Cuối tuần trước (10-4) hãng thông tấn Reuters đưa tin tồn kho cà phê Colombia tại các kho thuộc sàn kỳ hạn cà phê ICE New York tăng mạnh lên hơn gấp đôi tính từ 7 tuần qua.
Hãng tin còn nói rằng hàng các kho càng lúc càng được nhập vào chất ứ hự khi nhu cầu cà phê arabica chế biến ướt càng giảm và giá trên sàn kỳ hạn bị áp lực xuống.
Chỉ riêng cà phê Arabica xuất xứ Colombia tính đến cuối tuần trước đạt đến 312.860 bao đạt chuẩn, tức hàng đã được sàn cấp giấy chứng nhận đạt chất lượng để đấu giá.
Hãng thông tấn này cũng nghi rằng lượng tồn kho đạt chuẩn khổng lồ của Colombia có lẽ được dùng để các nhà kinh doanh mua bán ăn chênh lệch tại chỗ.
Cách này có thể mới ở Colombia hay Brazil hay bất kỳ nơi đâu, nhưng đấy có thể là bài học kinh doanh được rút ra sau khi thành công lớn ở Việt Nam trong những năm gần đây. Theo cách này, các hãng kinh doanh nước ngoài mạnh vốn (do tự có hay liên doanh với các quỹ đầu cơ tài chính) mua hàng thực, chất vào kho và bán giao sau (forward) tham chiếu giá kỳ hạn nếu thấy có lời.
Đây thực chất là một dạng đầu cơ tích trữ đã bị nhiều nước Âu Mỹ lên án, nhưng đến nay chính phủ các nước thấy vẫn chưa làm gì được.
Khi thu mua hàng mạnh, hàng trên thị trường sẽ khan hiếm, họ tạo những tin đồn hạn hán mất mùa sương giá…để thị trường tưởng thật và nhờ đó tạo cơn thiếu hàng giả tạo để bán ra với giá rất cao kiếm lời.
Trong kinh doanh cà phê, có nhiều cách kiếm lời. Trong trường hợp này, nếu thấy giá chênh lệch (trừ lùi hay cộng tới – differential) có ăn tốt rồi, họ bán ra cho bất kỳ ai thiếu hàng, kể các nhà xuất khẩu trong nước đang cần hàng giao, dĩ nhiên với giá cắt cổ và mức giá chênh lệch phải cao hơn nhiều so với giá chuẩn sàn kỳ hạn đưa ra.
Như vậy, về bán, người kinh doanh chỉ cần thấy chênh lệch có lời là bán ngay trong kho của họ hay ngay cửa kho của họ đóng tại nước sản xuất với mức lời cực khủng mà chẳng phải quan tâm đến xuất khẩu chi cho mệt lại tốn thêm chi phí làm hàng.
Còn về mua thì sao? Thường cách mua của họ cũng điệu nghệ không kém. Khi hợp đồng có giá chốt ngay cao, họ không mua mà đề nghị người giao hàng bán trừ lùi hay cộng tới với mức rẻ, thường trừ lùi nhiều hơn cộng tới. Khi mua được với giá chênh lệch rẻ một lượng hàng lớn và ba thậm chí bốn năm trăm ngàn tấn, nhiệm vụ của họ là bán mạnh trên sàn, ép giá kỳ hạn xuống thật sâu để bắt người giao hàng theo hợp đồng trừ lùi bán chặn lỗ với giá thấp nhất, tức bằng lượng tiền họ đã nhận ứng trước. Tùy theo tỉ lệ ứng hoặc 50, 60 hay 70% giá trị hàng hóa tính trên ngày giao hàng.
Vậy là, hai đầu, arabica nay có Colombia, robusta có Việt Nam, đã trở thành “đòn xeo” khi bên này lên, bên kia xuống…đều có lợi cho túi tiền của họ.
Nếu có lời khuyên với các bạn Colombia: không nên gởi hàng vào tay các hãng kinh doanh kiểu này. Nếu gửi, là bán luôn, giao bao nhiêu, chốt giá bán bấy nhiêu…Bằng không, báo giúp với các bạn Colombia rằng…”chết chắc”!
