Lý do giá cà phê London tăng chớp nhoáng gần 60$/tấn phiên qua là gì?

Nếu các bạn theo dõi diễn biến thị trường cà phê phiên qua ắt hẳn sẽ rất khó hiểu vì sao chỉ trong 1 tíc tắc giá cà phê London tăng mạnh (kỳ hạn tháng 05/2016) tăng tới 59$/tấn. Và kỳ lạ hơn là điều đó diễn ra quá nhanh – nhanh đến mức không kịp nhìn, một người bạn tôi ví là “tăng như ăn trộm”.

gia-ca-phe-london
Giá cà phê kết phiên 07/04/2016. Nguồn: http://giacaphe.vn

Theo dõi và đầu tư trên thị trường này cũng đã lâu, những cứ dội ngược gây sốc thế này không phải là điều quá bất ngờ với tôi. Nhưng “sốc” như hôm nay quả là điều mới thấy. Theo lẽ thường tôi sẽ ôm cái sự bất ngờ đó đi ngủ, nhưng hôm nay khi đọc bài tin nóng thấy phản hồi của anh Kinhvu (xem phản hồi) tôi lại không thể nào chợp mắt được.

Dưới đây mà một vài điểm tôi cho là không hợp lý trong cách giải thích của anh Kinhvu:

  • Vị thế, lệnh đặt của của các nhà đầu tư (những người tham gia mua bán) thì sàn có được công bố hay không? Tại sao CÁ MẬP lại nắm rõ những chuyện này (theo phản hồi)
  • Mục đích của việc đặt giá lên chạm ngưỡng Buy Stop hay Sell Stop (của đám cá con) của CÁ MẬP là gì?
  • Nếu những chuyện này là điều đang xảy ra thật thì liệu tính thanh khoản và niềm tin chúng ta đặt vào sự minh bạch của các sàn cà phê này có còn hay không?

Đôi điều chia sẽ với cộng đồng, rất mong nhận được góp ý từ bà con.

Hoàng Nguyễn
Bảo Lộc, Lâm Đồng

Ý kiến của bà con:

Bạn Đoàn

Thế giới phát triển trước chúng ta quá lâu, hầu hết các mặt hàng đều có sàn giao dịch. Nhưng nay sàn không còn giữ được mục đích trung gian mua-bán, cung cầu, mà nó đã trở thành địa chỉ kiếm lợi nhuận siêu cao của các tập đoàn tài chính lớn.

Liệu giá Robusta Việt Nam có vững, cao nếu chúng ta cùng nhau thực hiện:

1. Người kinh doanh cà phê, đặc biệt là các công ty XK cà phê, cùng đồng thuận không bán “trừ lùi” hoặc hạn chế tối thiểu, không bán trước, không tham gia “hàng giấy”. Việt Nam chiếm đến gần 50% sản lượng Robusta thế giới, nếu làm được, sẽ giảm đáng kể áp lực bán trên sàn.

2. Nhà nước cho xây kho chứa, cấp chứng nhật đạt chuẩn cho từng loại cà phê như xô, r1, r2 … để người kinh doanh có thể gửi hàng, Ngân hàng có thể yên tâm cho vay đúng đối tượng. Nếu làm được, sẽ không có trường hợp 1 kho cà phê (phế thải) mà đến 7 ngân hàng cùng cho vay vốn.

Có thể dùng quỹ 2$ VICOFA thu để thực hiện? Vì nếu thu đủ hàng năm, thì quỹ này khá lớn, dùng để hỗ trợ giúp đỡ lại những người tham gia đóng góp vào quỹ, chuỗi sản xuất từ nông dân đến doanh nghiệp.

3. Kiểm soát và quy hoạch diện tích trồng cà phê, khuyến khích và giúp đỡ nông dân chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm có chất lượng cao.

Có ai nhận thấy hoặc quan tâm tại sao giá cà phê Việt Nam, cũng như 1 số mặt hàng khác, luôn thấp nhất thế giới? Brazil, Indonesia, Ấn Độ …. bán cà phê cao hơn chúng ta rất nhiều
“Sàn” luôn là nơi kiếm lời cực nhanh nhưng thua đau cũng rất nhiều, mà đâu phải ai tham gia sàn cũng am hiểu về sàn. Tham gia “sàn”, 100 người thì đến 99 người là mồi cho “cá mập”

