Chào cộng đồng Y5Cafe,
Nhà tôi mới trồng cà phê được gần 1 năm. Bắt đầu nghiên cứu, học hỏi cách chăm sóc cà phê sao cho đúng cách, đầu tư ít mà hiệu quả cao.
Trong kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vào mùa mưa, tôi thấy nhiều sách báo chỉ dẫn khá cụ thể, chi tiết.
Xem thêm: Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng phân bón
Tuy nhiên, ở địa phương tôi, nhiều bà con nông dân chọn cách bón phân trộn (vì sợ rằng phân bón NPK hiện nay bị làm giả rất nhiều), chỉ trộn chung các loại phân SA, URE, Kali, bo, kẽm, đồng; Riêng phân Lân thì bón một lần duy nhất vào đầu mùa mưa với khối lượng khoảng 500-700g / cây (vì kinh nghiệm cho rằng phân Lân là chất khó hòa tan, hấp thu, không bay hơi, bón đầu mùa mưa là đủ cho cây hòa tan và hấp thu quanh năm).
Xin hỏi Y5cafe và bà con gần xa, liệu cách phối trộn các loại phân trên có đúng không; cách bón phân lân vào đầu mùa như vậy có ổn không ?
Theo tôi suy nghĩ Lân có tác dụng khá nhiều đối với việc phân cành, ra hoa, vì vậy nếu bón vào đầu mùa mưa sẽ không hợp lý lắm. Vì đầu mùa cần dinh dưỡng cho phân cành, nhưng khi này bón thi cây chưa hấp thu được, đến khoảng giữa mùa mưa cây hấp thụ được dẫn đến phân cành, phân hóa nhiều, phải đi làm cành tăm rất vất vả hoa ra rải rác. Đến mùa ra hoa, lượng phân Lân trong đất có thể còn lại rất ít, nên việc phân hóa mầm hoa ít nhiều gặp khó khăn.
Có nên chăng, thời điểm bón phân Lân thích hợp (với phân đơn: Phân lân nung chảy Văn Điển) là khoảng gần cuối tháng 10 (khi mưa bắt đầu thưa nhưng chưa kết thúc mùa mưa), đến đầu mùa mưa, nhằm tạo điều kiện cho cây phân hóa canh non thì phun các loại phân bón lá có chứa nhiều P2O giúp kích thích ra cành nhiều vào đầu mùa mưa, các tháng mùa mưa còn lại cây ít phân cành sẽ đỡ tốn công làm cành tăm, ngăn chặn tình trạng hoa ra rải rác.
Rất mong quản trị Y5Cafe xem xét trả lời hoặc cho đăng câu hỏi cho bà nông dân cùng thảo luận.
Chân thành cảm ơn !
- Chăm sóc, bón phân cho cà phê trong mùa mưa
- Bón phân cho cây cà phê vào giai đoạn cuối chu kỳ nuôi trái
- Phối trộn phân đơn để bón cho cà phê
Nguyễn Văn Minh
Số điện thoại: 0972034488
Địa chỉ: Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
Email: minh.iag@gmail.com
Trong quá trình chế biến cà phê thành phẩm rất khó loại bỏ phospho ra. Phospho dung nạp quá liều khuyến cáo là nguyên nhân làm cho quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể sai khác so với bình thường. Những người uống cà phê chứa nhiều phospho thường bị sâu răng, các bệnh lý về xương, cột sống, khớp. Hiện nay các thực nghiệm của mình thấy rằng bón phân N-P-K ít P tốt cho chất lượng cà phê hơn, năng suất vẫn đảm bảo. Mình nghĩ bà con nên thực hiện để chúng ta có cà phê chất lượng tốt, nâng cao uy tín cà phê nước ta. Trước đây bà con thường bón 2 đợt đầu 16-16-8 và đợt cuối là 16-8-16 thì nay mình thấy thích hợp nhất bón ở mùa mưa cho cà phê hàm lượng nên là 17-7-17 hay 16-8-16 và bón ngay từ đầu mùa mưa. Cũng nên chú ý đến lưu huỳnh có trong phân N-P-K, phân chứa lưu huỳnh giúp lá to, phát mạnh, xanh hơn. Trong quá trình chăm sóc cà phê kinh doanh nếu có ý định bón lân nên chủ động bón ngay đầu mùa khô, ở đợt tưới đầu tiên với hàm lượng khoảng 100kg P2O5 nguyên chất cho 1hecta để tránh giảm chất lương. Tránh bón chung với phân đạm vì trong phân lân thường có chứa canxi là nguyên nhân làm đạm bay hơi nhanh chóng. Ngoài ra bà con chú ý bổ sung vi lượng, sắt, đồng, kẽm, mangan, bo, molipden, cobalt. Phun các chất kích thích sinh trưởng an toàn, đúng liều lượng, được phép trong danh mục thuốc bvtv để có năng suất, chất lượng cà phê tốt nhất.
