Sáng 26-12, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức hội thảo về kết quả và định hướng trong sản xuất – kinh doanh cà phê khác biệt trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan, các đơn vị sản xuất cà phê có chứng nhận và các tổ chức chứng nhận cà phê.
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê đứng đầu cả nước, với khoảng 203.000 ha, sản lượng 462.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 480 triệu USD.
Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều đơn vị cũng như hộ nông dân đã áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững như UTZ CERTIFIED, 4C, RFA, FAIRTRADE và Cà phê Chỉ dẫn địa lý (gọi chung là cà phê khác biệt vì có nguồn gốc rõ ràng và đặc trưng về mùi vị), với tổng diện tích khoảng 70.000 ha, nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
[ Tìm hiểu các chứng nhận cà phê phổ biến hiện nay ]
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, việc phát triển cà phê khác biệt hiện nay trên địa bàn Dak Lak đang gặp phải một số vấn đề khó khăn về đầu ra sản phẩm, nâng cao chất lượng, sự liên kết trong chuỗi và tính bền vững…
Do vậy cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, HTX, nhóm sản xuất; tăng cường nghiên cứu phát triển thị trường, tiêu thụ nội địa, quảng bá sản phẩm; thu hút, tận dụng các dự án; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất, nước, thực hiện các hoạt động canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi sản phẩm chặt chẽ; xây dựng chính sách hợp lý, mở rộng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp…
Từ lâu tôi vẫn ao ước giá như có máy móc, thiết bị gì để kiểm định chất lượng hạt cà phê phân biệt được cà phê được thu hoạch khi đã chín sinh lí hay còn xanh qua đó mà phân mức giá mua cho phù hợp.
Cà thu hoạch khi đã chín sẽ có giá cao hơn nhiều cà thu hoạch khi còn xanh, có như thế mới khuyến khích người làm cà phê thu hoạch khi cà đã chín. Bởi thực tế lâu nay ở chỗ tôi (Gia Lai) các đại lí thu mua thì giá cà phê không khác nhau giữa hai loại này.
Bạn cho mình xin số được k, mình đang hướng làm cafe sạch. mà chưa biết vào bằng cách nào và lấy nguồn ở đâu. Mr. Bình ĐT: 094.3456.818
Tôi là dân ghiền cà phê trước khi tôi trồng cà phê. Nhiều năm qua tôi vẫn chọn, tự chế và thưởng thức sản phẩm tự mình làm ra. Cà lởm khởm chín, xanh lẫn lộn thì chua không thơm, quả chín thì thơm ngon hương vị đậm. Tôi không dám uống cà phê tiệm !
Cà phê rởm đang thắng thế ngay trên đất tổ của cà phê ! Thật đáng buồn …
Các ý kiến ở Hội thảo trên đây tôi không phản bác, nhưng là người Nông dân và là Công chức tôi không đồng ý một loạt các giải pháp: nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, HTX, nhóm sản xuất; tăng cường nghiên cứu phát triển thị trường, tiêu thụ nội địa, quảng bá sản phẩm; thu hút, tận dụng các dự án; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất, nước, thực hiện các hoạt động canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi sản phẩm chặt chẽ; xây dựng chính sách hợp lý, mở rộng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp….Theo tôi nên chọn một số ít giải pháp khả thi nhất làm trước như:
– Hạn chế tới mức thấp nhất các vật tư làm giả, kém chất lượng (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…);
– Giải quyết vấn đề thị trường, làm sao để người Nông dân tiếp cận thị trường chủ động, hạn chế tối đa ép giá bà con.
Làm bấy nhiêu đó cho tốt là bà con mừng lắm rồi, đừng nói quá nhiều giải pháp rồi kiểu: đánh trống bỏ dùi.