>> Xuất khẩu cà phê: Bán giá chốt trước hay chốt sau?
Nguyễn Quang Bình
Thật cảm ơn bác Bình ” Già Làng”,
Với kinh nghiệm như bác mà nhận xét vậy thì rõ ràng các nhà xuất khẩu phải rất cân nhắc khi gia nhập cuộc chơi này.
Còn với người Nông Dân thì lại càng phải..” hóng” xem tình thế và có 1 chiến thuật bán thích hợp, tuy nhiên mọi người phải nên nhớ rằng : tránh lời giả mà lỗ thật !
Theo như em biết hàng vào kho ngoại quan ( bond warehouse) nhưng chưa xuất thì bộ chứng từ hải quan mở nhưng chưa đóng , đến lúc các đầu cơ ” có kèo” thì họ chỉ làm 1 cái chỉ định đơn giản là trong ô thụ hưởng chỉ cần thêm 1 dòng : To Oder Of ” tên người mua mới” và thế là cất kèo ! Chẳng biết em hiểu vậy có đúng không !!!!
Có 1 lần , em đã comment vào 1 bài nào đó cái chiến thuật ” đảo cây” và cho rằng trong mấy lúc lộn xộn như vầy xài chiến thuật đó vẫn là hợp lý nhất vì chiến thuật này nó ” cõng” chi phí đi hết. cuối cùng mình vẫn còn lại 1 cây hàng mà chuyện lỗ hay lãi tại 1 thời điểm nào đó là do chính mình quyết định ==> đấy chính là lời thật, lộ thật .
Giờ, theo quan sát của em, hàng trong dân và các gửi vào các kho còn khoảng chừng 30%, hàng đã bán cho các cty không nhiều , mà Nông Dân thì họ đang lưỡng lự trước 1 rừng thông tin nhiễu bủa vây nên họ cũng không biết nên bán hay giữ .
Nếu cho mình nói 1 lời khuyên đến mọi người thì Phạm Vỹ xin được bàn như sau :
* Thị trường nói chung bao gồm : tài chánh + hàng hóa và nó như 1 cái bình thông nhau , khi cái này có lợi thì dòng tiền sẽ chảy về bên có lợi và ngược lại .
* Tuần này IMF sẽ họp và đa phần đều cược nghiêng về tài chánh ( có nghĩa hàng hóa sẽ giảm)
* Lúc này các đầu cơ 1 phần vừa chạy bớt tiền sang thị trường tài chánh kiếm chác ( nên tháo khoán tiền từ thị trường hàng hóa sang) 1 phân “rung cây” làm cho những người nắm hàng thật ( phần lớn là Nông Dân) bắt đầu xao động bán hay mua , bán thấy cũng dở mà giữ cũng dở .
Có 1 ví dụ thế này : để chặn đà bán USD ” chợ đen” thì 1 tay “xì thẩu” đang ôm nhiều USD quá chỉ cần bán 1 lô nhẹ cho” bạn bè” gác giá thị trường vài ly..đảm bảo với cái tin vỉa hè lan đi như cháy nhà thì thị trường lập tức dừng bán để nghe ngóng hết …
Có thể lúc này đầu cơ cũng đang muốn thoát ra để lấy tiền chạy qua thị trường vốn kiếm chác ,nhưng sợ chạy cái ào, bà con chạy theo thì sập thị trường nên có thể họ chơi trò nay thò mai thụt thì sao, dẫn đến bà con mình cứ hy vọng rồi ôm chặt lấy hàng, trong khi họ chạy hết trơn, lúc hiểu ra thì vụ indonesia đã vào, xong indo thì đến vụ Brazil vào ..lúc hàng xóm có hàng bán, mình xách ra bán , họ chê vụ cũ họ ép đủ kiểu…
Dù sao, đây cũng là ý kiến riêng cá nhân Phạm Vỹ ..ai nghe được thì nghe, ai đọc thấy không ổn thì thôi .
