Chắn trên – chắn dưới trong bản tin cà phê là gì?

Trong bản tin hằng ngày chúng ta thường nghe nói đến giá trần, giá sàn hay kháng giá, giá hỗ trợ mà nhiều khi không rõ hết ý nghĩa thật sự của nó.

Để giúp bà con đọc và hiểu một cách trọn vẹn ý nghĩa các thuật ngữ thị trường phái sinh hay tài chính thông dụng. Giacaphe.com xin lần lượt giới thiệu đến bà con cách giải thích đơn giản về những thuật ngữ này.

Nên xem: Nên gọi “futures market” là thị trường kỳ hạn hay tương lai?

Chắn trên/chắn dưới thường là những thuật ngữ sử dụng trong các biểu đồ kỹ thuật thị trường tài chính gồm cổ phiếu, phái sinh (kỳ hạn, quyền chọn…).

“Chắn trên”  hay từ nay nhiều người thích dùng là “mức kháng giá” (tiếng Anh: resistance). Đúng ra nên gọi nó là tập hợp các điểm cao nhất của biểu đồ giá (giá trần).

“Chắn dưới” có nghĩa ngược lại (tiếng Anh: support). Vậy nên gọi nó là tập hợp các điểm thấp nhất trên biểu đồ giá (giá sàn).

Đấy là các nút đã thực sự xảy ra trong các lần giao dịch trước chứ không phải là sản phẩm tưởng tượng.

Xem thêm: Tìm hiểu về mức sàn, mức trần

Thông thường, một khi thị trường chạm các điểm cao nhất so với mức đang giao dịch thời điểm, giá sẽ rút xuống nếu như sức bán ra nhiều, giá sẽ bung lên cao hơn nếu vượt qua được mức chắn cao cũ. Chắn dưới (support) theo nghĩa ngược lại.

Các nhà kinh doanh hàng hóa dùng các khái niệm này để đo sức bán, hàng tồn, ý định bán theo kỳ vọng thị trường. Thí dụ: Giá kỳ vọng cà phê hiện nay là 41.000 đồng/kg, hãy xem đó là mức chắn trên đã xảy ra.

Nhưng giá nội địa mới đụng 40.000 đồng/kg, cà phê tự nhiên được đem ra bán nhiều. Khi đã mua đủ nhu cầu, người mua hạ giá để mua tiếp nếu như giá thấp hơn. Còn nếu khi giá chạm 41.000 đồng/kg nhưng vẫn không có hàng mua, giá phải tăng cao hơn và vượt sang “chắn trên” tiếp theo như 43.000 đồng/kg chẳng hạn hay cao hơn.

Cho nên, kháng giá như nhiều người nghĩ hiện nay là “ý định muốn giá cao cưỡng lại giá thị trường”. Còn người có kinh nghiệm thị trường thường xem “kháng giá” hay “chặn dưới” là những điểm quan trọng không chỉ cho kinh doanh kỹ thuật (biểu đồ) mà còn lượng định sức bán, sức mua, tồn kho muốn bán nhiều hay ít…

Xem thêm: Các thuật ngữ thường gặp trong các bản tin cà phê

Nguyễn Quang Bình

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. akiyama

    resistance còn gọi là ngưỡng cản, khi giá tăng lên tới đây thường chịu sự điều chỉnh bởi lực bán kỹ thuật, và tâm lý.Mức giá này được nhận định theo các chỉ báo kỹ thuật, nếu thị trường có thể tạo sự đột phá vượt lên mức cản này nghĩa tâm lý thị trường đang biến động mạnh , giá sau đó có thể tiếp tục tăng thêm mạnh mẽ ( do lực mua bù bán khống ) nhưng cũng có thể rớt lại khi giới đầu tư cho rằng đang có hiện tượng quá mua.

    support còn gọi là ngưỡng hỗ trợ , khi giá giảm về đây thường chịu sự điều chỉnh bởi lực mua kỹ thuật, tâm lý. Mức giá này cũng được hình thành theo các chỉ báo kỹ thuật, nếu giá xuống xuyên qua mức hỗ trợ này một cách dễ dàng thì tâm lý thị trường đang bất ổn, khả năng giảm sâu thêm rất dễ xảy ra ( bán chặn lỗ) , tất nhiên giá có thể hồi phục mạnh mẽ khi giới đầu tư cho rằng đang có hiện tượng quá bán.

    tác giả cho rằng “kháng giá” như nhiều người nghĩ hiện nay là “ý định muốn giá cao cưỡng lại giá thị trường” nhưng tui nghĩ có khá nhiều người tin rằng ” kháng giá” trong lúc này được hiểu là nông dân và các đại lý đang cố gắng hạn chế bán ở mức giá thấp qua đó làm giảm lượng cung hàng , tạo sự hỗ trợ cho thị trường hàng thực.
    nói cách khác chúng ta đang ở mức support ( hỗ trợ), cùng nhau giữ vững mức hỗ trợ này để chờ đợi cho đến khi giới đầu tư nhận định đúng lại cung – cầu hàng thực , mức giá khi đó có thể không như kỳ vọng đầu mùa 45-50 nhưng ít nhất cũng 41-42.

Tin đã đăng