Trong đất đỏ bazan lân tổng số rất cao tuy nhiên cây trồng chỉ hấp thụ đc lân dễ tiêu. Nên nghĩ hướng sử dụng một số vsv có ích có khả năng phân giải lân tổng số thành lân dễ tiêu. Khi bón lân thì cây trồng sẽ hấp thụ chậm hơn là bón đạm hoặc kali vậy nên cần lưu ý ý kiến bài viết có cskh như thế nào. Vài ý kiến vậy, mời các cùng thảo luận cho ra vấn đề
Lân nung chảy Văn Điển và Ninh Bình bón cho cà phê đều có chứa photphat canxi – magie – Silic tùy theo tỉ lệ. Đồng thời có chứa Sắt, Mangan, Đồng, Molypđen, Coban và Bo. Độ kiềm cao PH = 8,5 có tác dụng khử chua, ít hòa tan nên hiệu quả chậm nhưng bền hơn.
Đối với các cây ưa đất chua, cần nhôm và lưu huỳnh như chè, cà phê, ca cao bón phối hợp supe lân và phân lân nung chảy lại càng cần thiết theo tỷ lệ phối hợp có thể là 1/3 – 1/2 supe lân và 1/2 đến 2/3 phân lân nung chảy.
Bón đủ lân mới có thể khai thác được dự trữ đạm trong đất. Bón thêm phân lân khi bón tăng phân đạm.
Bón lân nếu vượt quá mức cây cần dùng vẫn không làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản.
Phân lân dùng để bón lót vì lân rất cần cho sự phát triển của rễ và sự phát triển mầm cây ở giai đoạn cây non.
Phân lân bón cho cây lâu năm nên bón vào đầu mùa đông. Vào mùa đông cây lâu năm thường rụng lá và ngừng phát triển. Trong thời kỳ này cây phát triển mạnh hệ rễ. Bón phân lân sớm vào đầu mùa đông có hai mặt lợi: Làm cho hệ rễ phát triển mạnh giúp cho cây tìm được nhiều nước hơn trong mùa đông khô hanh, tạo cho cây phát triển mạnh vào mùa xuân và giúp cho cây trồng chống rét vào mùa đông.
Nhôm không có vai trò sinh học gì ngoài việc làm cho đất chua. Cây cà phê tất nhiên không cần nguyên tố nhôm rồi. Những quan niệm về lân bạn nói đã có từ lâu. Hiện nay vai trò của Lân đang được thực nghiệm lại. Bạn có thể tham khảo thêm. Phân lân nung chảy thường chứa nhiều các nguyên tố phóng xạ, không tốt đối với cây trồng và sức khỏe nông dân cũng như người tiêu dùng nông sản. Các nhà sản xuất phân bón hiện nay cũng chủ động giảm lượng P trong phân bón.
Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 – 60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất.
Flo trong đất sẽ được tích lũy bởi thực vật, Flo gây độc cho người và gia súc, kìm hãm hoạt động của một số enzyme, ngăn quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật.
Các nghiên cứu về phân bón vô cơ cho thấy, cà phê là cây có năng suất cao, đạt bình quân tới 3 tấn nhân/ha, thậm chí 5 tấn đối với những vườn thâm canh. Đối với cà phê vối, dinh dưỡng lấy đi theo quả trung bình 1 tấn là 34,2 kg N + 6,1 kg P2O5 + 46,9 kg K2O + 4,1 kg MgO + 4,3 kg CaO.
Ngoài ra, cà phê còn lấy đi từ đất một lượng các nguyên tố vi lượng không thể thiếu được như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl)… Sự thiếu hụt các chất này đôi khi gây giảm năng suất và chất lượng của cây một cách ghê gớm.
Với năng 3 tấn=>5 tấn nhân/lượng lân cây caphe lấy đi từ 18,3=>30.5 nguyên chất
Vùng đất Tây Nguyên độ pH phổ biến từ 3,9 =>5,2 Như vậy đất từ chua đến rất chua ,phân lân thích hợp nhất cho cây cà là phân nung chảy .Riêng tôi thường bón với liều 70kg một lần vào đầu mùa mưa vì phân bón Văn Điển không tan trong nước, không bị rửa trôi, không bị kim loại trong đất cố định, không ô nhiễm môi trường, hiệu suất sử dụng cao 95 – 98%. (Tối mai thảo luận tiếp)
Bạn caphenghot đọc mấy con số nhu cầu phân bón ở bài này và cho mình xin ý kiến nhé !