Xin cảm ơn
Phạm Vỹ
Không biết sao những năm gần đây một số đại lý vỡ nợ,. cao chạy xa bay mà bà con vẫn tin tưởng gửi hàng.(xin lỗi những đại lý làm ăn uy tín nhé )
Gửi hàng là có lợi cho chủ mà thiệt hại cho mình :
Thứ nhất họ đi buôn không cần nhiều vốn mà vẫn gom được hàng.
Thứ 2 tiền ứng co lãi trong khi cà phê mình chết đứng.
Thứ 3 nếu họ bắt tay với mấy ông ( lớn ) là dân mình thiệt chắc.
Chưa tính nhiều nhà gửi cà mà mà không tạm ứng một đồng nào.Thử hỏi khi rủi ro thì ai là người gánh chịu.
Đôi lời chia sẻ.
Tâm lý người dân gửi hàng:
– gửi ở những đại lí vững chắc, có tiếng, có tiềm lực kinh tế
– sợ trữ hàng, hao hụt, mối mọt
– sợ trộm cướp
– sau khi thu hoạch thì hết tiền, nhưng lại không muốn bán vì chưa được giá, nên gửi hàng để ứng tiền
– vừa có được tiền, hàng lại không sợ mất hay hao hụt
Bên cạnh đó, không phải cứ gửi hàng thì đại lí có lợi, người dân thường rất bất đắc kì tử, họ có thể bán bất cứ lúc nào họ muốn, bạn phải có khả năng cung ứng tiên bạc cũng như khả năng thanh lí hàng cho họ ngay lập tức kể cả khi vốn bạn đang kẹt và hàng đang ôm
– đại lí không có vốn thì sao có thể bỏ tiền ra cho dân ứng
– đồng tiền bỏ ra phải là đồng tiền có lãi, tiền có thể đẻ ra nhưng cà thì không, đó là chuyện hiễn nhiên
– về việc đại lí bắt tay với ông lớn – đa phần thị trường bị chi phối bởi nước ngoài, chứ trong nước chả có quyền hạn gì cả, nhà nước cũng bất lực cả thôi
– nhiều nhà không ứng đồng nào vì đơn giản họ dư dả chuyện tiền bạc, không cần ứng thì không phải trả lãi, đó là nhu cầu của mỗi người
Về chuyện rủi ro, tất cả đều có rủi ro như nhau … Rất nhiều doanh nghiệp cũng tiêu tan vì hàng gửi. không phải năm nào giá cả cũng trơn tru, có người phải ôm hận hàng tỉ đồng. Vì người dân đã ứng tiền, nên phải lấy lượng hàng đó xoay .. xoay hàng hoá thì rủi ro hơn xoay tài chính !!!
Đời này không ai cho không ai cái gì, và cũng không ai khôn hơn ai đâu bác à, có lợi thì người ta mới làm mà bác .. bác đừng phán xét như thế. Em có vài quan điểm cho bác hiểu ?? Chắc bác không phải là đại lí nhỉ ??
Gửi bác Đuc Kontum !!!
Chào bạn Công Hậu. Tôi đã xin lỗi những đại lý làm ăn có uy tín rồi đúng không. Nhưng thương trường là chiến trường mà .bạn có xót xa khi đã có đại lý cao chạy xa bay để lại nổi đau cho bao gia đình nhà tan cửa nát .Bạn làm ăn uy tín nhưng trên đời này vẫn còn những người bất lương mà không dễ nhận ra đâu bạn ạ;
Chào Phạm Vỹ, nghe bạn nói nhiều mà chẳng va vào đâu hết. Tôi thấy giờ nếu bà con nào cần tiền thì bán còn không thì để đấy chẳng mất gì phải lo, chỉ có những nhà xuất khẩu lỡ chốt bán rồi sắp đến kỳ hạn giao hàng t5-t7 sắp đến mới lo thôi.
Chào bạn Thời,
Phạm Vỹ viết bài vì số đông, không viết bài vì 1 cá nhân nào .
Thường thì người đọc bài sẽ luôn đồng tình với những ý kiến nào ” nói” giống mình nghĩ chứ ít khi ” đứng ra ngoài” nhìn vào để xem thiên hạ nghĩ gì .
Xin phép hỏi anh , anh đang ở vị trí nào trong thị trường : Nông Dân ? đại lý buôn bán ? shipper ? hay Buyer ?
