“Lộ mặt” hoạt động cấp phép “dởm” cho phân bón

Hủy Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận phân bón và Quyết định chỉ định phòng thử nghiệm phân bón đối với 11 đơn vị. Thu hồi toàn bộ các giấy chứng nhận hợp quy đã cấp không đúng quy định . Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra làm rõ việc giả mạo quyết định chứng nhận hợp quy trong việc cấp 36 sản phẩm của Cty CP Con Cò vàng … Đó là một trong hàng loạt nội dung mà Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố tại bản Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón mới được cơ quan này thẳng thắn công bố.

phan gia 1_JMIC
“Lộ mặt” hoạt động cấp phép “dởm” cho phân bón

Không có đủ năng lực kiểm nghiệm

Được biết, trên phạm vi toàn quốc có 11 đơn vị được Cục Trồng trọt của Bộ NN&PTNT chỉ định hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón thì kết quả kiểm tra cho thấy, cả 11 đơn vị đều mắc phải những sai phạm “chết người” như các chuyên gia nhưng lại không có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân bón; hoặc không có đăng ký trong lĩnh vực hoạt động chứng nhận; phòng thử nghiệm không được chỉ định thử nghiệm đối với lĩnh vực phân bón, không đủ điều kiện và năng lực theo quy định; thậm chí như ở Cty CP Giám định và khử trùng FCC còn không lấy mẫu phân bón để kiểm nghiệm nhưng vẫn cấp chứng nhận sản phẩm hợp quy…. dẫn đến việc cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón một cách tràn lan mà chẳng biết những doanh nghiệp sản xuất phân bón sử dụng những giấy chứng nhận này làm gì sau khi được cấp phép.

Tệ hơn nữa, tại Cty CP Giám định cà phê và hàng hóa XNK(CAFECONTROL) là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cà phê, không hề có nhân viên chuyên ngành về phân bón, không hề có phòng thử nghiệm phân bón, không có đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận chất lượng cũng như hoạt động thử nghiệm phân bón, và thực tế là không hoạt động gì trong lĩnh vực phân bón. Vậy mà Cục Trồng trọt vẫn ban hành quyết định chỉ định cho đơn vị này được hoạt động chứng nhận chất lượng cho các mặt hàng phân bón. Cách làm việc như thế này. Doanh nghiệp sản xuất phân bón đưa đến chứng nhận sản phẩm hợp quy thì giất chứng nhận của CAFECONTROL làm sao mà đảm bảo được những yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng mặt hàng phân bón để cung cấo cho nông dân.

Thậm chí, tại Cty TNHH Kencert, cơ quan thanh tra còn phát hiện có hành vi “Sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo sai sự thật để đăng ký hoạt động đánh giá phù hợp hoặc đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp”.

…. Vẫn cấp giấy chứng nhận chất lượng phân bón

Điển hình của việc làm này là việc Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 (Nafi2) trong quyết định công nhận năng lực số 772/QĐ-CNCL (tại thời điểm này) chỉ công nhận thực hiện đối với phân supe phosphate đơn, nhưng Cục Trồng trọt lại cho phép đơn vị này thực hiện với tất cả các loại phân bón. Vậy thì căn cứ vào đâu để xác định các sản phẩm phân bón được cơ sở này xác nhận hợp quy đảm bảo chất lượng phân bón cung cấp cho bà con nông dân đúng quy định của phát luật.

Tại Cty CP chứng nhận Globalcert, mặc dù được Cục Trồng trọt chỉ định tổ chức chứng nhận nhưng đơn vị này không hề có giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận phân bón; Cty cũng không có cả nhân viên có chứng chỉ người lấy mẫu phân bón; không có hợp đồng lao động với các chuyên gia đánh giá có tên trong danh sách làm việc tại Cty, không có phòng thử nghiệm… tóm lại Cty Globalcert không đủ điều kiện năng lực tổ chức chúng nhận, vậy mà Cty này vẫn “hồn nhiên” chứng nhận chất lượng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh EMZ-USA; phân hữu cơ vi sinh Bò Vàng Long Quân 1(COWMAX-01); phân hữu cơ vi sinh IPM 01 (Bio Super); IPM 02; IPM 04 mặc dù những sản phẩm này không hề có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam, và cũng không hề có kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ của Bộ NN&PTNT