Cám ơn bạn. https://giacaphe.com/6964/phoi-tron-phan-don-de-bon-cho-ca-phe/
Với phân Lân Văn Điển , không tan trong nước, không bị rửa trôi, chỉ tan trong dung dịch chua của rể cây, do vậy bón lân vào đầu mùa mưa là thích hợp với các lý do sau
Cây caphe trải qua khoảng từ 4 => 5 tháng mùa khô, phần bị tổn thương nhiều nhất là bộ rể tơ,thứ 2 cành dinh dưỡng hầu như ko phát triển .Cây cà thời điểm đó tập trung dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa ,mặc dù trong đất vẩn còn phân bón nhưng ko đủ nước liên tục để hòa tan do vậy càphe trải qua một mùa khô, cây bị mất sức vì vậy sang đầu mùa mưa cần tái tạo nhanh bộ rể và cành dinh dưởng .Bón lân vào thời điểm nầy là thích hợp nhất
Còn như ý kiến của Nông Cà Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất.
Tôi cũng đả tham khảo nhiều tài liệu nhưng chưa thấy khuyến cáo của nhà quản lý
Trước hết cho phép tôi kinh chào những người trồng tiêu và những anh em làm công tác kỹ thuật. Tôi ở Lộc An Bảo Lộc. Tôi có trồng được hơn 100 cây trôm nhưng nó hay bị bệnh vàng lá và xì mủ nên cây không lớn được. Quý vị nào biết xin chỉ giùm.
Địa chỉ email của tôi : thanhb81@gmail.com
Số điện thoại của tôi :0964.340.720
Gia đình chúng tôi xin cám ơn.
Nhà tôi làm theo kinh nghiệm đúc rút từ mọi người, nên thường bón lân 800g/cây vào đợt tưới cuối cùng, vì đầu mùa mưa rất khó căn thời tiết để bỏ phân nên cây đã có lân và phân NPK mùa khô của đợt tưới cuối cùng vì thế cà nhà tôi không bao giờ bị đói nếu như thời tiết không thuận để bón phân. Tiếp theo là dùng phân trộn, cho 2 lần vào mùa mưa và xen kẽ 1 lần phân vi sinh, và đợt cuối mùa mưa tôi sẽ dùng NPK để cây cứng rắn cầm cự mùa khô, tôi thấy vườn nhà tôi giun đất hoạt động mạnh chứng tỏ dất vẫn tơi xốp chứ không bị chai. Còn sản lượng thì tôi không phơi không xay được nên năm nào cũng từ 20 – 20 tấn tươi thôi không nhiều như mọi nhà nhưng chưa bao giờ mất, xin lưu ý cà nhà tôi 20 năm rồi đấy. Một vài điều chia sẻ cùng bà con diễn đàn Y5.
Đây cũng là câu hỏi chung của nhiều người và kèm theo đó là rất nhiều ý kiến trái chiều. Mình cũng đi tìm lời giải cho thắc mắc này nhưng cũng chưa có câu trả lời rỏ ràng. Theo mình thì a cứ bỏ vào đầu mùa mưa và sử dụng Lân nung chảy là hợp lý nhất. Thứ nhất Lân nung chảy anh có thể bỏ vào lúc trời nắng cho nó dể làm. Sau đó mưa lúc nào cũng được (ít phải lo lắng). Thứ 2 là Lân nung chảy giúp cải tạo đất chua do bón phân hóa học quá nhiều (từ năm này sang năm khác). Thứ 3 (theo suy nghĩ cá nhân ace bỏ qua) khi minh bỏ Lân vào đầu mùa mưa giúp bộ rể phát triển tốt để còn hút chất dinh dưỡng trong những lần bón tiếp theo. Mong bà con có kinh nghiệm hướng dẫn thêm để mọi người chưa hiểu rõ như mình học hỏi. Chúc anh và bà con nông dân một mùa bội thu.
Xin chào anh chị
Tôi mớil làm cà phê. Nhưng hiện nay phân vân giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nên bón phân nào hợp lí nhất để sau khi thu hoạch xong cây có thể chống chọi với mùa khô.
Chào bà con và diễn đàn. Cho em hỏi tí về giống ạ.
