Hai sàn kỳ hạn bắp và cà phê bị bỏ rơi: cuối phiên giá giảm. Thật thế, cuối ngày giao dịch, chỉ số đồng USD mới giảm để đóng cửa ở mức 97,454 điểm sau khi mở cửa ở mức 98,260 điểm và lên cao nhất tại 98,645 điểm. Nhờ vậy, giá nhiều mặt hàng nông sản tăng như đậu nành, lúa mì, ca cao, bông vải, đường ăn, thịt bò và thịt heo.
Đọc thêm: Nên xem ước báo chỉ là ước báo!
Đóng cửa phiên giao dịch 23-4, giá kỳ hạn robusta giảm 11 USD chốt mức 1830 và giá arabica âm 2.15 xuống mức 141.50 cts/lb.
Trên sàn cà phê kỳ hạn robusta IE, tuy rớt không nhiều, nhưng có thể do sức ép chốt giá bán thoát cuối tháng 4-2015 có phần gây ảnh hưởng vì chỉ còn 3 ngày nữa là các nhà môi giới bắt thoát.
Lượng cà phê xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2015 của Indonesia cuối cùng tăng 243.185 bao, cao hơn thống kê ban đầu, nhờ xuất khẩu riêng tháng 3-2015 đạt 334.104 bao hay tăng 140.983 bao tương đương với tăng 73% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, trong cả 6 tháng đầu niên vụ 2014-15, xuất khẩu cà phê Indonesia chỉ đạt 1.949.056 bao, giảm 26,08%.
Như vậy, trong năm 2014, nếu Indonesia bắt đầu xuất bán hàng vào tháng 5 hay 6, đến các tháng cuối năm chậm lại. Đến 3 tháng đầu năm, trước khi vào thu hoach vụ mới, nhịp độ và lượng xuất khẩu tăng. Qua các con số báo cáo, thị trường nghi rằng sản lượng sắp thu hoạch của nước này có thể khá hơn trong năm nay.
Thời gian này, cà phê Indonesia vào mùa “giáp hạt”, có thể trong vài ba tháng tới, lượng xuất bán không mạnh, nhưng dấu hiệu được mùa vụ tới nằm trong con số thống kê xuất khẩu 3 tháng đầu năm. Các hãng kinh doanh ước niên vụ sắp thu hoạch, sản lượng Indonesia có thể tăng 20-25% nhờ thời tiết thuận lợi.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn New York xì xụp, nông dân Colombia và các nước Trung Mỹ than oán do thua lỗ và chưa chịu bán nhiều. Bán giá hiện nay, nông dân vùng này than chi phí sản xuất cao, công thu hái tăng gây khó khăn nhiều cho họ. Trong khi đó mùa phụ (mitaca) của Colombia đã bắt đầu. Mùa chính của Colombia bắt đầu vào tháng 10-2015, tin thị trường cho rằng mưa gió cũng thuận hòa cho mùa tháng 10-2015 chứ không đến nỗi.
Dự kiến sàn robusta Ice Europe mở cửa chiều thứ Sáu 24-4 giảm khá.
Nguyễn Quang Bình
Nhận định của Kinh Vu:
Như chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo, càng về cuối tháng chẵn là những ngày sắp đến thời hạn thông báo giao hàng đầu tiên (First notice day) cũng là lúc mà sàn kỳ hạn tháng lẻ (gần nhất) đi vào giai đoạn phải thanh lý vị thế (Liquidation).
Chúng ta không biết được con số hợp đồng quan tâm mở (Open Interest) có bao nhiêu lô vị thế mua, bao nhiêu lô vị thế bán trong đó, nhưng có một điều qua kinh nghiệm cho thấy, nếu là vị thế bán (Short position) thì hiếm ai “kiên định ôm bom nổ chậm đến giờ G” nhất là trong khi tin tức không có gì quan trọng hỗ trợ cho giá lên, mà chỉ có những người đang ở vị thế mua (Long position) mới cố “thà chết chứ không chịu hy sinh” nên mới có con số open interest vẫn cao như thế.
