Có người nói giá cà phê tuần qua “diễn biến phức tạp”, thì hình như họ ám chỉ giá xuống và “phức tạp” mang ý nghĩa bất ngờ và đầy rủi ro. Tuy nhiên, nhìn cho rốt ráo, thị trường có một tuần 30 “đen như đêm 30” nhưng hoàn toàn không phức tạp, vì đều nằm trong kịch bản, đáng tiếc đó là kịch bản xấu.
Ảnh hưởng của tiền tệ lên thị trường
-Ảnh hưởng của cuộc thương thuyết về vũ khí hạt nhân của các nước lớn với Iran thành công. Công suất và sản lượng khai thác dầu thô từ nước này đã làm dịu giá dầu thô trước mắt và lâu dài. Đóng cửa ngày 23-7, giá dầu thô tại sàn kỳ hạn Mỹ chốt dưới mức 50 cts/thùng còn 48.45 USD/thùng, giảm từ mức quanh 55 USD/ thùng thời điểm đầu tháng 7-2015.
-Giá vàng nhảy loạn xạ nhưng chủ yếu theo hướng xuống, từ trên 1200 USD/oz vào giữa tháng 6-2015 thì ngày 23-7 chỉ còn 1094.01 USD/oz.
-Chỉ số USDX tăng từ quanh 95 điểm vào cuối tháng 6-2015 thì nay lên quanh vùng 97-98 điểm. USDX tăng kéo theo các đồng bản tệ khác giảm, đặc biệt đồng Real (BRL) của Brazil, là nước xuất khẩu nông sản lớn có ảnh hưởng nhiều mặt hàng trên thế giới, cũng mất giá trầm trọng, nay 1 USD ăn đến 3,3 BRL, là mức điểm chạm gần mức thấp nhất vào tháng 3-2015 của đồng BRL tính từ 12 năm nay.
-Đồng USD được giá, đồng BRL, Peso của Colombia, Rupiah của Indonesia mất giá, kích nông sản và đặc biệt cà phê bán ra mạnh: hệ quả giá giảm.
-Các nhà đầu tư ngoại hối đang rủ nhau “rình” để bán Euro và BRL khi chúng lên ngọn của các cơn sóng kinh doanh. Điều này cũng có nghĩa rằng tâm lý tăng giá của USD và giảm giá của Euro và BRL vẫn còn. Nếu vậy, giá hàng nông sản và cà phê tuần tới còn lao đao vì yếu tố này.
Biến động cung-cầu của cà phê
-Cả tuần, giá hai sàn cà phê đều giảm với arabica mất 6.25 cts/lb cơ sở tháng 12-2015 tức 138 USD/tấn và robusta London âm 25 USD từ 1675 USD nay còn 1650 USD/tấn.
-Đến sáng 25-7, cấu trúc vắt giá vẫn còn tồn tại, giá tháng 7 so với tháng 9-2015 còn cao hơn 139 USD (1789/1650). Tạo vắt giá, các chủ hàng đạt chuẩn trên sàn đã đấu giá thành công 68.340 tấn (24-7) trong đó hàng có nguồn gốc từ Việt Nam chỉ được 6.260 tấn, một con số khiêm nhường. Với 1.120 tấn đấu giá ngày 24-7, hợp đồng mở tháng 7-2015 còn 2.018 lô, vẫn cao so với thời gian giao hàng còn lại của tháng 7-2015. Hạ màn vắt giá đang lộ dần. Khi đã đấu bán được một lượng hàng lớn trên sàn, không còn lý do gì để cho giá tháng gần nhất vắt nữa. Như vậy, khi giá tháng 7-2015 tắt đi, giá tháng 9-2015 sẽ lại dìm xuống cho giá tháng 11-2015 dâng lên: thị trường lại trở về với cấu trúc thường gặp.
-Thống kê lượng cà phê đạt chuẩn trên sàn robusta Ice London tiếp tục tăng dù được chuyền tay một lượng khá lớn (như đã nói trên). Tính đến hết ngày 20-7, lượng cà phê đạt chuẩn (certs) robusta là 200.470 tấn, tương đương với 3,341 triệu 60kg-bao, tương đương với 3,341 triệu bao, tăng 164% so với cách đấy 1 năm. Trong khi đó, từ ngày 1 đến 23-7, đã có 13.800 tấn đạt chuẩn và được cấp giấy chứng nhận chất lượng, trong đó cà phê robusta Việt Nam chiếm 6.070 tấn, tăng nhanh đáng nể!
-Brazil giảm thắt lưng buộc bụng, thả lỏng đồng BRL khi đang vào mùa mới cà phê. Nhịp độ thu hái chậm nhưng khả năng bán hàng hầu như là “vô tận” (nói vậy có thể hơi quá, nhưng phải nhìn lại số liệu xuất khẩu và tồn kho đầu kỳ của Brazil). Nếu các điều này được khẳng định, thì bấy giờ mới khẳng định “nói quá” hay không. Indonesia đã qua mùa Ramadan. Liệu nông dân sẽ vui vẻ bán ra khi giá kỳ hạn giảm sâu thế này? Nhưng cũng may, đồng rupiah giảm giá so với USD.
