Lượng xuất khẩu Brazil tháng 4-2015 “nhỏ”
Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil đã phát hành báo cáo lượng xuất khẩu cà phê Brazil trong tháng 4-2015 giảm 3% tức 84.518 bao so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,733.379 bao. Xuất khẩu cà phê hòa tan trong tháng 4-2015 cũng giảm tương đương với lượng cà phê hột sử dụng để chế biến ra cà phê hòa tan là 34.820 bao hay 11,6% ít hơn so với cùng kỳ 2013, đạt 300.138 bao.
Như vậy, tính cả 2 loại đã qui ra cà phê hột, xuất khẩu Brazil tháng 4-2015 giảm 119.338 bao tương đương với 3,83%, đạt 2.998.697 bao. Điều đáng lưu ý là khối lượng giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm 7,44%, chỉ đạt 500,2 triệu USD. (Đừng vội mừng vì xuất khẩu Brazil giảm trước khi nhìn con số xuất khẩu cả năm của họ).
Nếu tính bằng USD, kim ngạch xuất khẩu giảm cà phê Brazil giảm, nhưng nhờ đồng Real Brazil (BRL) mất giá nên giá cà phê nội địa tính bằng BRL lại tăng 25,77% so với năm ngoái. Tháng 4-2014, 1 USD ăn 2,23 BRL thì sau 1 năm 3,03 BRL ăn 1 USD. Hiện nay, người ta ước lạm phát hàng năm tại Brazil chừng 8%, giá cà phê trên các sàn kỳ hạn vì yếu tố này mà rẻ hơn chăng? Lưu ý yếu tố này nay trở nên quan trọng hơn sản lượng vì chỉ cần BRL mất giá chút nữa, giá arabica giảm do lượng hàng ra nhiều, và đánh giá của Michael Seery không phải là không có cơ sở.
Lượng xuất khẩu Brazil cả năm “to”
Tổ chức Cà phê Thế giới ICO cho biết xuất khẩu cà phê Brazil qua 12 tháng tính từ 4-2014 đến 3-2015 tăng 4,1 triệu bao tương đương với 12,54% so với cùng kỳ, lũy kế xuất khẩu cả năm, tổng khối lượng đạt 36,8 triệu bao. Tiêu thụ nội địa Brazil ước đạt 21 triệu bao. Như vậy, khối lượng biến mất trong thực tế là 57,8 triệu bao. Câu hỏi đặt ra: nếu Brazil thực sự mất mùa trong năm 2014, tồn kho đầu kỳ niên vụ mới 2015/16 của nước này sẽ còn khá khiêm tốn. Nhưng liệu có phải vậy?
Brazil mất mùa to? Chuyện đáng nghi ngờ
Nhìn tổng thể, thị trường có quyền nghi ngờ rằng Brazil năm 2014 không thể mất mùa đậm khi có tin đồn hạn hán đưa sản lượng cà phê Brazil và thế giới vào thế nguy thế thiếu hụt. Nhiều hãng kinh doanh đã đánh giá lại rằng sản lượng cà phê 2014 của Brazil phải 48-49 triệu bao là ít, mới bảo đảm được lượng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa khủng như thế. Nhiều người nghi ngờ các dự báo sản lượng của các hãng kinh doanh đưa ra mới đây để “rung cây nhát khỉ”, nhưng khối lượng xuất khẩu gần 37 triệu bao và tiêu thụ nội địa 21 triệu sờ sờ ra đó thì phải giải thích thế nào?
Giả sử như nguồn robusta từ Việt Nam vì một lý do gì đó được bán mạnh ra thị trường thế giới trong thời gian ấy, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Khi thế giới tiếp nhận tin nước ta mất mùa, chắc chắn nhiều nước và tập đoàn kinh doanh cà phê nước ngoài mong ta nói càng mạnh, kích càng dữ.giữ hàng càng chặt…để họ tuồn hàng ra bán mạnh với giá nào cũng bán. Người hy sinh lớn chính là nông dân Việt Nam, do ảnh hưởng nhiều luồng thông tin “dưới chuẩn” và những đánh giá hời hợt về thị trường, cứ tưởng cái gì họ nói đều là sự thật, nên đã bỏ qua rất nhiều cơ hội bán “được giá” trong thời gian qua, nhất là từ 1-10-2014 đến nay nhiều lần giá nội địa neo trên mức 40-41 triệu đồng/tấn.
Sao lại “nuôi ong tay áo”?
