“Với cơ sở khoa học, thực tiễn trồng thử nghiệm, nhu cầu trong nước và trên thế giới về hạt mắc ca, chúng ta đi đến thống nhất về định hướng đưa mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, nhằm phát triển kinh tế-xã hội khu vực Tây Nguyên”.
>> Mắc ca có dễ dàng thành cây tỉ đô ?
Là Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Bộ Công an đã đưa ra định hướng phát triển cây mắc ca tại khu vực này…
Đó là phát biểu của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tại hội thảo về phát triển cây mắc ca tại khu vực Tây Nguyên, diễn ra ở Đà Lạt sáng 7/2, do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì.
Nhấn mạnh Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh của cả nước, là vùng giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển, Bộ trưởng nhắc lại một kết luận năm 2011 của Bộ Chính trị, trong đó đề cập “chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu và có tính chiến lược cả trước mắt và lâu dài đối với phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên”.
Tây Nguyên hiện có cây cà phê là chủ lực, nhưng phần lớn đã già cỗi, đang đứng trước yêu cầu tái canh.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng, mắc ca là loại cây lâm-công nghiệp, có tuổi thọ kinh tế đến 40-60 năm. Và sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm cho thấy, vùng Tây Nguyên và Tây Bắc có điều kiện sinh thái phù hợp để cây mắc ca sinh trưởng, cho năng suất cao.
“Có thể khẳng định lợi thế của cây mắc ca tại Tây Nguyên là rất lớn, khi vừa có thể trồng xen với cà phê, chè, vừa có thể trồng tập trung thành rừng công nghiệp. Đồng thời, một số mô hình trồng mắc ca xen cà phê được người dân đánh giá cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây cà phê, do mắc ca chịu hạn tốt, ít tốn công chăm sóc và hiện chưa phát hiện sâu bệnh gây hại”, ông nói.
Là Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Trần Đại Quang yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng sớm đề xuất Chính phủ bổ sung mắc ca là cây công nghiệp chiến lược mới. Đồng thời, ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích trồng, tiêu thụ sản phẩm của loại cây này.
Ông cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy nhanh xây dựng một chương trình quốc gia về phát triển cây mắc ca tại Việt Nam, trên cơ sở phối hợp với các địa phương có tiềm năng như các tỉnh Tây Nguyên, chú trọng trồng và sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và khai thác đồng bộ chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ và tận thu sản phẩm từ mắc ca.
Bộ trưởng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu và sớm ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất và chế biến mắc ca, cũng như tiến hành xúc tiến thương mại cho sản phẩm mắc ca Việt Nam.
Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xây dựng chính sách ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho phát triển mắc ca, khuyến khích hệ thống ngân hàng thương mại đồng hành cùng ngân hàng LienVietPostBank gỡ khó về vốn cho các hộ nông dân trồng mắc ca.
Trong khi đó, Bộ Khoa học và Công nghệ được Bộ trưởng “đặt hàng” tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong chọn giống, trồng và chế biến sản phẩm mắc ca.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng, cấp ủy và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên cần xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai phát triển mắc ca trên địa bàn.
“Tiến tới, mắc ca phải trở thành sản phẩm quốc gia, đưa Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ mắc ca, mà còn sớm trở thành một trong những cường quốc mắc ca trên thế giới”, ông nói.
Không biết tương lai cây Mắc ca có đi theo vết xe đổ một thời của cây Ca cao không (có giai đoạn Ca cao rẻ không ai mua đành cho cho dê ăn!?), nhưng trước mắt là cơ hội tiêu thụ cho các cơ sở sản xuất cây giống Mắc ca.
Có chiến lược và có quyết tâm là chưa đủ, phải có một nhạc trưởng đủ TẦM để lãnh đạo và đủ TÂM để loại LỢI ÍCH NHÓM ra khỏi “chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ và tận thu sản phẩm từ mắc ca” mà các nông sản xuất khẩu hiện nay đang mắc phải như theo điệp khúc ĐƯỢC MÙA MẤT GIÁ…(!)
Hạt macca rang thành phẩm rồi có bằng giá hạt điều không hả các bác?
Các bác xem rồi cho em xin ý kiến, em tính mùa này nhỗ cà phê để trồng đấy.
>> http://offer.alibaba.com/trade/search?fsb=y&IndexArea=product_en&CatId=&SearchText=macadamia+nuts
>> http://offer.alibaba.com/trade/search?fsb=y&IndexArea=product_en&CatId=&SearchText=macadamia+nuts+vietnam
Hiện tại macca được bày bán ở nhiều nơi, cây ghép, cây trồng hạt!? với giá khá cao. Các doanh nghiệp bán giống trên đia bàn tây nguyên mức giá từ 60 đến 70 ngàn 1 cây ghép mức giá khá cao so với thu nhập cùa người nông dân. Thế mà có bài báo nói là cây thoát nghèo? Thử hỏi một hộ thu nhập thấp thì mua được bao nhiêu cây, chưa kể nguồn gốc giống trồng 10 năm mớí được thu. Nói là cây chiến lược thì nhà nước phaỉ có ưu tiên quan tâm trợ giá cho người nông dân chứ mạnh ai người ấy trồng thì nói gì là chiến lược!
Bác Trường Sơn nói đúng đấy. Giá cây giống mắc ca như hiện nay thì chỉ có đại gia mới trồng đwợc thôi. Theo tôi thì đề nghị nhà nuớc hỗ trợ về giá cũng nhu cây giống cho bà con chúng tôi. Tôi ở huyện Krông Năng hiện cũng đang muốn phá 1 ha cà phê già cỗi để trồng mắc ca nhung giá cây giống quá cao nên tôi chưa dám phá vuờn cà phê.