– Liên đoàn Cà phê Châu Âu (ECF) thông báo dự trữ cà phê tại các kho cảng tăng 483.183 bao tức tăng 4,16% trong tháng 5, đăng ký tổng dự trữ 12.105.250 bao vào cuối tháng. Số liệu này tính đăng ký dự trữ tại các nhà kho ở Antwerp, Bremen, Hamburg, Genova, Le Havre và Trieste nhưng không tính dự trữ cà phê tại các kho trung chuyển, tồn kho rang xay và dự trữ tại các kho khác. Số này khoảng ít nhất 2 triệu bao chưa báo cáo. Như thế tổng dự trữ cà phê ECF trong tháng 5 có thể đạt gần 14 triệu bao, tương đương gần 14 tuần hoạt động rang xay.
-Giá cách biệt giữa arabica với robusta trên 2 sàn kỳ hạn đến nay là 52 cts/lb hay chừng 1150 USD/tấn. Trong điều kiện bình thường, rang xay mua robusta khi giá cách biệt này chừng 1450 USD/tấn, còn 300 USD nữa. Tuy nhiên, đó là theo chuẩn của hai sàn. Ở trên thị trường hàng thực trong nước Brazil, có thể mức này còn co lại tức rẻ hơn.
Kỹ thuật:
Các mức trụ cần thiết để khỏi rớt tiếp của cả 2 sàn đều bị phá vỡ. Arabica: Cơ sở tháng 9-2015 chốt 125.05 thực sự thất thủ, lại lùi xuống tháng 12-2015 nay trở thành tháng giao dịch chính, bị chưởng lùi một bước nên lực đang yếu. Nhưng miễn đừng xuống quá 121.50 (lưu ý cơ sở tháng 12-2015). Về đường lên, arabica phải có giá đóng cửa một lúc nào đó trên 131.50 mới mong khá được.
Trên sàn robusta, cơ sở tháng 9-2015, vẫn còn yếu nhưng phải đứng trên mức 1592 USD khi đóng cửa, bằng không cửa mở rộng xuống tới 1572 USD/tấn (xin xem biểu đồ). Ở tại các mức này, tuy là khó nhưng khả năng lên lại 1700 để vươn lên tiếp không phải không có. Dĩ nhiên với điều kiện arabica tăng và USDX giảm với cường độ rất mạnh.
Dự kiến giá kỳ hạn robusta Ice London mở cửa ngày thứ Hai 27-07 giảm nhẹ.
Khuynh hướng chung: Tiêu cực
Xem thêm: “Vắt giá” trên thị trường cà phê là gì?
Nguyễn Quang Bình
BUỒN QUÁ CÀ ƠI
Một tuần im vắng quá cà ơi…
Giá xuống đủ chưa…chạm đáy rồi
Hy vọng tuần sau cà xanh mãi…
Người mua… kẻ bán…rộn tiếng cười.
(Một ngày nghỉ buồn nhưng hãy cố lên bà con)
bác Đức Kon Tum quá tuyệt vời
bài thơ bác làm đúng ý tôi
giá cà sẽ xanh như bác nói
để cho dân mình được nghỉ ngơi
Ngành điện báo lỗ thì nhà nước tăng giá để bù lỗ, ngành giao thông vận tải thiếu tiền thì nhà nước tăng thuế và thu thêm phí này phí kia… Vậy cho tôi hỏi giá cà phê, giá kén tằm… xuống thấp thì có ai bù lỗ cho người nông dân ko? hay là vẫn có câu là “sống chết mặc tụi mày”
@Ngọc Tiến : trước khi trách nhà nước, thì phải hỏi người dân có chịu theo quy hoạch hay không. Hay cứ bạ đâu là trồng đấy. Phá rừng, lấn rừng mà trồng, chỗ xa nguồn nước cũng trồng.
Thưa các bạn, chiều này là 1 chiều đặc biệt mà giới phân tích nóng lòng chờ đợi nó hé mở nhiều điều cho hương cà phê trong thời gian cuối của vụ này !
Mặc dù giá cà phê bị chê bởi những bóng đen đặc quánh không có cơ hội để lên giá :
– Trong xu thế các mặt hàng giảm giá
– Nguồn cung không hề có sự biểu hiện thiếu trên phạm vi toàn cầu
– Nguồn hàng trong nước còn nhiều
_Sự kháng gia mãnh liệt của người còn cà phê , khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải đứng ngoài thị trường !
chỉ cần lý do trên cũng làm cho cà phê khó tăng giá trong thời gian còn lại của vụ này !
Nhưng đêm nay hoặc đêm mai hay trong tuần này ngưỡng 1620 được phá thì mới có cơ may giá cá hồi phục trong thời gian tới !
