Giá cà phê trên 2 sàn kỳ hạn đi 2 hướng, robusta London giảm mạnh nhưng arabica chững lại và tăng chút ít khi đóng cửa. Giá robusta cơ sở tháng 1-2016 giảm 15 USD/tấn chốt mức 1585 USD/tấn sau khi giảm xuống mức sâu nhất 1572 USD/tấn; như vậy ở mức thấp nhất trong ngày này, chỉ còn 7 USD là bằng mức thấp nhất của niên vụ mới ở 1565 USD/tấn nằm ngay ngày đầu niên vụ.
Giá arabica suốt cả ngày giao dịch hình như không muốn bị chi phối bởi sàn robusta. Giá đóng cửa New York tăng 0.80 cts/lb đạt mức 128.10 cts/lb.
Mưa vẫn chưa về trên các vùng cà phê. Có mưa chăng, chỉ là dự báo thời tiết và tin đồn sẽ có mưa. Hôm qua, một vài cơ quan dự báo thời tiết đoán ngày mai 25-10 sẽ có mưa và các vùng cà phê sẽ tiếp tục nhận lượng mưa càng lúc càng nhiều cho suốt từ cả tuần đến mươi ngày sau.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao robusta rớt mạnh mà arabica lại tăng? Những giả thiết được đưa ra là vùng robusta tại Brazil có mưa lác đác và khả năng chịu hạn của robusta tốt hơn cây cà phê arabica.
Thế nhưng, nói do thời tiết như đã trình bày phía trên để giá mỗi sàn đi một đường thì xem ra quá khiên cưỡng. Rõ ràng phía sau những ngày giá xuống mạnh trên sàn robusta có điều gì đó cần làm rõ: các đại lý bán hàng cà phê tại Việt Nam gởi vào kho nội và ngoại quan của các nhà kinh doanh cà phê nước ngoài (FDI) chốt giá vì giá treo quá lâu, có người gởi hàng từ tháng 1-2015 đến nay vẫn chưa chốt giá. Do giá trên sàn kỳ hạn bất lợi kéo dài từ đầu năm khi người gởi vào kho đã mua vào với giá cao, họ đã phải lần lữa chưa chốt do ngại thua lỗ. Thực ra, có thể hàng đã được chủ kho cho xuất ngoại từ lâu, ta cứ tưởng hàng đi rồi là đã bán. Nếu đúng là giá robusta London rớt mạnh từ thứ Sáu tuần trước (16-10) đến nay do vấn đề này, thì nên hiểu rằng yếu tố “giá còn treo trên sàn chưa chốt” vẫn rủi ro, vẫn nên được xem là chưa bán, và sức ép bán/chốt giá từ chỗ này mà ra.
Mặt khác, từ lâu trên thị trường vẫn tin rằng lượng robusta hàng tồn vụ cũ mang sang của Việt Nam còn lớn (0,4-0,5 triệu tấn), nếu cộng với sản lượng vụ mới, hàng robusta sẽ nhiều. Có thể thị trường bớt mối lo cung ứng robusta để chực chống rủi ro cho arabica.
Một điểm khác để làm cơ sở nhận định vì sao giá arabica tăng là vì lượng bán ròng trên sàn cà phê arabica giảm nhiều.
Tính đến hết ngày 13-10, vị thế kinh doanh tổng hợp gồm cả kỳ hạn và quyền chọn của các quỹ đầu cơ trên sàn Ice New York cho arabica giảm từ 13427 lô trước đó xuống còn 2826 lô. Trong khi đó lượng bán ròng của sàn robusta tuần trước tăng lên 9319 lô so với 8829 lô bán ròng tuần trước.
Dự kiến sàn robusta Ice robusta London tháng 1-2016 mở cửa chiều 21-10 tăng nhẹ .
Nguyễn Quang Bình
Việc lượng hàng còn tồn kho ở Việt Nam với số lượng lớn là đúng. Nhưng tới thời điểm này mà nói tồn kho 0.4 – 0.5 triệu tấn thì em nghĩ phải xem lại. Số liệu này vào giai đoạn tháng 8 thì có lẽ tương đối chính xác.
Sau đợt giá lên cuối tuần vừa qua những người dân cần bán hàng thì đã bán nên mấy ngày đầu tuần nay mặc dù giá rớt mạnh nhưng hầu như thị trường im ắng. Nói rằng lượng hàng tồn kho lớn nhưng với các điều kiện và giá cả như hiện nay thì việc kéo được phần lớn lượng hàng tồn kho đó ra khỏi dân là chuyện không tưởng. Sau một năm bị thua lỗ nặng nề thì năm nay có vẻ các nhà XK cũng thận trọng hơn trong việc ký hợp đồng XK, không còn tình trạng ký đại mức cộng/ trừ và ký dài thời gian như các năm trước nữa mà họ chỉ mua được giá nào ráp được bán giá đó. Điều này cũng sẽ giảm bớt áp lực lên thị trường khi đến thời hạn chốt giá trong những tháng tới của mùa vụ mới. Hiện tại giá đang nằm ở vùng thấp của nhiều năm và theo nhận định chung trong trung hạn và dài hạn giá sẽ phải đi lên. Để đảm bảo thành công thì người dân chúng ta phải xác định lại xem khả năng tài chính của mình được tới đâu? nên bán ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn? khi người dân chúng ta cảm nhận được thị trường cùng với khả năng tài chính của mình chúng ta sẽ chọn được thời điểm bán hàng hợp lý mà không bị bán hoảng loạn theo tin đồn thổi. Khi người dân cảm nhận được thị trường thì lượng hàng hóa bán ra sẽ tự động được điều tiết ổn định hơn không có chuyện bị bán tháo theo thị trường hàng giấy và điều đó hy vọng sẽ dẫn tới thành công cho vụ mùa 2015/2016 của chúng ta. Nói như bác Nguyễn Quang Bình nói người dân chúng ta là những người có hàng thực và đứng ở vị thế long term nên chúng ta nên tránh đua theo hàng giấy khi giá xuống do yếu tố kỹ thuật trong ngắn hạn, hoặc những tin giật gân có yếu tố ngắn hạn sau đó thị trường lại lên lại nhưng chúng ta lại lao theo để rồi tiếc nuối. Chúc một vụ mùa mới của những người dân trồng cà phê Việt Nam chúng ta thành công!
Hàng này là tổng hàng chưa xuất khẩu nha bạn . Chứ chưa chắc nằm trong dân .
lượng hàng tồn kho không ai biết rõ được , chỉ có công ty mua hàng ( khách ngoại ) mới biết rõ .
Chiến lược ngắn hạn Robusta :
Căn mua vào khu 1500-1520 , không bán ra.
giá cà phê rẻ quá dân o Lâm Đồng phá cà phê trồng tiêu hết rồi năm sau làm ji còn cà phê bán mà nói hàng tồn kho nhiều.