(21-02-2016) Giá cà phê nội địa ở mức thấp nhất tính từ cả tuần nay

Thị trường cà phê nội địa cuối tuần lùi dần về mức 30.000-30.500 đồng/kg khi giá kỳ hạn cà phê vối London cơ sở giao dịch tháng 5-2016 sau một tuần mất 24 USD/tấn từ 1441 USD/tấn còn 1417 USD/tấn.

ldn19feb16

Biểu đồ giá kỳ hạn cà phê robusta London (cập nhật theo ICE London)

Tuần qua, sau đợt nghỉ tết dài, nhiều người có hàng thực trong tay cho biết chưa bán ra “đợi xem đã” sau khi nhận được tin tại các vùng trồng cà phê “thiếu nước trên diện rộng một cách trầm trọng” được một vị tại Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam báo với phóng viên Reuters.

Tuy nhiên, nhà vườn tại một số nơi ở tỉnh Daklak cho biết tình hình đến nay chưa đến nỗi và độ ẩm trong không khi vẫn tốt, ngay tại vùng Cư M’gar, là vùng thường khô hơn các nơi khác cũng chưa bị ảnh hưởng.

Mua bán trên thị trường cà phê nội địa không mạnh do các cơ sở vừa mới quay lại sau tết. Một số khách mua trả giá thấp hơn thị trường chào vài ba trăm đồng mỗi kilo do ngại giá còn xuống thấp hơn hoặc giả chưa có hợp đồng bán ra.

Trong khi đó, tin từ sàn cà phê kỳ hạn cho biết sợ giá xuống, một số cà phê được bán gởi kho giá chốt sau đã chốt một phần để bảo đảm an toàn. “Thế nhưng, người chốt giá đã đúng vì đầu tuần giá 31.000-31.200 đồng/kg nay thấp hơn, họ có thể mua lại,” một doanh nghiệp tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho hay.

Abstract:

The local coffee market was going down towards VND30,000-30,500 pkg in line with lower robusta  ICE in London basis May 2016. After one trading week, May 2016 robusta price on London slashed by USD24/tonne closed at USD1417/tonne on last Friday, May 19, 2016.

During the last 7 days, the coffee exchange on the local market was not so active following wirenews telling that Vietnamese coffee belt could face with dryness. However, some coffee growers reported that the humidity in air and in soil has been still good enough so far.

>> Xu hướng giá cà phê tuần 08-2016 (từ 22-27/02/2016)

>> Giá cà phê kỳ hạn yếu trước ngày qua giao dịch tháng 5-2016

 

Quan Di Sơn

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. thaonguyen

    Bài viết có vẻ giống thông tin cho người nước ngoài đọc để biết tình hình Việt Nam hơn là giúp nông dân Việt Nam. Chẳng thấy bài viết có ý nghĩa gì.

    1. Kinh Vu

      Có vẻ như một số bạn đọc không muốn tìm hiểu những người mua nước ngoài đang đọc gì? họ đang có những thông tin gì về tình hình mùa vụ của chúng ta. Phải chăng chúng ta nên trùm mền lại và thông tin với nhau thôi?

  2. Thaonguyen

    Vào thời điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên cố gắng đàm phán với các Traders quốc tế có kho Ngoại Quan tại Việt Nam để ký hợp đồng bán nhập kho có giá tốt hơn giá FOB và ưu tiên bán hàng nhập kho ngoại quan thay vì bán trực tiếp cho các nhà rang xay quốc tế và bán giao FOB bởi vì như vậy lo mua nhiều lưu kho làm gì mà vẫn mua được giá rẻ của ta trong khi các Traders quốc tế không có hàng trong tay thì cũng chẳng có lý do già đẩy giá lên . Nếu làm được vậy thì lượng hàng giao vào kho ngoại quan của các Traders được xem như hàng họ đầu cơ và khi các traders quốc tế thu gom được lượng hàng lớn họ sẽ khống chế tạo sự khan hiếm hàng trên thị trường và đẩy giá lên bán ra lúc đó các bên mới cùng có lợi được.

    1. Kinh Vu

      Gởi bạn Thao Nguyen
      Tôi nhận thấy có một số điểm “chừng như” bạn chưa nắm rõ qua nội dung phản hồi trên, tôi xin trao đổi với bạn:
      “Việt Nam nên cố gắng đàm phán với các Traders quốc tế có kho Ngoại Quan tại Việt Nam”: Mặt bằng cơ sở giá là như nhau, nếu như có một sự thuận lợi nào đó tại điểm A so với điểm B thì giá cả thị trường cũng tự nó cân đối lại, không có sự thuận lợi hơn thua nào giữa hai điểm. Thêm vào đó, bán FOB hay giao kho ngoại quan thì các bước thủ tục cũng như nhau.
      “… thay vì bán trực tiếp cho các nhà rang xay quốc tế …” Đoạn này bạn nói bị ngược, bạn có biết hiện nay số lượng công ty có thể bán trực tiếp cho những nhà rang xay quốc tế là đếm trên đầu ngón tay không?
      “…khi các traders quốc tế thu gom được lượng hàng lớn họ sẽ khống chế tạo sự khan hiếm hàng trên thị trường và đẩy giá lên bán ra lúc đó các bên mới cùng có lợi … Để đến giai đoạn này rồi thì chắc chắn bên có lợi không còn là Nông dân nữa đâu bạn nhé.

