Bài sau đây là kỳ đăng cuối cùng của loạt bài có tựa đề “El Nino ảnh hưởng thế nào đối với thị trường hàng hóa nguyên liệu?”
Đợt El Nino hiện nay hình như không tạo được một cú tăng giá mạnh trên thị trường nông sản toàn cầu nói chung do không ít loại hàng hóa nông sản chính đang vẫn được cung cấp mạnh trên thương trường, do các mối nối giữa giá thế giới và nội địa từng nước yếu và lỏng lẻo, và do ảnh hưởng của các El Nino trước đây hạn chế, không gây tiếng vang trên thị trường.
Nói thế, nhưng có thể đợt này có thể là nguyên nhân cho những ngắt đoạn trong chuỗi cung ứng tại các nước riêng lẻ trong các vùng miền chịu ảnh hưởng El Nino nhiều nhất.
Do cung ứng hàng còn mạnh. Hầu hết các thị trường hàng hóa nguyên liệu nông sản đều được cung ứng hàng phũ phê, kể cả ngũ cốc và hạt có dầu. Tỷ lệ hàng tồn kho sẽ được đưa ra sản xuất và sử dụng (được xem là thước đo cho lượng hàng phong phú, đầy tràn đối với nhu cầu tiêu thụ thực tế) của bắp, lúa mì và gạo đều cho con số thống kê rất cao so với bình quân 10 năm, thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với niên vụ 2006-07, bấy giờ xuất hiện một đợt tăng giá cực mạnh trên thị trường lương thực-thực phẩm toàn cầu (xin xem hình F6). Vậy nên chi trong báo cáo thường kỳ ra tháng 10-2015 Bộ nông nghiệp Mỹ vẫn giữ cái nhìn khá yên tâm cho thị trường ngũ cốc và hạt có dầu thuộc niên vụ 2015-16.
Do mối quan hệ giữa thị trường toàn cầu và địa phương yếu. Các mối nối giữa thị trường toàn cầu và từng địa phương yếu và lỏng lẻo, đặc biệt tại các nước nhỏ đang phát triển. Nên cũng còn phải rất lâu nữa để bất kỳ hiện tượng El Nino nào muốn tạo nên cơn sốt hàng để ảnh hưởng mạnh tới giá cả, thì nó phải thật sự trầm trọng và ảnh hưởng rõ đậm đến một nước sản xuất chính của một ngành hàng nông sản lớn nào đó. Cái cốt, cái bản chất được cung ứng phũ phê của thị trường ngũ cốc thế giới phản ánh rõ lên trên hoạt động giá, nhưng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9-2015, khi mà cường độ đợt El Nino này đang ngày càng dâng cao, thì giá ngũ cố lại giảm khá mạnh. Cứ so với cùng kỳ năm 2014 sẽ rõ, giá gạo giảm 8% và giá lúa mì giảm 32% (xin xem hình F7).
Nói về mối quan hệ qua lại yếu và lỏng lẻo giữa giá nông sản toàn cầu với từng địa phương, các bài viết của nhiều tác giả đã bàn rất rõ tưởng không cần phải giải thích thêm (xin tra cứu các tác giả Baffes and Gardner 2003; Ceballos et al. 2015; Minot 2011; Heady 2011; và Baffes, Kshirsagar, và Mitchell 2015). Thật vậy, giá trên thị trường nội địa chịu ảnh hưởng một loạt các nhân tố đặc thù của từng quốc gia, địa phương ấy, gồm cả thời tiết, chính sách tiền tệ, chi phí vận chuyển (giữa các trung tâm giao dịch của nước ấy với các cảng giao hàng), chất lượng hàng xấu tốt kể cả chính sách thương mại của quốc gia, địa phương ấy.
Do ảnh hưởng hạn chế của các đợt El Nino trước đây. El Nino và sản xuất hàng hóa nguyên liệu quan hệ với nhau chặt chẽ. Điều này đã được các bài viết của nhiều tác giả phân tích và chứng minh (xem Ropelewski và Halpert 1987; Nicholson et al 2001). Các ảnh hưởng toàn cầu được ước định của các đợt El Nino trước đây được bàn khá nhiều nhưng nhìn chung, năng suất nông sản giảm và vì thế cho nên giá tăng, cho dù chỉ tăng rất ít. Thí dụ như trong một đợt El Nino nọ, năng suất các loại nông sản như bắp, gạo và cả lúa mì đều giảm có khi đến 4% nhưng sản lượng đậu nành thế giới bấy giờ lại tăng từ 2,1 đến 5,4% (đọc thêm tác giả Iizumi et al. 2014). Các nghiên cứu của Algieri (2014) và Ubilava (2014) cũng đã chứng minh cả hai hiện tượng gây sốc El Nino và La Nina làm giảm năng suất nhưng giá lúa mì thế giới lại được. Nghiên cứu của Naylor et al (2001) chứng minh các dữ liện bất thường của Chỉ số Dao động Miền Nam El Nino (El Nino Southern Oscillation-ENSO) chi phối với tỷ lệ 40% đối với các biến số (biến đổi) sản lượng gạo sản xuất nhiều năm khác nhau tại Indonesia. Đối với nhiều mặt hàng nguyên liệu là nông sản thì thường thường dễ xảy ra chuyện khi có thời tiết có một biến cố thất thường trong đợt El Nino thì giá thực của hàng hóa có thể tăng từ 3,5 đến 4% (như Brunner 2002 đã nói).
