xét để giải quyết đúng vấn đề, không nên chạy theo cái vị thế hư ảo.
Vị trí xuất khẩu mặt hàng nào đó chỉ nói lên được tiềm năng. Hiện nay nước ta xuất khẩu cà phê chủ yếu là cà phê nhân chỉ qua xay xát, đánh bóng, phân loại kích cở hạt, giá trị ngoại tệ thực tế là dựa trên số lượng chứ không phải chất lượng, nên nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo, mà dân không giàu thì làm sao nước mạnh được.
Vấn đề chất lượng cà phê đã có hàng loạt bộ tiêu chuẩn ngành về ca phê công bố nhưng thực chất việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào thực tế ra sao. Cả chuyện thời điểm và số lần thu hái quả cà phê tươi cùng có hẳn cả một tiêu chuẩn quy định, có mấy ai áp dụng?? công lao động hiếm và rất cao, chuyện thu hái quả tươi chỉ duy nhất một lần trong một vụ đang phổ biến…
Hiện nay cả nước có trên 500.000ha cà phê, chỉ có 15.000ha đạt tiêu chuấn 4C, làm sao mà hội nhập WTO?? Bao nhiêu năm nữa ta mới nâng được số diện tích cà phê đạt tiêu chuẩn 4C trong khi chúng ta phát triển và trồng cà phê suốt nữa thế kỹ??
Chuyện giống cà phê cũng là thực tế đáng bàn, bởi vì giữa thủ phủ cà phê cả nước có cả một viện nghiên cứu cà phê, phía trước cổng cơ quan và các khu vực lân cận diễn ra tình trạng mua bán hạt cà phê và cây giống cà phê ghép sôi động. Cơ quan chức năng nghỉ gì về vấn đề này? và các nhà nghiên cứu nghỉ gì?