Tại Cty CP Chứng nhận và Giám định Vinacert, đoàn thanh tra phát hiện Vinacert đóng dấu chứng nhận hợp quy cho 36 sản phẩm của Cty CP Tập đoàn công nghệ cao quốc tế Con cò vàng nhưng lại không hề có hồ sơ đánh giá chứng nhận hợp quy cho 36 sản phẩm này. Đây là hành vi không thực hiện đánh giá sự phù hợp nhưng lại cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp (còn gọi là cấp khống- PV). Chưa kể đơn vị này còn ngang nhiên cấp giấy chứng nhận chất lượng cho 02 sản phẩm phân bón là Hudavil Tiến Thành 1 và Hudavi Tiến Thành 2 là những sản phẩm không nằm trong danh mục phân bón được sản xuất kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam

Đối với Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ, khi tiến hành thanh tra thì đơn vị này không có tài liệu chứng minh kinh nghiệm của nhân viên, theo đó khi được Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT chỉ định là tổ chức chứng nhận kiểm định phân bón hợp quy thì đơn vị này chưa… đủ năng lực (?)

Vậy mà từ năm 2013 cho đến thời điểm thanh tra, Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ đã ký 569 hợp đồng để thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy và cấp giấy chứng nhận hợp quy cho 5141 sản phẩm phân bón, trong đó có 4326 sản phẩm là phân vô cơ, 337 sản phẩm phân hữu cơ, 478 sản phẩm phân bón lá và hiện đang tiến hành chứng nhận chất lượng cho 318 sản phẩm.

Điều đáng lo ngại là từ khi được Cục Trồng trọt chỉ định hoạt động, Đối với Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ đã cấp giấy chứng nhận hợp quy cho 496 sản phẩm phân bón không nằm trong danh mục quy định.

Mặc dù Đối với Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ chỉ được Bộ Công thương chỉ định là tổ chức chứng nhận phân bón DAP, phân lân nung chảy, vậy mà Trung tâm này đã cấp chứng nhận hợp quy cho 1274 sản phẩm phân bón vô cơ không phải là phân bón DAP và phân lân nung chảy. Đã vậy, sau khi cấp dấu hợp quy cho 276 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, Trung tâm không thực hiện giám sát sau khi cấp dấu hợp quy theo quy định. Và còn nguy hiểm hơn đó là việc khi cấp giấy chứng nhận hợp quy xong, Trung tâm không lưu mẫu các lại phân bón đã được kiểm nghiệm. Do đó không có căn cứ đối chứng sản phẩm doanh nghiệp đưa đi đăng ký với sản phẩm hiện đang sản xuất có chênh lệch không để quản lý và giám sát chất lượng phân bón

Với những bằng chứng rõ ràng nêu trên, vậy thì lấy gì để đảm bảo chất lượng phân bón được sản xuất và kinh doanh trên thị trường? Và lấy cơ quan nào để thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của bà con nông dân khi sử dụng phân bón

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những vấn đề liên quan đến hoạt động cấp phép “dởm” đối với mặt hàng phân bón của Cục Trồng trọt và 11 tổ chức được chỉ định thực hiện trách nhiệm chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. The farmers

    Trời ơi, bao nhiêu năm trời dân kêu than, sự việc trở nên quá mức trầm trọng luôn rồi mà giờ Bộ NN&PTNT mới biết các con của họ làm sai. Đất đai của nhà em chai hết rồi, cà phê chết mòn vì phân dỏm, chỉ có những chủ vựa bán phân thì mọc ra như nấm mùa mưa luôn (chắc là lợi nhuận khủng lắm nên họ đua nhau). Ba nói, thỉnh thoảng có 1 nhóm người nào đó vào những chỗ bán phân kiểm tra, dân ngóng xem có bao phân nào bị bắt không, nhưng chỉ thấy mọi người tiễn nhau về trong vui vẻ,…

  2. Trọng GL

    Không biết có bà con nào sử dụng các loại phân bón đã được các đơn vị trên chứng nhận hợp quy nhưng bị sụt giảm năng suất, chất lượng vườn cây không còn được như trước, có thể kiện ra tòa án để đòi bồi thường không nhỉ ?!
    Nói thật với các vị nông dân Việt Nam xưa nay bơ vơ, không ai ngó ngàng… Có Hội Nông dân VN nhưng hội này chỉ hoạt động mang ý nghĩa chính trị, tóm lại là chỉ có nông dân Việt thôi. Không nói đâu xa, nông dân Campuchia bị như vậy thì các vị có mà ăn cám !
    Quá buồn…!