  3. tran hòa

    Tôi nghĩ chúng ta không nên nói nhiều đến giá cả cafe. mà nên bàn đến chuyện phá bỏ càfe bằng phương pháp nào để đỡ tốn chi phí nhất .và trồng cây nào thay thế để đạt hiệu quả nhất. Vì đó là thực tế rõ như ban ngày mà ai cũng biết, duy chỉ có thương nhân nước ngoài là có vẻ không biết, rất có thể một ngày nào đó trang y5càfe sẽ đổi thành y5macka hay y5hotieu lúc đó còn tốt hơn như thế này

  4. Thaonguyen

    Kính gửi anh Kinh Vu,

    Trên thị trường luôn có nhiều người mua và nhiều người bán có người mua để bán lại cho rang xay ngay có các người mua thì nhập kho ngoại quan tích trữ chờ giá vì vậy trong trường hợp đó chúng ta có thể bán cho các người mua nhập kho ngoại quan chẳng hạn.
    Theo em để ý thì những năm trước khi các Traders mua được lượng hàng nhập kho ngoại quan nhiều thì giá cà phê thường có sự biến động tăng giá mạnh còn như năm vừa rồi mặc dù mất mùa nhưng thiếu đi sự tham giá đầu cơ hàng thực của traders có mặt tại Việt Nam nên cũng là một nguyên nhân làm cho việc kháng giá của người dân chúng ta thất bại.

    1. Nguyễn Quang Bình

      Tôi chưa nhất trí lắm với bạn Thaonguyen trong lời bàn với Kinh Vu với lẽ sau: Bạn chỉ nhìn giá mà quên hoạt động của tồn kho và hàng hóa. Trong kinh doanh cà phê, giá bạn đang bàn ở đây như một ngày giá London nhảy lốp đốp trên sàn, bạn tưởng đó là giá hàng thực và quyết định cho giá nội địa bạn đang mua bán là 35-40.000 đồng/kg. Các nhà kinh doanh không hoạt động theo cách bạn nghĩ mà cách khác. Nên có khi chỉ trong vài ngày, giá thấp 30.000 đồng/kg họ không mua mà 32.000 đồng, họ sẽ mua. Họ mua và vì cách khớp giá của họ với giá trừ lùi cộng tới. Thí dụ như giá London 2000 USD/tấn, bạn muốn chào cộng 100 USD/tấn họ không mua nhưng trừ 50 USD/tấn chẳng hạn thì họ mua. Vì sao? Vì có một nước xuất khẩu khác chào trừ còn ta chào cộng nên họ mua chỗ khác. Hàng ta không bán được năm ngoái không phải do các nhà kinh doanh traders không mua trữ mà do chào giá trừ lùi cộng tới cao. nên khó gặp. Tuy nhiên, vụ năm trước doanh nghiệp bán vào kho nhiều và không chịu chốt giá khi còn cao (do không cân đối được), nên bị bắt bán chặn lỗ thua đau như bạn biết. Tóm lại, bạn chỉ hiểu kinh doanh là hột cà phê bạn đi thì giá xuống, trữ làm giá lên…là bài học quá cũ và đối tác làm ăn đã bắt bài từ lâu. Đây là cách làm ăn đầu cơ giá lên lợi bất cập hại mà thị trường nước ta đã từng chứng kiến. Bạn ủng hộ chuyện này, tùy bạn. Nhưng kêu gọi người khác làm theo ước muốn của bạn, tôi thấy không bảo đảm vì bạn không chịu thấy giá xuống mà cứ muốn giá tăng. Ai không trông mong giá tăng và cao vì quan hệ mua bán sẽ hữu hảo, ai cũng mong bạn hàng mình có lợi để an toàn cho hợp đồng. Nhưng chính vì mua bán theo cách đầu cơ giá tăng (long posítion) thì chính bạn sẽ bị lợi dụng. Trên diễn đàn khó mà giải thích hết, mong sẽ có ngày gặp các bạn đâu đó để giải thích một lần.

  5. Phan Thảo

    Giờ này mà vẫn còn có người khuyên chuyển đổi sang trồng Tiêu ….Tôi nghĩ không biết như thế là năng động hay bị cuốn theo quy luật : Trồng ,chặt ,chặt , trồng ,cứ xoay như thế e có ngày bán rẫy , bán nhà , con cái bỏ học hết ! Tôi nghĩ : Đường cùng thì sinh biến , Rẻ lắm thì đặt nhiều , thua nhiều thí sinh thiếu ! Chẳng có việc gì phải lo xa , phải phá đi để trồng cây khác , nhất là loại cây chính chúng ta còn mu mơ về nó và nó cũng rất khó làm
    Riêng về giá cà phê tôi hoàn toàn không bi quan như các bạn , giá cả thì nó phải lên xuống , báo chí thì toàn những tin không thật . Bởi thế xin các bạn có cà phê ta cứ :
    Rươi ngon , trà đặc , mặc cho sự đời !
    Đời , buôn bán nó phải thế , bởi thế cần phải Ta chờ và Đợi và chỉ như thế chúng ta mới là người chiến thắng .

  6. tran hòa

    Thảo không hiểu hết ý tôi rồi.phải hiểu xa một chút chứ. tôi không bao giờ nói Bà con phá hết càfe đi để trồng tiêu cho tôi. Cưng đọc kỹ giùm tôi cái coi

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83