Trong bối cảnh giá không có thông tin định hướng rõ rệt mà chỉ thuộc loại tin “đàn cò kéo qua, trống bỏi đánh lại” thì theo ý kiến riêng của chúng tôi, đối với người kinh doanh, có thể lợi dụng lúc giá sụt do áp lực phải thanh lý cuối hạn, chúng ta có thể “chọn điểm mà mua vào” các tháng như 7 hoặc 9 và bán ngay khi có lời.
(Quý vị cân nhắc thận trọng khi áp dụng nhận định vào quyết định của mình khi mua bán)
rồi đây các mặt hàng nông sản khác sẽ tiếc , khi nhìn giá cà phê tăng .
Nếu ai cũng hiểu hoàn toàn đúng đắn như bạn thì quá tốt. Có một lúc nào đó thị trường không bị qui luật cung-cầu chi phối mà dòng tiền đầu cơ/đầu tư. Chọn một cách phòng ngừa rủi ro về giá đang bị hiểu lầm rất nhiều nên các nhà kinh doanh cà phê hay bị thua lỗ. Nếu ai cũng hiểu như bạn thì chẳng cần đưa hàng vào kho gá gởi để bị “diệt” như trong mấy mùa qua.
Chọn một cách phòng ngừa rủi ro về giá. Rất đúng và rất nên!
Nhưng để phòng ngừa cho hôm nay thì biện pháp đưa ra phải từ trước một thời gian dài rồi. Phải nhìn từ cái thời làm cà phê mà mê giá cà pháo ấy! Nhưng chưa làm thì nay nên bắt tay vào làm dù rằng muộn còn hơn không. Chẳng hạn nên trồng xen trong vườn cà mấy cây bơ, sầu riêng (loại chất lượng cao) vừa che nắng cho cà phê hay mấy trụ tiêu vào hàng cây chắn gió. Làm được thế cà phê đỡ ảnh hưởng bởi nắng hạn, kéo dài thời gian giữa hai đợt tưới, có thêm thu nhập. Bà con ai có vườn cà gần nhà có điều kiện chăm sóc trông coi thì nên làm vậy để có thu nhập từ nguồn ngoài cà phê, cũng là giúp giảm áp lực về sản lượng cho những người làm cà mà không có điều kiện chuyển đổi. Việc này tôi thấy rất thực tế! Gần nhà tôi có nhà trong vườn mùa này chỉ có mấy cây bơ mà thương lái tranh nhau đặt tiền cọc thu nhiều hơn cả tiền bán cà phê, có nhà thì quanh vườn cà và mấy hàng cây che bóng ở giữa thì trồng tiêu vào cũng có thêm thu nhập cao, trồng xen như vậy chi phí đâu có cao. Nếu bà con mình làm được như vậy thì hay biết mấy!
Bây giờ mới là thời điểm lo ngại cho giá caphe ,viễn cảnh bỏ mặc thị trường của giới đầu cơ đang ngày càng trở lên gần hơn bất cứ lúc nào !
@Phan Thảo : Bỏ mặc hay đánh xuống hả bạn ?
Theo mình hiểu nhận định của anh Kinh Vu thì đầu cơ đang gia tăng mua nên không có chuyện bán khống ở đây.nêu đúng như vậy thì giá khó xuống sâu được mà sẽ có xu hướng lên
Bạn đang hiểu sai ý của tôi
Trên đời này không có gì hoàn toàn tuyệt đối cả , không ai hay hơn ai , giá như thế này nông dân chúng tôi muốn chết mà có người chưa vừa lòng , giá còn xuống tới bao nhiêu nữa để có người hả dạ ?
@ Ca phe to : cà phê còn đỡ hơn các mặt hàng khác lắm rồi đó bạn . Ngó kỹ lại đi , lãi xuất ngân hàng trên toàn thề giới đang ở mức thấp kỷ lục kìa .
Theo tôi mùa này giá sẽ phải từ 45k trở lên. Tuy nhiên vì hy vọng giá lên nhiều người đã mua từ lúc giá cao để dự trữ trong khi đó giá bán ra lại bị khống chế bởi nhà đầu cơ nước ngoài nên đến thời điểm này giá vẫn chưa như mong muốn. Thời điểm này các nhà đầu cơ không thể ép giá được nên cà phê sẽ tăng. Vì không có vốn nên tôi mới mua một ít để kiếm lời.