Phần Thảo tôi có mấy nhận định như thế !
nhà nước sẽ không quan tâm đến tình hình cà phê đâu các bạn nếu nhà nước can thiệp thì như nước ngoài họ đã mua cà để trữ rồi hỏi Việt Nam ta nhà nước trữ được mấy bao cà phê chứ thóc thì có nhưng cà thì không. theo tôi cà sẽ không lên mà cứ từ từ đi xuống…
Tôi có ý kiến như vậy , anh chị xem tham khảo được không .
– Hiện tại Arabica trong vài tháng gần đây hướng giá đang nằm trong phân kỳ giảm .
– Còn Robusta tháng 9 có ngưỡng hỗ trợ trong ngắn hạn 1592 , nếu 1592 bị bẻ gãy xu hướng giảm giá tiếp tục và giữ trên 1592 ( sóng b con và phục hồi lên sóng c con của sóng 4 ) .
* Đôi lời chia sẻ cùng diễn đàn .
Thưa các bạn !
Nói về xu hướng giá ca phê thì : Trong vòng 12 tháng nữa cũng không có gì gọi là cái cớ để cà phê trở về mức giá 40 tr/tấn
Hôm qua tôi nghĩ mốc 1620 sẽ được phá nhưng không thành , còn 1 đêm nay , nếu vượt qua mốc đó thì mới hy vọng giá sẽ phục hồi trong thời gian không xa tuy vậy có phục hồi thì cũng không qua 39 ! Nó chỉ có thể vót vát lại ít nhiều cho ba con
Gửi anh Phan Thảo: Nếu tối nay giá không xuống quá 1620 thì kịch bản tiếp theo sẽ thế nào anh?
Nếu giá này tạm cho là đáy thì cà phê lên lại là điều đương nhiên thôi cả nhà ạ.Khó có ai dự đoán chính xác kể cả chuyên gia.Năm nay giá cà phê khác biệt so với mọi năm ” những nhà kinh doanh kỳ cựu cũng phải khóc ròng. Nhưng vẫn cứ nuôi hy vọng bà con nhé. ” XANH”
Thưa các bạn !
Giữa lúc tất cả các yểu tố bất lợi cho gia ca phê đã hội đủ ,suốt buổi tôi trông chờ chỉ cần 8 dola, nhưng tôi một lần nữa lại thất vọng ! Ca phê chỉ giảm 1 Dola trước mốc 1620 , việc hôm nay , ngày mai bị phá giờ này không còn mang ý nghĩa trong phân tích nữa ! Tĩnh tiếp này đưa đến cho tôi nhận định thế này :
– Tiếp tục như những lần dự báo trước là : Tháng nám giám , tháng 6 bình bình , những tháng sau giám
Tuy nhiên sự tháo chạy của các nhà đầu cơ có diễn ra không thì tôi cần xem xét kỹ lưỡng trước khi bl
Mấy lời sơ lược P Thảo tôi gui mọi người tham khảo
Thực ra để giá cà phê có thể tăng lên một vài giá thì không có gì là khó đối với thị trường hiện nay, nhưng quan trọng là có ai dám làm hay không mới quan trọng..
Chúng ta phải suy nghĩ vì sao giá cà phê trong nước lại thấp như vậy, trong lúc hằng ngày chúng ta vẫn nhâm nhi ly cà phê, nhưng có ai biết là thứ cà phê hằng này ta vẫn uống đó có được bao nhiêu % hàm lượng cà phê trong đó không? Tôi là người của xứ sở cà phê mà còn phải sử dụng những sản phẩm như vậy thì thật là hết nói. Theo tôi nghĩ, nếu như các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đồng loạt các cơ sở sản xuất, pha trộn và chế biến đồng thời xử lý nghiêm, xử phạt nặng và cấm sản xuất, kinh doanh đối với các cơ sở vi phạm về hàm lượng pha trộn, các tạp chất cho phép… thì dần dần sẽ đi vào ổn định, khi đó ai củng được sử dụng sản phẩm đúng với giá trị thật của nó và cứ như thế thì giá cà phê sẽ tăng là một điều tất yếu, không những vậy, nếu như dẹp được nạn làm cà phê giả, cà phê tạp chất… thì chất lượng và thương hiệu cà phê cũng sẽ ảnh hưởng tới những thị trường mà từ trước tới nay chưa hề chú ý tới thương hiệu cà phê của ta. Chính vì vậy, tôi nghĩ giá cà phê cao hay thấp cũng là do “một phần lỗi ở mỗi chúng ta”.
Chào Thanh Tịnh ! Bạn là người rất có tâm cho cộng đồng. Không có việc gì là không làm được chỉ có điều là họ chưa chịu làm mà thôi. Hàng tấn thịt thối hàng ngày vẫn đem đi tiêu thụ mà chưa dẹp được huống chi cà phê (Bắp đậu có mùi thơm). Chỉ cần họ quan tâm là Nhà nước đã giúp dân mình rồi.