  3. HPL

    Đúng là bây giờ cầm tiền trong tay, ra đến đại lý phân bón nhìn tùm lum không biết loại nào mà mua cả. Tốt nhất là mua hàng VN chất lượng cao (sao vàng đất việt), hay phân đơn rồi trộn lại tuy hơi cực nhưng an tâm phần nào, hay mua đầu trâu Bình Điền, Lân văn Điển thấy cũng an tâm hơn. Đó là phân Vô cơ, còn phân hữu cơ, phân bón lá thì kính thưa các cụ, em thua…Việt Nam khi nào mới trung thực được quý vị? Bởi vậy các kỹ sư giỏi, các nhà khoa học phải đi nước ngoài mới có đất dụng võ, chất xám chảy đi hết rồi. Cái gì có Tiền là làm, không tiền thì thôi, cái gì không mua được bằng Tiền thì sẽ mua bằng rất nhiều Tiền là xong! Buồn thay cho ngành khoa học của VN….Biết tới ngày nào thay đổi ?

  4. Thiên Hà

    Phân hữu cơ vi sinh EMZ-USA không chỉ được cấp chứng nhận hợp quy dổm mà cũng không có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam theo TT 19/2014-BNN nhưng vẫn tổ chức hội thảo hoành tráng tại các tỉnh tây guyên như Dak Lak, Dak Nông. Vậy mới tài chứ !
    http://www.baodaknong.org.vn/tin-trong-tinh/mo-hinh-trinh-dien-phan-huu-co-vi-sinh-tren-cay-ho-tieu-tai-xa-dak-sin-41808.html
    http://baodaklak.vn/channel/3681/201508/hoi-thao-gioi-thieu-phan-huu-co-vi-sinh-emz-usa-2405773/

  5. Khiêm

    Đúng là ma trận, phân bón hiện nay quá nhiều cơ sở SX. Ông nào cũng tuyên bố hùng hồn rằng phân hãng ổng là số 1, chỉ có nông dân là hoảng hồn ko biết đâu mà lần. Tui mua NPK Philipin bón nửa chừng phát hiện cát dính tay nhiều quá mới soi xem kỹ, hóa ra là phân giả. Đem về yêu cầu Đại lý xem lại, họ bảo vẫn là đồ thiệt…Tui xin xem trong kho họ vẫn còn loại thật, mới lấy ra đối chứng bằng phương pháp thủ công: Cho mỗi loại vào mỗi chén nước sạch khác nhau, một loại (tốt) thì rã từ từ, mòn nhẵn nước phân hòa tan không cặn, trong khi loại tui cho là giả thì ko chịu tan ngay mà phải bóp mới chịu rã ra, nước đục và cặn cát nhám sì. Thế mà chủ cửa hàng vẫn cứ cãi bừa thậm chí còn bảo tui đổi phân khác rồi vu oan cho họ. Bực quá tui báo CA, CA bảo phải nộp tiền họ mới làm kiểm định được; báo UB huyện, QLTT sau nửa tháng tui nhận được cái thông báo= Phân đủ chất lượng! Hết biết

  6. Hop Quy

    Tạo ra giấy phép con với tên Chứng Nhận Hợp Quy tưởng chừng như nhằm bảo vệ sản xuất, bảo vệ nông dân nhưng thực chất tạo cơ hội để cấp phép ẩu cho các công ty sản xuất phân bón kém chất lượng để lấy tiền, nhưng gây khó khăn để nhũng nhiễu các đơn vị sản xuất làm ăn chân chính. Đó mới là bản chất của vấn đề. Nông dân thì “sống chết mặc bay”…

  7. Trịnh Văn Ba

    Ối giời đất quỷ thần ơi !
    Có vị tư lệnh ngành Công thương – lấy nước mắt của ĐBQH và nhân dân là – thuộc cấp của ông ấy phải xử dụng miệng đẻ nếm phân – còn gì thảm hại hơn nữa cho nông dân Việt…
    Mùa mưa tới rồi ; có còn hiện tượng dột kiểu này không nhỉ ???

  8. Đỗ văn Thành

    Cám ơn bộ NN&PTNT đã khẳng định mình để cứu người nông dân, yêu cầu thu hồi toàn bộ phân bón giả, phân bón đúng tiêu chuẩn sẽ đổi bao bì, công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng để nông dân cùng biết. Xin cảm ơn

Tin đã đăng