Đúng đầu cơ không thể ép giá được người đang tự giữ hàng của mình khi hàng chưa bị gá gởi vào kho. Hàng vào kho rồi, gặp lúc, họ bắt bán chặn lỗ, bấy giờ chắc chỉ còn 30-35 ngàn đồng một kí lô. Vậy hỏi anh, họ mua của anh giá 45 ngàn hay bắt người giao hàng vào kho rồi phải chốt bán?
cái dở nhất của ngàng cà phê mình là hàng hoá đều nằm trong kho của họ. Vậy thì dại gì mà không ép giá để mua chứ, cà phê theo mình nếu muốn lên chắc cũng còn lâu …. còn chết dài dài……
Năm nay cứ tình hình thế này rồi sẽ có lắm doanh nghiệp lao đao, chỉ khổ cho tất cả, người kinh doanh lẫn nông dân.
Béo ú nhất vẫn là mấy bác Tây lắm vốn nhiều chiêuNếu đơn giản như bác Nguyễn Quang Bình nói thì ai mà dám trừ lùi .
Cứ như 1+1 =2 .
biết bao người trả giá đắt cho trừ lùi rồi đó bác, bài học nhãn tiền còn đó mà
Tiếc gì mà tiết anh ơi
So đi tính lại ơn trời cũng may.
Dưa, hành, gạo, tỏi, trứng… này
Trái cây nhiều loại trầy mầy trật da
Cây tiền tỷ ví mắc ca
Thiên đường viễn cảnh… nhưng mà chắc chi.
Đừng ham trồng _ chặt trừ khi
Nên chăng chuyển đổi cây gì cũng cân
Nay tiêu giá gấp mấy lần
Chớ nên nôn nóng tính gần tính xa
Đa phần dân đã trồng cà
Ít nhiều cũng dặm tiêu ra bờ rào
Cà hạ đã có hầu bao
Để mà trang trải giá cao mới bàn
Nếu như dưới bốn chục ngàn
Khóa kho xếp đó chẳng can hệ gì
Tháng năm, đến bảy …chờ khi
“Ôm bom nổ chậm” bán đi một lèo.
Bồn mươi, bốn mốt làm eo
Đến nay nếu xuất tái nghèo mất thôi.
Theo chuột giá sớm phục hồi
Cuổi tháng năm đỉnh để rồi mà xem
Kinh doanh “thời tiết” anh em
Hàng nông sản khác ngước thèm cho coi ./.
Lâu nay chuột nấp ở đâu
Đến nay đại hạn ở đâu chuột về
Chuột về tính kế để giúp dân
Hô hào giữ lại lấy gì đầu tư
nhà nước khuyến khích chuyển đổi cây trồng
Chuột thì cổ hũ khuyên dân chớ đừng
ôm bom nổ chậm để mà hại thân
một tiêu đổi lấy năm cà
ba cà đổi lấy một tiêi vẫn nhàn
Nhà cháu năm nay cũng có mua cà tươi. Nhưng tỷ lệ năm nay cao quá nó đội giá lên 43k. Cháu không biết mọi người thế nào chứ nhà cháu chỉ giới hạn đợi được đến đây thôi. Đành bán trả nợ ngân hàng coi như 3 năm làm mất trắng vậy.
Đúng là tiếc thật đấy , thế nhưng chúng ta phải nhìn lại tình hình biến động của thị trường cà phê từ đầu vụ cho đến nay xem sao đã , nếu so sánh về giá cả , biến động tỉ giá … ta thấy :
+ Giá nội địa đầu vụ khoảng 41 triệu/tấn ( giá T5 london 2.100 usd/tấn ) , hiện nay 39 triệu/tấn ( giá T5 london 1.800 usd/tấn ) , giá nội địa giảm 2 triệu /tấn nhân xô .