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. HPL

    Tôi đồng ý với cách viết của bác Nguyễn Hoàng. Đêm qua tôi có viết bl và theo dõi các phản hồi của anh Kinh Vũ, Bác Bình, và bạn Thảo Nguyên cảm ơn, khi bạn thảo nguyên cảm ơn bl của bạn KV, tôi thấy mình thật thấp kém vì không hiểu hết ý của KV muốn nói, và thấy thật bất công cho sự công bằng và minh bạch của “cá con” như tôi. Và tự nhiên tôi mất hết niềm tin vào sàn kỳ hạn, tôi đã thoáng nghĩ đàn cá mập kia có hành vạn con, có khi nhiều gấp bội đàn cá con, và người nông dân chẳng biết gọi là cá gì nữa các bạn ạ. Nếu tất cả gdich như anh K vũ đã nói thì mặc dù usd giảm, dầu giảm, hạn hán, mất mùa …. thì có làm cho giá lên không? Tôi rất cảm ơn cả a K vũ, Bác Hoàng, đã cho tôi thấy cả 2 mặt của vấn đề, nhưng quả thật đến giờ tôu vẫn chưa hiểu gì cả….

    1. Kinh Vu

      Cá con mới là hàng vạn con bạn à, cá mập thường thì ít hơn. Cũng giống như quy luật sinh tồn ở Biển, cá con vẫn có cách riêng của nó để sống cộng sinh. Biết để mà biết người biết ta, chứ không phải để nản.

  2. Đoàn

    Thế giới phát triển trước chúng ta quá lâu, hầu hết các mặt hàng đều có sàn giao dịch. Nhưng nay sàn không còn giữ được mục đích trung gian mua-bán, cung cầu, mà nó đã trở thành địa chỉ kiếm lợi nhuận siêu cao của các tập đoàn tài chính lớn.
    Liệu giá Robusta Việt Nam có vững, cao nếu chúng ta cùng nhau thực hiện:
    1. Người kinh doanh cà phê, đặc biệt là các công ty XK cà phê, cùng đồng thuận không bán “trừ lùi” hoặc hạn chế tối thiểu, không bán trước, không tham gia “hàng giấy”. Việt Nam chiếm đến gần 50% sản lượng Robusta thế giới, nếu làm được, sẽ giảm đáng kể áp lực bán trên sàn.
    2. Nhà nước cho xây kho chứa, cấp chứng nhật đạt chuẩn cho từng loại cà phê như xô, r1, r2 … để người kinh doanh có thể gửi hàng, Ngân hàng có thể yên tâm cho vay đúng đối tượng. Nếu làm được, sẽ không có trường hợp 1 kho cà phê (phế thải) mà đến 7 ngân hàng cùng cho vay vốn.
    Có thể dùng quỹ 2$ VICOFA thu để thực hiện? Vì nếu thu đủ hàng năm, thì quỹ này khá lớn, dùng để hỗ trợ giúp đỡ lại những người tham gia đóng góp vào quỹ, chuỗi sản xuất từ nông dân đến doanh nghiệp.
    3. Kiểm soát và quy hoạch diện tích trồng cà phê, khuyến khích và giúp đỡ nông dân chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm có chất lượng cao.
    Có ai nhận thấy hoặc quan tâm tại sao giá cà phê Việt Nam, cũng như 1 số mặt hàng khác, luôn thấp nhất thế giới? Brazil, Indonesia, Ấn Độ …. bán cà phê cao hơn chúng ta rất nhiều
    “Sàn” luôn là nơi kiếm lời cực nhanh nhưng thua đau cũng rất nhiều, mà đâu phải ai tham gia sàn cũng am hiểu về sàn. Tham gia “sàn”, 100 người thì đến 99 người là mồi cho “cá mập”

    1. Nguyễn Quang Bình

      Nếu có ô “like/thích”, tôi xin chọn comment của bạn dù còn rất rất nhiều chuyện phải bàn. Hay quá bạn Đoàn.

    2. Kinh Vu

      Trong khi chờ đợi có cái ô để “like” như facebook – tôi cũng tặng bạn 1 like vào đây nữa. Mong là phản hồi nào cũng có tinh thần như thế này.

    3. Ngọc Hảo

      Sao k có ô like để mình thích bạn cái nhỉ. Hay, gợi mở vấn đề, cái này là hướng đề xuất cho lãnh đạo, thủ tướng phải suy nghĩ nếu k muốn nganh cà phê nói riêng, kinh tế VN nói chung tụt hậu sâu hơn nữa

    4. Nguyễn tuấn phan

      A Đoàn tốt bụng và vui tính. Ngành cà phê XK mà trông chờ vào mấy ông có đuôi Imex , Exim … thì chết! Mấy anh này chỉ còn vỏ nhưng kể khổ, than vãn, đổ thừa… là vô địch !
      Công bằng mà nói thì các ông lớn NN tại VN mới thật sự đưa VN là nước XK cà phê hạng 1, 2 thế giới chứ mấy anh im ách hay ách im chỉ xuất lèo tèo vài container nhân đủ duy trì hoạt động. Mà mấy anh này bán cho ai? Cũng lại bán cho bộ phận trade cuả các ông nước ngoài ở VN. Các bạn liên lạc thử Vicofa xem cách họ làm việc thế nào! Đố vào được website vicofa ..! Còn các hội viên thì chỉ một phần nhỏ năng động, còn phần lớn là dật dờ. Nhưng nhưng những thành viên chầu rìa (những ông nước ngoài nói trên) lại là những ông hoạt động hiệu quả và năng động nhất.

