Giá cà phê nội địa hôm nay 19-4 vẫn quanh mức 33.500 đồng/kg (+/- 100). Thị trường vẫn bình bình, chưa thực sự năng động như những lúc tăng/giảm mạnh.
Thực ra, từ thứ Tư tuần trước 13-4, sau khi giá London sụp mạnh, giao dịch từ đó đến nay trên sàn kỳ hạn tăng nhẹ dăm ba USD nên thị trường nội địa không sôi động là đúng.
Giá kỳ hạn cơ sở tháng 7-2016 sàn robusta London đạt 1555 USD/tấn, dương 3 USD trong khi giá arabica tăng 1.10 cts/lb đạt 125.95 cts/lb.
Một số nhà phân tích cho rằng thị trường cà phê nói chung đang vững với các yếu tố sau: thời tiết khô hạn tại các vùng trồng cà phê robusta Việt Nam và Brazil, nhu cầu mua hàng của rang xay vẫn còn cho robusta dù họ đòi trả giá trừ lùi rẻ hơn hiện nay, tại Brazil và Indonesia do “giáp hạt” nên giá cộng 200 USD/tấn trở lên so với giá niêm yết, trong khi giá robusta cùng loại ở Việt Nam cộng 50/60 USD/tấn.
Ngay cả về kỹ thuật, hai sàn cà phê kỳ hạn vẫn có những yếu tố tích cực nhưng lý do chưa bung là do dân kinh doanh tài chính tin rằng giá dầu thô sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cà phê nên đợi.
Phạm Kỳ Anh
Giá dầu giảm thì làm cho nông sản giảm, nhưng dân còn bao nhiêu phần trăm cà phê đâu. Nói chung giá dầu giảm thì chi phí cho tưới, chi phí đi lại giảm, phí vận chuyển giảm, phân bón giảm=>các mặt hàng tiêu thụ hàng ngày giảm, vậy đỡ khổ hơn chứ sao? Giá dầu tăng thì cà phê tăng, chi phí sinh hoạt lại tăng, đâu lại vào đó mà thôi. Trông cho giá dầu giảm từ đây đến tháng 10 là lên lại thì giá cà phê lên là vừa! Chỉ khổ cho mấy anh canh mua- canh bán, chứ người dân thì trông cho giá dầu giảm thì họ lại càng vui trong thời thời điểm đang đầu tư như thời điểm này!
Cầu cho giá dầu giảm cho xe hơi giảm, để người dân Việt nam mỗi người mỗi chiếc đị lại cho đỡ khổ, chứ khổ quá rồi nghèo quá rồi chịu hết nổi rồi, Dân Việt nam khổ chắc không nhất thì cũng đứng nhì thế giới.