+ Giá trên sàn London ( 2.100 -1800)x 21500đ/usd = 6,450 triệu /tấn
Như vậy có phải do mất mùa và kháng giá đã giúp cho giá nội địa tại Việt nam chỉ mất 100 usd/tấn ( tương đương với giá xuất khẩu giao hàng tại Đắk lắc là 2.000 usd/tấn ). Trong khi đó đồng đô la mỹ tăng gần 20 % làm cho đồng nội tệ các nước như Brazil đồng Real mất giá khoảng 30 % , nếu so sánh giá Việt nam bán được 2.000 usd/tấn thì tương đương với Brazil bán 1.500-1600 usd/tấn ( đây rõ ràng là lợi thế hơn rất nhiều ). Còn các nước tiêu thụ thì sao ,lấy các nước Châu âu làm đại diện : do đồng Euro bị mất giá tới 20 % ( năm ngoái 1Euro = 1,3 usd nay 1Euro= 1.08 usd) cho nên họ nhập khẩu đắt hơn 20 % , nếu năm ngoái phải bỏ ra 2.000 usd/tấn nay phải bỏ ra 2.400 usd/tấn họ có chịu mua không ? ( nếu lấy đồng Rup Nga để so sánh thì có lẽ người Nga không dám uống cà phê đâu !)
Nói như vậy để chúng ta nên nhìn vào tổng thể để mỗi người có một tính toán riêng cho mình sao có lợi nhất , hầu như hiện nay các nhà đầu cơ đều trong tình trạng “đi thì mắc núi trở lại thì mắc sông” rồi . Bài viết này chủ ý cùng muốn thảo luận với bác Bình về bài ” nên giữ giá hay giữ thị trường ” thôi .
Các hãng kinh doanh cà phê rất cần người giỏi như anh! Cám ơn các nhận định, tính toán bài bản và sắc bén của anh.
quan sát biểu đồ 5h tui thấy giá tăng mạnh từ đầu tháng 4 đến ngày 7/4
sang tuần tiếp theo 9/4 -15/4 diễn biến giá giá giảm rồi tăng – giảm – tăng (rất mạnh).
từ 15/4 đến nay 24/4, giá nhìn chung đi ngang xoay quanh mức 1800usd/ tấn, tức là vẫn giữ được mức phục hồi đầu tháng.
trong giai đoạn này và có thể đến cuối tháng diễn biến giá sẽ có đặc điểm sau :
– giá ko hoàn toàn theo quy luật của USD, khi USD mạnh thì giá giảm nhưng USD yếu thì giá nhiều lúc đi ngang, thậm chí giảm; ngoài ra giá có sự biến đổi tăng hoặc giảm khá mạnh về cuối mỗi phiên
– có thể giải thích đặc điểm đó là do chịu ảnh hưởng mạnh bởi hoạt động thanh lý vị thế cuối tháng, tui cho rằng vị thế mua chủ yếu là trên R và vị thế bán chủ yếu là trên A
vậy nếu trên thị trường tiền tệ ko xảy ra 1 cú sốc mạnh trong tháng 5 : USD tăng giá liên tục gây sức ép lên mọi hàng hóa thì yếu tố cung cầu sẽ có cơ hội phản ánh rõ hơn vào giá, hay nói cách khác thì tháng 5 có lẽ là tháng quyết định cho vận mệnh của giá cà chăng???
Thân gửi bạn HIỀN.
Lâu rồi chuot “nấp” ở hang
Hôm nay thấy “động” trình làng nhà ta
Đùa chơi một chút thôi mầ
Nay đây, mai đó tuổi già thêm vui.
Rẫy nương nhà của chuot tui
Đã sang nhượng bớt để lui về dần.
Ôm nhiều chỉ cực tấm thân
Giaù do số phận tới phần mình đâu
Lo nhất kiếm mấy “cần câu”
Phát cho con cái là giàu rồi đa!
Hai đứa làm ở KRÔNGANA
Còn hai ở tại huyện nhà CƯKUIN
Chỉ còn mình chuot hơi buồn
Bốn héc ta rẫy sớm luôn cận kề
Nửa thì trồng hết cà phê
Nửa kia còn lại thì bê tiêu vào
Cho dù đã có “hầu bao”
Số cà để lại tính sao nói vầy
Kệ ai con rối giật dây
Bằng chân như vại chẳng lây đến mình
Mỗi người ngày một văn minh
Hô hào sao được sự tình dở – hay
Mong cho cà sẽ có ngày
Leo lên điểm đỉnh xưa nay đã ngồi ./.