Hơn 150 hộ dân nhận khoán đất trồng cây cà phê ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đứng ngồi không yên, khi hay tin Hội đồng quản trị (HĐQT) Cty cổ phần nông sản Tân Lâm (trụ sở tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đem tài sản của họ đi thế chấp để vay vốn ngân hàng (NH). Trong lúc đó, Cty này đang rơi vào tình trạng ngừng hoạt động, nợ NH hàng chục tỉ đồng, và hiện chưa có biện pháp tháo gỡ.
Ông Phạm Tường Lân – Giám đốc Cty cổ phần nông sản (CPNS) Tân Lâm – cho biết, HĐQT của Cty đã đồng ý thế chấp tài sản để vay vốn hoạt động tại NH Nông nghiệp huyện Cam Lộ 40 tỉ đồng (đến tháng 10.2014 còn 23 tỉ đồng chưa trả được). Trong đó, tài sản đảm bảo đất vườn cà phê gần 200ha (huyện Hướng Hóa) hơn 18 tỉ đồng.
Phần đất tại vườn cà phê thuộc quyền sở hữu của Cty, còn phần cây cà phê trồng trên đất là của hơn 150 hộ nhận khoán đã hợp đồng được sản xuất trước đó. “Do Cty chủ quan, nghĩ rằng vay rồi sẽ trả như những năm trước nên không bàn bạc với người nhận khoán – đồng sở hữu tài sản thế chấp. Việc này Cty sai” – ông Lân thừa nhận.
Phần lớn những hộ giao nhận khoán trồng cây cà phê tại huyện Hướng Hóa trước đây là công nhân của Nông trường cà phê Tân Lâm. Từ năm 1989, họ bắt đầu nhận khoán đất trồng cà phê cho đến nay, mỗi hộ nhận khoán khoảng 1 – 2ha, đời sống phụ thuộc vào việc canh tác trên mảnh đất này. Anh Đặng Sỹ Lợi (SN 1972, trú tại thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa) cho biết, mấy năm trở lại đây, Cty không thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng với nông dân. “Như vụ thu hoạch cà phê vừa rồi, Cty không bao tiêu sản phẩm của hộ nhận khoán, không cho vay vốn và phân bón” – anh Lợi than.
Điều khiến hơn 150 hộ dân trồng cà phê ở đây đứng ngồi không yên, là năm 2016 sẽ kết thúc hợp đồng chu kỳ 2 nhận khoán đất trồng cà phê. “Nếu hết thời gian hợp đồng, Cty chưa trả được nợ dẫn đến NH phát mãi tài sản đã thế chấp, thì lúc đó chúng tôi biết lấy gì để sống?” – ông Lê Trung (SN 1963, trú tại thôn Hòa Thành) lo lắng. Sau khi phát hiện việc HĐQT Cty CPNS Tân Lâm đem một phần tài sản của mình đi thế chấp để vay vốn, những hộ nhận khoán đất trồng cà phê đã gửi đơn kiến nghị đến nhiều cơ quan ở tỉnh Quảng Trị. Ông Trần Văn Bến – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị – khẳng định, theo như hợp đồng của Cty CPNS Tân Lâm với những người nhận khoán đất trồng cà phê thì nếu người dân thực hiện tốt hợp đồng, sẽ được tiếp tục giao khoán chu kỳ sau. Ông Bến nói: “Nếu hết thời hạn hợp đồng, NH phát mãi tài sản, NLĐ có quyền kiện Cty CPNS Tân Lâm. Vì theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký, nếu NLĐ không vi phạm các điều khoản, thì phải ký tiếp hợp đồng cho họ”.
Sau cổ phần, tài sản của Nhà nước dần đội nón ra đi?
Cty CPNS Tân Lâm tiền thân là Nông trường quốc doanh Tân Lâm, thành lập vào năm 1974. Từ năm 2014, Cty này chính thức hoạt động theo hình thức Cty cổ phần, NLĐ chiếm 25% CP, Nhà nước chiếm giữ 75% CP. Từ năm 2012, Cty thua lỗ hơn 46 tỉ đồng. Đến năm 2013, lỗ lũy kế là hơn 50 tỉ đồng. Hiện Cty ngừng hoạt động, để khắc phục tình trạng nợ nần, Giám đốc Phạm Tường Lân đưa ra giải pháp: “Cty còn tài sản khá lớn như nhà xưởng, vườn caosu… Nếu bán sẽ trả được nợ”(!).
Quan làm dân chịu, xưa nay thường vậy !
Nếu cổ phần 25% thì coi như vẫn là tài sản nhà nước,vẫn chưa thoát khỏi cái chưa cổ phần vì quyền lực vẫn năm trong tay người đại diện.
“Cty còn tài sản khá lớn như nhà xưởng, vườn cao su… Nếu bán sẽ trả được nợ”(!).
Bán đất thì có, bán cho dân xong dân nhổ hết chặt hết trồng lại. Nhà nước cấp đất cho . . . làm ăn rồi cố gắng làm cho “thua lỗ”, ăn chơi, chia chác, biếu xén… càng nhiều càng tốt cho nát tươm đi để các chủ nợ của nhà nước như Agribank … hối thúc bán đất trả nợ.
Nếu nhà nước không có phương án cổ phần hóa hay giao đất cho dân thì một số nông trường cà phê thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam sẽ làm ăn thua lỗ kéo dài, khi mất khả năng trả nợ tài sản nhà nước đội nón ra đi hết.
Theo em, giá cà phê đầu tháng 12 (al) chắc khoảng 36.000 – 37.000 đ/kg. mời các bác cho ý kiến.
Đất khoán cho 150 hộ nông dân đã chuyển lên khóm 4 dần dần từ năm 2009 đến giờ mà .
Nhà báo này kích động dân làm rối chứ sự thật có gì đâu.