Người Thụy Điển thành công hơn nhờ… uống cà phê?

Giữa cuộc sống tất bật này, dừng lại và thưởng thức tinh hoa ẩm thực Fika sẽ khiến cho chúng ta quên đi mọi áp lực và muộn phiền. Người Thụy Điển luôn làm vậy…

Thụy Điển là quốc gia duy nhất ở Bắc Âu có hẳn một phong cách thưởng thức cà phê cho riêng mình. Có tên là Fika, đây là một phong tục mà mọi người thường tụ tập để ăn uống và nói chuyện. Fika cũng thường được dùng để chào đón khách quý, người nước ngoài đến thăm thú du lịch Thụy Điển. Và hiện nay tập quán này đã lan ra trên khắp thế giới.

Nếu như dịch theo nghĩa thô sơ nhất theo tiếng Thụy Điển thì Fika có nghĩa là việc uống cà phê, nhai nhóp nhép món ngọt và trò chuyện với nhau và hơn hết là một phần trong ngày làm việc ở Thụy Điển.

Người Thụy Điển thành công hơn nhờ... uống cà phê?

Matts Johansson, người sáng lập Da Matteo – một chuỗi cửa hàng cà phê tại thành phố Gothenburg cho biết Fika đã ăn sâu trong văn hóa của họ. Hầu hết người Thụy Điển đều thưởng thức Fika nhiều lần trong ngày. Cho dù đó là ngày cuối tuần hay giữa tuần đi chăng nữa việc dành thời gian với bạn bè, ăn đồ nướng tự làm và uống cà phê thơm ngon tuyệt vời là điều không thể thiếu trong cuộc sống người dân nơi đây. Nó giống như việc ta đi đến quán rượu để nhâm nhi như ở các nước khác.

Nhiều công ty tại Thụy Điển còn bắt buộc nhân viên nghỉ giải lao và cho phép họ uống cà phê miễn phí. Vì vậy có ý kiến cho rằng chính những hoạt động này đã góp phần làm nên một lực lượng lao động cực kì hiệu quả của quốc gia Thụy Điển.

Hiện tượng toàn cầu

Uống cà phê giữa giờ quan trọng đối với người Thụy Điển đến nỗi mà ngay cả thương hiệu đồ dùng nội thất nổi tiếng của đất nước này là Ikea cũng đã đã phải nói đến trên trang web của công ty mình rằng: “Không chỉ là uống cà phê, Fika là thời gian để chia sẻ, kết nối và thư giãn cùng với các đồng nghiệp. Đôi khi đây chính là thời điểm để con người nảy ra những ý tưởng và quyết định tuyệt vời”

Theo Andreas Astrom, từ Phòng Thương mại Stockholm, phong cách quản lý của Thụy Điển khác với hầu hết các nước khác. Nó thoải mái và không quan trọng vấn đề thứ bậc cho lắm. Điều quan trọng trong văn hóa làm việc của Thụy Điển là phải lắng nghe tất cả mọi người và thông qua bản chất cộng đồng của Fika, người ta khuyến khích việc trò chuyện giữa các nhân viên và quản lý. Đây được xem là một cách tuyệt vời để tìm hiểu và lấy ý kiến từ mọi người về tình hình hoạt động của công ty.

Và gần đây, xu hướng này đã trở nên phổ biến hầu hết trên toàn thế giới. Lars Akerlund đã xây dựng một đế chế kinh doanh trên Fika. Ông chuyển tới thành phố New York từ Thụy Điển vào năm 2001, mở quán cà phê đầu tiên của mình, FIKA, gần Central Park, New York vào năm 2006. Ông hiện sỡ hữu 17 tiệm cà phê cùng với hai người đồng sáng lập khác. Một trong những món phổ biến nhất trong thực đơn chính là cà phê và bánh tự làm hoặc sô cô la. Chỉ với những thứ đơn giản như vây, đâu là điều đã tạo nên sự thúc đẩy cho đế chế đang ngày một phát triển của ông?

Ở những tiệm cà phê thông thường tại New York, mọi người chỉ đến lấy và đi, nhưng Akerlund không chỉ muốn mang đến cho người dân New York vị cà phê tuyệt vời mà ý nghĩa hơn, ông muốn họ dừng lại, thay đổi cách làm việc, sau đó thư giãn từ đó cho họ một cái nhìn mới về cuộc sống.

Mỗi sáng ông đều dậy vào lúc 4 giờ để nướng bánh khi nguyên liệu còn tươi. Cà phê đã rang và xay nhuyễn là một đặc sản ở Brooklyn và sôcôla thì được chế biến tại chỗ.

Người dân New York đã phản ứng như thế nào?

Akerlund nói rằng lúc đầu, một số thực khách không hài lòng về giá cả. Cửa hàng của ông tính 2 đô cho một ly cà phê nhỏ giọt trong khi khách hàng chỉ tốn 1 đô để mua của tiệm bên cạnh một ly cà phê tương tự. Không ai ngờ rằng, khi ông cho họ một cốc cà phê miễn phí, họ lập tức cảm thấy thích cà phê của ông và đã quay lại ủng hộ.

Có thể nói rằng, thành tựu lớn nhất của Akerlund là thuyết phục những người dân New York bận rộn dành thời gian thư giãn và nghỉ giải lao theo phong cách Thụy Điển.

Fika cũng đã để lại dấu ấn của mình tại Sydney, Luân Đôn và bán đảo Scandinavi.

Văn hóa FIKA

Nếu muốn thưởng thức và trải nghiệm Fika trọn vẹn, ta phải nếm đủ 7 vị bánh được làm thủ công. Tuy nhiên với guồng quay tất bật của cuộc sống hiện đại thì việc này có còn cần thiết và ý nghĩa?

Johansson nói rằng ngày xưa người ta tốn nhiều thời gian và công sức, thậm chí là dùng đến sự cạnh tranh để được chọn là người làm bánh ngon nhất nhưng bây giờ thì không cần như vậy nữa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều con người tâm huyết và hoài bão vẫn luôn trung thành theo cách truyền thống để dồn hết trái tim và sự điêu luyện để có những mẻ bánh ưng ý.

Theo như Husband James, sự kì vọng của những vị khách đã đang dần thay đổi, đặt biệt là những người quá ngán ngẩm các sản phẩm xuất hiện hàng loạt trên thị trường cho nên họ luôn cảnh giác về sự an toàn của mình.

Người ta nói rằng Fika phù hợp với tâm lý những người như vậy – cách mà bánh được chính cửa tiệm nướng tại chỗ bằng nguyên liệu tươi mới, các chi tiết bánh được hoàn toàn làm bằng tay. Thực khách tinh tế đã thực sự đánh giá cao tất cả những nỗ lực này. Đó chính là sự khát khao và tinh hoa truyền cảm hứng cho mỗi người khi đến với FIKA.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng