Bất ngờ với cây mắc ca đại thụ trong biệt thự cổ Đà Lạt

Mắc ca là một giống cây nhập ngoại (từ châu Úc) về Việt Nam trồng cách nay chưa đến 20 năm. Từ 6 năm trở lại nay, mắc ca được xem là “cây tỷ đô” đầy triển vọng của Việt Nam, nhất là đối với vùng Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

Như vậy, về lý thuyết mà nói thì tuổi của mắc ca Việt Nam không vượt quá 20 năm. Tuy nhiên, mới đây, chúng tôi thực sự bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy một cây mắc ca đại thụ duy nhất khá “hiên ngang” đứng trong khuôn viên dãy biệt thự Cadasa resort trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, Lâm Đồng (bên hông biệt thự số 26).

Cây mắc ca có tuổi lên đến năm mươi, bảy mươi hay cả trăm năm trong khuôn viên dãy biệt thự Pháp cổ (được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ trước) đứng đó tự bao giờ, không mấy người hay biết! Câu hỏi đặt ra: Đây có phải là cây mắc ca có tuổi lớn nhất và duy nhất của Việt Nam hay không?

Khu biệt thự Trần Hưng Đạo (Đà Lạt) được người Pháp xây dựng ngay từ những ngày đầu khi cao nguyên Lâm Viên được khám phá.

Cây mắc ca cổ thụ đứng bên hông biệt thự số 26.

Ở Việt Nam hiện nay, hiếm có cây mắc ca nào có đường kính gốc lớn đến như thế này.

Theo lý thuyết, mắc ca trăm năm tuổi vẫn cho hoa và trái.

Giới báo chí Lâm Đồng bắt đầu quan tâm đến cây mắc ca cổ thụ trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt.

Chu vi ước khoảng 1,2m.

Phó GĐ điều hành Dalat Cadasa Resort Phạm Thị Thanh Tâm (trái) trao đổi với nhà báo về cây mắc ca “gây bất ngờ” trong khuôn viên biệt thự Trần Hưng Đạo mà Dalat Cadasa resort đang quản lý. Theo bà Tâm cho biết thì gần đây, có một số nhà khoa học và nhà quản lý thuộc ngành lâm nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đến tìm hiểu và bắt đầu quan tâm đến cây mắc ca cổ thụ này.


Vấn đề đặt ra ngay từ bây giờ là làm thế nào để bảo vệ và quản lý tốt cây mắc ca cổ thụ duy nhất có ở Đà Lạt (và có thể cả Việt Nam).

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông Cà

    Nói đến mắc-ca, chợt nhớ sự kiện ‘đình đám’ mới đây khi sếp nữ hãng hàng không Hàn Quốc đuổi tiếp viên trưởng vì không dọn hạt mắc-ca ra đĩa mà để trong túi khi phục vụ bà trên máy bay. (“Vụ bê bối hạt mắc-ca” này khiến bà mất toàn bộ chức vụ sau đó!)
    Vụ việc làm dân chúng xứ Hàn tò mò với loại hạt cao cấp này, khiến doanh số bán hạt Mắc-ca tại Hàn Quốc tăng 12 lần trong vòng vài ngày mà không cần quảng cáo.
    Nói lại vấn đề trồng cây Mắc-ca tại Việt Nam, mặc dù là loại hạt có giá trị kinh tế cao nhưng việc tiêu thụ cho nông dân vẫn đang còn ách tắc ( bài ‘Lâm Đồng: Nông dân Bảo Lâm lo “đầu ra” cây mắc ca đăng trên https://giacaphe.com/42557/lam-dong-nong-dan-bao-lam-lo-dau-ra-cay-mac-ca/)
    Xem ra việc khuyến khích nông dân trồng mắc-ca hiện nay là để thu lợi qua bán cây giống trước mắt (!?), chứ chưa có chiến lược vĩ mô cho loại cây ‘chiến lược’ này!
    Chờ hạ hồi phân giải!

  2. Thintriet08

    Vùng mình vài năm trước có phong trào trồng cao su. Bây giờ có thêm phong trào ai chặt cao su nhanh hơn. Sắp tới không biết có phong trao trồng mac ca nữa không? Đúng là mệt, cứ luẩn quẩn trồng cây gì nuôi con gì hoài!

Tin đã đăng