Đó là điều đáng tiếc nhất. Qua các con số thống kê trên, phải biết xót ruột vì cà phê nước ta đã nhường thị phần, nhượng “ngôi” không kèn không trống! Các tin về mất mùa, hạn hán…rõ ràng chỉ kích thích cách mua bán đầu cơ giá lên và chỉ làm lợi cho các nước xuất khẩu khác.
Nếu Brazil không xuất khẩu cà phê, họ còn có một thị trường nội địa, chỉ cần 2 năm là ngốn sạch. Nước ta không xuất khẩu, cà phê không biết làm gì cho hết? Thế mà còn ủng hộ mở kho lớn để chứa cà phê đầu cơ, rồi khi giá bất lợi, các chủ kho nước ngoài lại xuất ngược vào trong nước hay các nhà xuất khẩu nội địa phải mua lại của họ với giá cắt cổ.
Trong khi Brazil, Colombia, Indonesia người ta giục xoay nhanh hàng để xuất khẩu thì cơ chế “thoáng” của nước ta giúp bạn hàng nước ngoài trùm mền một lượng cà phê lớn trong kho, thay vì họ xuất đi khỏi nước để khơi thông dòng xuất khẩu, lại đổ ngược hàng vào trong nước bán lại để kiếm lợi ngay tại chỗ hay còn gọi là “xuất khẩu ngược”. Giữ trong kho họ vài ba trăm ngàn tấn không xuất đi để đợi giá trong nước sản xuất này cao tuồn ra bán, nên lượng xuất khẩu thực tế giảm, nên nói thiếu hụt do “gì gì” mà chẳng được!
Nguyễn Quang Bình
Bài viết của tác giả rất chi tiết, rõ ràng. Thật đáng suy ngẫm.
Những bài học có thể là bị “trễ” nhưng không bao giờ là “muộn”. Lời thật thường mất lòng, nhưng nếu chúng ta ai cũng bình tĩnh một chút, ngồi xuống cùng lắng nghe nhau thì có lẽ sẽ tốt hơn cho tương lai.
Cám ơn anh Bình đã cho chúng tôi có cái nhìn rõ hơn vì sao mình thất bại
Không phải đến bây giờ anh Bình mới cảnh báo đến chuyện nông dân VICOFA hô hào và nông dân VN mạnh tay cất giữ hàng trong khi các nước khác như Brazil và Indo …. đẩy mạnh XK , ngay từ đầu vụ anh Bình đã có nhiều bài viết về chuyện này, nhưng chỉ như 1 giọt nước rơi xuống ao và mọi chuyện cứ như thế tiếp diễn và phần thưởng cho tác giả là những ” cục đá comment nặng chịch ” rơi xuống bài viết . Bây giờ thì hệ quả đã quá rõ ràng , trong trận chiến này phần thua là nông dân VN nhưng thử hởi trách nhiệm là ai ?? Phải chăng các vị ở trên như Bộ NNPTNT và trước hết là VICOFA chăng ??
Brazil mất giá đồng real của họ đến 25,77%, còn vnd mất giá chưa đến 2% thì làm sao có giá cao để mà xuất, nếu vnd mất giá khoảng 20% thôi thử hỏi đến giờ này đâu còn bao nhiêu cà để xuất.
Tại sao Bra xin vẫn xuất khi giá giảm? Không chỉ mất giá đồng real đến 25,77% mà xuất khẩu cà phê họ được cộng tới 300 USD/ tấn.Vây xem ra dù giá sàn kỳ hạn giảm, cà phê Braxin vẫn không giảm giá trị.
Chào Ngahoang,
Tôi không chắc chuyện trợ giá 300 USD/tấn là có thật không? Bạn có thể cho biết rõ hơn như nguồn tin từ đâu, ở website nào để bạn đọc rõ hơn không? Nếu không biết nguồn tin từ đâu, tôi không tin chuyện trợ giá ấy. Thông cảm nhé!
Em cũng có đọc tin đó từ bản tin của vicofa cách đây 02 ngày, giá cộng 300usd so với giá miên yết , là caphe robusta của brazil.
Cám ơn bạn. Giá cà phê Brazil bán lên sàn bình thường có giá chuẩn là TRỪ 9 cts/lb tương đương với TRỪ 198 USD. Ở ngoài sàn con rẻ hơn nữa, thì tôi không tin nguồn tin ấy là chính xác hay đã được cập nhật.
