Việt Nam chỉ còn chưa tới 1.000 tấn tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 9 vừa qua, cả nước đã xuất khẩu được 10.901 tấn tiêu, trong đó có 8.905 tấn tiêu đen và 1.996 tấn tiêu trắng, đạt kim ngạch 32,1 triệu USD gồm 24,2 triệu USD cho mặt hàng tiêu đen và 7,9 triệu USD cho tiêu trắng.

42-15326436

So với tháng 8, xuất khẩu giảm 2.212 tấn và kim ngạch giảm 2,7 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân của tháng 9 đạt 2.723 USD/tấn tiêu đen và 3.946 USD/tấn tiêu trắng. Các thị trường nhập khẩu tiêu Việt nam nhiều nhất trong tháng 9 là Đức 1.349 tấn, Ả Rập 1.217 tấn, Mỹ 1.017 tấn, Hà Lan 481 tấn, Nga 422 tấn…

Như vậy, tính chung trong 9 tháng đầu năm nay, nước ta đã xuất khẩu được 104.786 tấn tiêu các loại, trong đó có 87.838 tấn tiêu đen và 16.948 tấn tiêu trắng. So với cùng kỳ năm 2008 thì số lượng tiêu xuất khẩu tăng 47% tương đương với 33.743 tấn, đặc biệt lượng tiêu trắng tăng 125% tương đương 8.973 tấn.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 256 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 198 triệu USD và tiêu trắng đạt 58 triệu USD. Mặc dù lượng xuất khẩu tăng mạnh nhưng do giá xuất khẩu tiêu ở mức thấp nên kim ngạch chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2008.

Các doanh nghiệp có lượng tiêu xuất khẩu lớn trong tháng 9 gồm: Công ty TNHH Phúc Sinh 2.002 tấn, Công ty Olam 1.166 tấn, Intimex HCM 663 tấn, VKL Việt Nam 589 tấn, Simexco Đắk Lắk 561 tấn, Ngô Gia 537 tấn…Trong lĩnh vực xuất khẩu tiêu trắng, Công ty Phúc Sinh cũng là công ty đứng đầu với 404 tấn, tiếp theo là Công ty Inexim Đắk Lắk 247 tấn, Simexco Đắk Lắk 205 tấn, VKL Việt Nam 152, Trà & Cà phê Đông Dương 149 tấn, Trường Lộc 142 tấn…

Theo đánh giá của Hệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tính đến hết tháng 9-2009, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 104.000 tấn tiêu trong khi đó sản lượng tiêu năm 2009 của nước ta chỉ vào khoảng 105.000 tấn, tức là hiện nay Việt Nam còn chưa tới 1.000 tấn tiêu.

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân:

Trước hết là các nước trồng tiêu chính trong Tổ chức Hồ tiêu thế giới (IPC) có sản lượng giảm so với năm ngoái, trong khi sản lượng tiêu của Việt Nam lại tăng nên giá tiêu tại Việt Nam luôn ở mức tốt nhất đối với các nhà nhập khẩu. Thông thường giá xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn từ 300 – 500 USD/tấn. Các doanh nghiệp dễ chào hàng với các đối tác và các nhà nhập khẩu nước ngoài cũng nhập hàng để dữ trự cho nhu cầu trong năm.

Tiếp đến là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tiêu theo phương thức mua nhanh, bán gọn để quay vòng vốn nhanh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như tiêu từ Indonesia được nhập về Việt Nam rồi xuất đi nước thứ 3…

Nguồn Sở Thương Mại  Đaklak

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Phi Khanh

    Một bài báo được cung cấp từ nguồn có uy tín đăng trên trang web có nhiều người truy cập mà lại có những báo cáo thiếu cân nhắc. Nếu chỉ dựa vào sản lượng thu hoạch trừ đi số lượng đã xuất khẩu để kết luận là Việt Nam còn 1000 tấn tiêu là một phát biểu vô trách nhiệm. Có thể bài báo này làm cho nhà xuất khẩu cũng như các nhà máy chế biến tiêu tại Việt Nam hoang mang. Tôi nghĩ VPA cần cải chính vấn đề này.

  2. Tiến Thành

    Hiệp hội hồ tiêu nên xem xét lại trách nhiệm của mình. Nắm sản lượng lớn nhất thế giới nhưng luôn luôn bị chèn ép giá. Nếu như sản lượng chỉ còn lại 1.000 tấn tiêu thì chắc có lẻ tiêu sẻ có giá 100.000 đ/kg.

  3. binladen

    Bác Phi Khanh bức xúc rất là chí phải .
    Các Bác thử tính số lượng Tiêu xuất trong 20 ngày đầu của tháng 10/2009 trước khi bài báo này ra khoảng trên dưới 5.000 Tấn . Thế thì tại sao lại dự báo còn chưa đến 1.000 Tấn ?
    Các nhà báo cứ thử đi xuống các kho ở Bình dương , Long khánh , BR VT, kho Olam ở Đồng nai ( tồn khoãng vài ngàn tấn ) … khắc biết là còn bao nhiêu .

  4. binladen

    Cũng may là các doanh nghiệp VN mạnh ai nấy làm , mạnh ai nấy bán , chứ mà nghe lời VPA ( căn cứ theo sản lượng dự báo 85-95.000 tấn ) giữ hàng lại để làm giá lên thì năm nay nông dân ta lỗ nặng rồi .
    Cứ bán càng nhiều , giá cứ tăng , nông dân cứ sướng . … hihi.
    Nói vậy thôi chứ các bác quản lý nông ngjiệp ơi : cần phải dự báo chính xác sản lượng từ đó mới giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu có chiến lược đúng ( các nhà xuất khẩu nói thật cũng không tin số liệu của các cơ quan quản lý nông nghiệp hay của VPA ) . Các bác cũng đừng nghĩ rằng dấu sản lượng để khỏi bị ép giá , Xin thưa là Tây nắm được từng con số lẽ xuất ; Số liệu ở đầu ra á : Liên hệ chổ đó đó …

  5. binladen

    Thông cảm cho Chú thịnh đi bác Khanh ơi !
    Chú Thịnh dẫn tin của Sở TMDL Daklak , mà nông dân Daklak sản xuất tiêu bán hế cho Miền Đông nam bộ rồi . Các doanh nghiệp Tây nguyên xuất khẩu tiêu thì cũng từ tây nguyên xuống miền đông nam bộ mua thôi .
    lâu lâu ổng rảnh quá nên đi thu thập tin bình loạn đó mà .

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83