Nhìn vào hình F8 trên đây, các bạn có thể thấy mối liên hệ giữa các đợt El Nino trước đây với giá các mặt hàng nông sản trên thế giới yếu và hời hợt. Trong 6 đợt El Nino tính từ năm 1980 (không tính đợt đang xảy ra), chỉ có một trường hợp duy nhất là vào đợt 2002-03 chỉ số giá nông sản bình quân trong một kỳ 6 tháng được phát hiện tăng nhẹ, có được là nhờ so với 6 tháng cùng kỳ năm trước đó. Còn trong các trường hợp khác, giá cả khi thì giảm (như trong đợt 1982-83) hoặc khi thì thay đổi rất ít. Ngay cả trong đợt El Nino 1997-98, là đợt cường độ đo được mạnh nhất trong lịch sử El Nino (chưa tính đợt này), bấy giờ thiệt hại do El Nino ấy gây ra cho thế giới đến 35-45 tỉ USD, nhưng giá nông sản vẫn rớt!
Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng El Nino có thể đem lại các ảnh hưởng được mất xấu tốt đan xen, đặc biệt tại các nước có thu nhập cao. Như các tác giả Cashin, Mohaddes và Raissi (2015) đã thấy rằng tại một đợt El Nino, trong khi nền kinh tế các nước như Úc, Chi lê, Indonesia, Ấn độ, Nhật bản, New Zealand và Nam Phi tăng trưởng có chậm đi, thì tại một số nước khác (như Mỹ và nhiều nước ở châu Âu) tăng trưởng kinh tế lại tốt hơn nhiều!
Thị trường nội địa chịu ảnh hưởng lớn hơn. Hình như El Nino có ảnh hưởng lớn hơn tại thị trường lương thực-thực phẩm của từng quốc gia, địa phương hơn là cả thị trường thế giới – đây là một trong những đặc tính chung cho một số thị trường lương thực-thực phẩm tại nhiều nước đang phát triển. Mỗi khi có một nhiễu động thời tiết thì giá bắp chủ yếu tại quốc gia, địa phương sản xuất chịu ảnh hưởng mạnh và chóng vánh hơn tại các thị trường ở các nước phát triển (xem thêm Brown và Kshirsagar 2015). Ngược lại, giá bắp trên thị trường toàn cầu phản ứng dịu hơn, ảnh hưởng cũng không tức thì, chóng vánh như tại các nước sản xuất.
Lời người dịch:
Chúng tôi vừa phục vụ bạn đọc một bài dài (chia thành 3 đoạn với 3 lần phát hành) có nguyên bản tiếng Anh là “Understanding El Nino: What does it mean for commodity markets?”. Theo chúng tôi, đây là một nghiên cứu nghiêm túc với 17 mục tài liệu và sách tham khảo mà chúng tôi không thể trưng bày ra đây.
Nhân đây cũng xin bày tỏ rằng người dịch cố gắng trung thành hết sức với bài viết nguyên tác. Nếu bạn đọc có đối chiếu, phát hiện điều nào không đúng, không ưng ý…thì xin niệm tình tha thứ và xem đó là khả năng chưa “chín” của người dịch.
Qua bài viết, tác giả đưa ra những lập luận, có ý rất sâu nhưng hết sức thực tế. Rất mong bạn đọc đào sâu và cho thêm phản hồi để lần sau chúng tôi được phục vụ bạn đọc tốt hơn.
Các bài trước:
Người dịch: Nguyễn Quang Bình
Bài dịch rất hữu ích , cám ơn tiên bối
Em thấy : các vị R&D quan tâm số liệu luơng mưa dữ lắm , em cược là tụi ‘ cá mập” cũng muốn giăng cái bẫy trong nửa đầu niên vụ này …
Phải nghe ngóng thêm thôi :D
bài viết rất ý nghĩa ,cảm ơn tác giả.