Anh Bình à, hình như các bạn ý muốn nói giá Robusta của Brazil chào bán công tới 300$ so với sàn London, là muốn so sánh với Robusta Việt Nam chỉ chào cộng tới khoảng 40-60$
Đây là bài viết cách nay 1 năm nên tình hình có thể khác. Tuy nhiên, về mặt quan điểm chung, bản thân tôi thấy chưa lạc hậu lắm. Mức giá cụ thể để bàn theo bài này? Xem ra không quan trọng nữa rồi bạn Đoàn.
Tôi xin chép lại 01 phần bản tin của vicofa cho bà con tham khảo thêmGiá cà phê trên thị trường bán khống (paper market) đang ở mức thấp, nhưng giá trên thị trường hàng thực (physical market) lại cao hơn. Hiện nay Brazil bán với mức giá +300 USD, Indonesia +150 USD, ở Việt Nam +60 USD, trước đây ở mức giá trừ lùi -150.Hiện nay giá quá thấp (38.600đ/kg) khiến nông dân và nhà xuất khẩu đều bị thua lỗ, nhất là các doanh nghiệp tham gia thị trường bán hàng trừ lùi.Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, dự kiến lượng xuất khẩu tháng 4 chỉ đạt 110.000 tấn với kim ngạch đạt khoảng 225 triệu USD. Dự kiến 4 tháng đầu năm 2015 lượng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 465.000 tấn với 968 triệu USD kim ngạch, giảm 41,8% về lượng và giảm 39,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.Theo thông tin khảo sát tại thị trường Châu Âu, tại các kho hàng ở Châu Âu rất khan hàng cà phê Robusta từ Việt Nam. Hàng chủ yếu là cà phê Robusta của Brazil gọi là Conilon. Tuy nhiên người dân Châu Âu không chuộng Robusta Conilon từ Brazil cho lắm. Giá loại này lại rất cao với mức + 300 CNF, cao hơn rất nhiều so với cà phê xuất khẩu từ Việt Nam. Các nhà đầu cơ đang thao túng thị trường cà phê bán khống trong khi cà phê hàng thực thiếu và bán theo giá cộng cao. Các nhà xuất khẩu cần cân nhắc thực tế này và có cách bán hàng phù hợp.Sản lượng giảm đã kéo theo lượng hàng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng tồn kho trong dân không còn nhiều như các nguồn thông tin nước ngoài đã đưa.Với tình hình bất ổn của thời tiết, hạn hán nghiêm trọng, tỷ lệ diện tích cây cà phê già cỗi vẫn tiếp tục tăng trên 30% khiến cho sản lượng và xuất khẩu cà phê niên vụ tới 2015/16 tiếp tục giảm hơn nữa./. HIỆP HỘI CÀ PHÊ CA CAO VIỆT NAM – 8/5/2015
Nhưng bra xin họ không như Viet nam chúng ta họ có Kho bải đạt chuẩn họ có thể trữ đến 10 năm họ muốn bán RA số lượng Bao nhiêu vào lúc nào là tùy ý anh bình ạ
Một lưu ý nhỏ bao nhiêu năm nay giá nội đội giá ngoại thì giá thường đi xuống. Nếu đầu vụ tại mức 40.000 đến 41.000 nông dân ta bán ra đều đặn, và các nhà kinh doanh nội địa không có trào lưu đầu cơ thì có thể đến nay giá nằm mức 45000 vnd/kg rồi. Vấn đề ở chỗ giá thành 1 kg cà phê là bao nhiêu? mức lời bao nhiêu thì người sản xuất cà phê sống, chấp nhận được? quy luật đầu cơ luôn tồn tại hai mặt. Có thể thổi giá lên đỉnh trong nhất thời ngắn hạn, và củng có thể dìm xuống đáy biển. Lòng tham thái quá luôn bị trả giá không loại trừ bất cứ ai ! một chuổi từ người sản xuất -> trung gian 1 -> trung gian 2 ->… -> rang xay -> tiêu dùng cuối cùng . Không ai có thể làm giá mà không có cơ sở. Bán không thể muốn nâng giá bán sản phẩm của ban lên bất kỳ mức nào mà bạn thấy thích???. Bất kỳ một sản phẩm nào muốn nâng giá củng phải được phân tích, đánh giá thị trường đúng mực. Ta có thể tạo được sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá sản phẩm đi lên một cách bong bóng, nhưng hãy thận trọng và lường trước khi bong bóng vỡ. hãy để quy luật cung cầu diễn ra theo tự nhiên, đừng can thiệp quá đáng bạn sẽ bi trả giá đắt cho dù bạn là một đại tỷ phú bậc nhất thế giới hay chỉ là một nông dân bình thường.
Quá đúng!