Vỹ loại luôn shipper và buyer vì Vỹ nói về bộ chứng từ xuất khẩu mà anh không hiểu, do đó Vỹ cho rằng anh là đại lý bán buôn .
Rõ ràng lúc này , các đại lý đang ở thế rất khó, trong kho có hàng nhưng Nông Dân không muốn chốt mà đại lý thì không dám chốt ẩu , đó chính là vấn đề chúng ta đang có hiện nay .Anh có thể nói cho Vỹ biết anh đang ở khu vực nào không? có thể Vỹ sẽ cho anh thêm ít thông tin xung quanh khu vực của anh , có thể anh cần .
1 lần nữa cũng cám ơn phản hồi từ anh
Nếu anh muốn trao đổi gì thêm với Vỹ thì xin email tới : vypham@usa.com
Phạm Vỹ
Chào các anh BQT Y5CAFE, Không hiểu sao trong phần thảo luận trên VFM tôi ko đăng còm được. Trang thông báo như này: “ERROR: please fill the required fields (name, email)”.Tài khoản tôi bị cháy vì âm ký quỹ, hiện chỉ còn 418$, nên ko thể giao dịch được. Mong BQT cho mượn vốn tiếp tục GD kiếm lãi trả nợ nha quý anh.
Đã đáp ứng nhu cầu của Anh Nguyen Dinh Nhuong. Anh nên đăng nhập bằng máy tính, hiện nay trên điện thoại (hay thiết bị di động) vẫn còn một số lỗi chưa khắc phục được.
Cảm ơn anh Kinh Vu và BQT Y5 đã hỗ trợ thời hạn. Tuy nhiên phần thảo luận bên VFM vẫn ko thể đăng được anh Kinh Vu ơi. Tôi xài máy để bàn.
Tôi thấy ý kiến của Công Hậu là đúng. Thực ra thì các đại lý nhận cà phê ký gởi của dân của dân rồi cao chạy xa bay là có, nhưng không phải là họ làm ăn không có uy tín, không đàng hoàng, mà thực ra do họ đã bị ép vào con đường cùng, làm ăn không gặp thời, thua lỗ dẫn tới xù nợ nông dân ký gởi. Tôi thì cũng chưa thấy đại lý hay công ty nào thực sự khỏe mạnh về tài chính, danh tiếng, mà bỗng dưng bán rẻ lương tâm mà đi xù tiền của dân cả. Việc dân gởi cà phê ở đại lý cũng chính là hành động tiếp tay cho đại lý này lâm vào hoàn cảnh vỡ nợ, vì dân gởi đại lý, đại lý gởi công ty nước ngoài… ứng 50-70% tiền về để tiếp tục xoay vòng, đến khi giá xuống mức tiền ứng thì tự động cắt giá, hôm sau giá lên dân chốt bán thì lỗ và vỡ nợ. Nếu đại lý không ứng tiền thì sẽ không bị stoploss, tuy nhiên không ứng tiền thì làm gì có tiền để trang trải chi phí, trả tiền ứng cho dân, trả tiền cho nông dân A nay bán 1 tạ, mai bán 50kg…
Vậy thì tốt nhất là dân không nên gởi đại lý nữa, vấn đề phải giải quyết là: hao hụt, mối mọt, trộm cướp, kho bãi, hàm tồn vụ cũ khó bán….
để giải quyết tốt việc này thì chỉ có cách ai đó lập ra một sàn giao dịch cà phê phải đáp ứng được các điều kiện như sau: Khi thu hoạch cà phê xong nông dân cứ việc bán hết, nếu cảm thấy giá chưa đạt kỳ vọng thì mua lại trên sàn, sàn này ai cũng có thể tham gia được mà không cần phải mở công ty giấy tờ phức tạp, ai muốn mua 1kg hay bán 1000kg phải bằng 100% tiền mặt chuyển khoản qua ngân hàng đều được, sàn này không có kỳ hạn tháng và không bị stoploss với bất kỳ hình thức nào.
Cám ơn anh nhé, tôi chỉ muốn nói để mọi người cùng hiểu thôi !!