  3. Đoàn

    Cảm ơn anh Bình và anh Kinh Vu đã ủng hộ suy nghĩ này của em.
    Em nghe nói, những năm trước 2009-2010, các Cty XK chạy đua với nhau, ký bán trước vụ quá nhiều, đến 60%-70% sản lượng, nên khi đó giá cà phê bị ép quá trời, chênh lệch so với ARABICA lên tới vài trăm cents, và khi đó nhiều Cty lớn nỡ nợ. Từ 2010 trở lại đây, họ hạn chế ký trước vì quá rủi ro, nên giá có vứng hơn, chênh lệch so với ARABICA co lại, lúc thấp nhất chỉ có 42cents trong năm 2015. Đây có thể là 1 nguyên nhân tích cực, nếu là vậy, em mong họ phát huy.
    Em có ông chú trông 5ha cà phê chè ở Khe Sanh, Quảng Trị. Nông dân ở đó đến nay còn chưa biết gì về sàn cà phê, nên họ bị các DN địa phương ép giá quá trời, chính quyền địa phương thì ngăn sông cấm chợ – không cho các DN ngoài tỉnh vào thu mua cà phê. Đến thế kỷ này mà còn vậy thì thật quá buốn. Nông dân Khe Sanh bán cà phê chè (ARABICA) quả tươi giá ngang bằng, hoặc thậm chí thấp hơn so với cà phê vối (ROBUSTA) tươi ở Daklak, vậy có phải bị ép giá quá đáng không các anh? Vụ 2015 vừa thu hoạch xong hồi Tết, chú em bán có 2.600đ – 3.000đ/kg, nay qua vụ rồi ai còn cà sẽ bán được giá 6.000đ/kg quả tươi, thế là quá thấp phải không các anh?
    VICOFA có biết không? Cục cạnh tranh – Bộ Thương mại có biết không? Có kiến nghị gì với Chính phủ hay chính quyền địa phương không?
    Các anh quen biết nhiều, có thể đưa kiến nghị với VICOFA, với bác Tự được không? Cảm ơn các anh.

  4. minh cảnh

    hi bạn Đoàn! bạn có cái nhìn sâu sắc về sàn, về tình hình cf rosbuta vậy mình rất khâm phục. mình là người ở khe sanh, đang làm cho một công ty chế biến cà phê. vụ ca phê vừa rồi giá đầu vụ là 3,5-4,5000/1kg quả tươi, giữa vụ vào khoảng 5,5-6,5000/1kg quả tươi. chú của bạn ở khu vực nào của hướng hóa mà lại bán với giá như vậy?

    1. Đoàn

      Kiến thức về cà phê của tôi còn non lắm … Mong được liên hệ với anh Minh Cảnh để học hỏi thêm, cũng như mong rằng vụ cà phê tới đây, cô-chú tôi cũng như nông dân Hướng Phùng bán được giá hơn-theo giá thị trường thực sự chú không phải bị ép giá do nông dân thiếu hiểu biết. Đây là số của tôi: 0909923626
      Vườn của chú tôi ở Hướng Phùng-vườn nhà o Minh, chú Anh (người Hà Nội) và vườn chú Đức (cũng người Hà Nội). Cô chú tôi thường mua phân bón của đại lý của cô Hồi ngay gần tượng đài chiến thắng Khe Sanh, trên đường vào Hướng Phùng. Nếu anh biết đại lý phân bón đó, thì có thể hỏi thăm đến vườn của cô-chú tôi. Anh cho biết làm ở đơn vị nào ạ? để tôi giới thiệu cho cô chú bán cà phê cho anh vụ tới. Theo anh, giá cà phê ARABICA vụ vừa qua ở Hướng Phùng như vậy là bình thường, hay là bị ép giá? Nghe nói cà phê chè Khe Sanh cũng có thương hiệu lắm, đúng không anh? còn nhiều điều nữa muốn trao đổi với anh …

  5. nguyen

    không biết sao mà các công ty cà phê không trưc tiếp đi mua cho dân mà lại phải qua một khâu trung gian là con buôn. tại sao không áp dụng cái câu nói. người nông dân bán được giá còn người mua được giá rẻ.

Tin đã đăng