Về phương diện sinh lý thì cây mắc ca chỉ ra bông khi thời tiết dưới 18 độ. Vậy nơi nào trồng đc macka thì phải xem lại. Cây này chẳng phải là cây xóa đói giảm nghèo, chính xác phải xem nó như cây rừng thôi. Nếu trồng cây macka để tái tạo rừng, vừa kiếm đc ít thu nhập thì trồng. Nên phát huy điều này vào những nơi giao khoán rừng trồng mới. Nếu phát triển đại trà càng nên cẩn thận
thì kg ổn đâu Bác Trần Đại Quang? Nghe Bác nói thì sướng lỗ tai lắm nhưng giữa thực tế và nói là 2 việc khác nhau.Cần một định hướng rõ ràng cho sự phát triển nông nghiệp. Chứ không phải bạ đâu nói nó đó để rồi dân đen khốn đốn. Dẫn đến bán đất bán nhà giá rẻ cho các phòng ban ở sở tại để mà trả nợ.
Rất cần một người có tâm có tầm để đưa đất nước phát triển bằng hành động cụ thể, chiến lược, lâu dài. Chứ không phải ngày một ngày hai.
Sản xuất ra nhiều không có đường ra tiêu thụ. VD điển hình như mía đường, cao su, dưa hấu, mới đây có dưa hấu,…
Là bộ trưởng bộ công an thì lo xây dựng an ninh trật tự, quốc phòng toàn dân, diễn biến hòa bình, bạo động,v.v… Chứ nhảy qua lĩnh vực nông nghiệp chi cho cộng đồng ném đá!Trước tiên đưa ra chiến lược cho 1 cây trồng thì phải đặt ra những câu hỏi:
1. Giá trị như thế nào (dinh dưỡng, thực phẩm, thương mại)? Dùng để làm gì?
2. Nhu cầu có nhiều hay ít (VN và trên thế giới). Trồng bao nhiêu là đủ, nếu dư rồi làm sao? Ai là người đứng ra bao tiêu sản phẩm (thu mua, nhà máy, chế biến,v.v…)
4. Cây này thích hợp với vùng Sinh Thái, Địa lý nào?
5. Đã có nghiên cứu về nông hóa, thổ nhưỡng, về thích nghi, giống má,…. ở VN hay chưa?
6. Nguồn giống hay ai là người đứng ra sản xuất cây giống? Giá thành cây giống,…?
7. Trồng như thế nào? (thuần, xen, kỹ thuật trồng,…). Ai làm công tác khuyến nông, đào tạo cho người trồng Macca?
8. Sự cạnh tranh cây trồng khác?
9…..?
Nếu mà biết khai thác: thì cây mía, cây cà phê, tiêu, cây đậu phụng, cây ăn quả,….. cũng là cây tỷ đô.
Các nước khác có trồng cây cà phê nào đâu mà họ xuất khẩu cà phê lớn trên Thế Giới?Cứ lo trồng – chặt, chẳng lo phát triển chiều sâu mà cái bù lon, ốc vít cũng phải nhập thì người dân còn khổ dài dài!
Mình nghe nói cây macca cũng dễ trồng vã lại trồng xen cà phê cũng được. Nên mình muốn hỏi mọi người là giống macca nào tốt và chỗ nào bán cây ghép có uy tín, chứ mua loại cây đểu thì chỉ có nước cạp củi mà ăn. Mình ở Di Linh Lâm Đồng, biết cơ sở nào có uy tín thì xin chỉ giúp, ah mà cho mình biết giá cây ghép luôn nhe. Mình chỉ trồng xen thôi chứ không mong là thu tiền tỷ đâu.
Anh Kinh Vu cho em hỏi là huyện Krông Năng đã có nơi thu mua sản phẩm chưa vậy ? giá cả dựa vào đâu
Bên cty mình thu mua hạt macca, bạn Việt DL liên hệ dt: 0904042639. Giá hạt dựa vào giá thế giới qua trang web: intermac.com.au
Tôi muốn trồng Macca xen vào cà phê, cho hỏi công ty nào có dự án đầu tư vậy khu vục chỗ tôi rất nhiều người muốn trồng ,xin liên hệ 0919240764
Cứ lâu lâu lại có một thứ cây để dân tây nguyên mơ mộng theo khuyến cáo của của một số người là sẻ đổi đời. Nhưng vốn liếng bỏ ra rồi rồi tự tay mình chặt bỏ có ai xót cho mình không ta. Có lẽ không ai biết nhưng chổ tôi bắt đầu là cây chuối, điều, mít, ca cao, quế, gió trầm cứ trồng theo phong trào bây giờ chặt tất và chổ đứng bây giờ là cây tiêu. Nói có vẻ tiêu cực nhưng khi khuyến cáo nông dân thì phải xem xét thực tế không khéo làm người nghèo lại nghèo thêm
Nhà mình trồng xen trong ca phê năm thứ 5 rồi rất tốt thu khoáng 1 tấn quả. Quả ra quanh năm, giá bán 150.000d/1kg bà con nên thử xem sao. Cây măc ca rất hợp với khí hâu Lâm Đồng các tỉnh khác không nên trồng, nhiệt độ khoảng 18 – 25 độ.
Chào bạn leyen, nhà bạn ở đâu, và bạn có thể cho số điện thoại và địa chỉ được không? để tôi đến tham quan học hỏi. Xin cảm ơn.