Em muốn trồng cà phê. Lần đầu tiên em làm nên không biết chọn giống. Em đang tính mua cà phê giống sẻ để trồng rồi em ghép giống xanh lư (hay xanh lùn) gì đó ạ, anh chị em nào biết giống này làm ra sao, có hiệu quả về năng suất hay phòng trừ sâu bệnh như thế nào anh chị em góp ý cho em với ạ… và em trồng xen tiêu nên cần giống thấp, cành vừa phải không cao quá vì em sợ ảnh hưởng tới tiêu. Mong anh chị em góp ý, em trồng xen tiêu thì nên chọn giống nào hợp lý ạ… Em cảm ơn nhiều.
Bạn nên trồng TR4 hoặc TR9 cũng được và hãm ngọn ổ độ cao 1,2 m. Khi nào tiêu chết thì nâng thêm 1 tầng nữa ở độ cao 1,4 – 1,6 m là OK.
Chào tất cả mọi người trong cộng đồng cafe cho tôi hỏi thăm thử hiện nay tôi có 1000 cây cà fe đã được 6 năm tuổi rồi, nhưng trên cây ca fe của tôi có một căn bệnh rất khó chữa trị đó là tới tháng 3-4 là trái cà fê non của tôi có hiện tượng trắng trái non rồi rụng hết. Tôi đã dùng thuốc cacbenzin, và anvin và bo tồi xịt liên tục mà không bớt vậy cho tôi hỏi đó là bệnh gì? bơm thuốc gì cho khỏi. Cám ơn nhiều.
Xin chào mọi người. Tôi mới thay thế ba lên làm cà phê nên cũng không biết nên bón phân gì cho hợp lý qua từng giai đoạn sau khi thu hoạch. Xin mọi ngừơi góp ý giúp.
Bạn dùng thuốc hạt nokap rải mỗi gốc(35gam) vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, dùng đều hàng năm Bảo đảm hết bệnh. Chúc bạn thành công!
Cả nhà cho em hỏi, cà phê bị tuyến trùng trị bằng thuốc gì để không ảnh hưởng tới đất và vi sinh vật có ích. Nên trị vào tháng nào trong năm là hiệu quả nhất. Em cảm ơn mọi người trên diễn đàn.
Xin hỏi Y5Cafe mùa khô có nên phun phân qua lá cho cafe catimor không vậy? Xin cảm ơn!
Đức Phú. Bạn có thể dùng thuốc dạng hạt, đồng thời tưới thêm phân bánh dầu hoặc phân cá để phục hồi cây cà phê.
Nguyentrung. Mùa nắng vẫn phun phân bón lá đc, nhưng bạn canh 2 yếu tố này. Thứ nhất là đất đủ ẩm. Thứ hai là phun vào ngày trời mát hoặc lúc trời mát.
Nguyentrithanh. Anh thử phun những loại thuốc trị rầy rệp, vì em nghỉ nhiều khi cây cà phê của anh bị rầy, rệp tấn công.
Mình cũng xin góp ý như thế này. Nếu là mình thì mình sử dụng rất ít lân, nhưng bên cạnh đó mình bổ sung thêm humic, phân hữu cơ sinh học đổ gốc cũng tạo bộ rễ tốt. Làm bông đạt…
Thân
Gửi các chuyên gia chuyên ngành cho tôi hỏi tôi có thể bón lân kết hợp với vôi đc hay không
Một mùa vụ 2015 mới lại bắt đầu. Mùa mưa sắp tới rồi bà con nông dân trồng ca phê lại chuẩn bị mua phân cho mùa tiếp theo rồi đây. Quy trình bón phân năm nào cũng được hội thảo, công thức bón phân thì nhiều quá không biết lựa chọn sao cho hợp lý đây. Bác nào có nhiều kinh nghiệm xin chia sẻ để bà con cũng thảo luận.
Cho mình hỏi cà phê kinh doanh hàm lượng phân bón cho 1 ha như thế nào là đủ, anh chị nào biết chỉ giùm với, xin cảm ơn.
Bạn tham khảo bài viết này và những bài liên quan, hy vọng giúp được cho bạn.
Thân !
>> https://giacaphe.com/7173/chia-lam-nhieu-dot-bon-phan-cho-ca-phe/
>> https://giacaphe.com/6964/phoi-tron-phan-don-de-bon-cho-ca-phe/
Vào tháng 5 dương lịch này trời hạn hán ở vùng Kon Tum, hạt cà phê non vàng rụng nhiều, vậy cho hỏi nguyên nhân và nên bón gì là thích hợp. Cây cà phê thì vẫn xanh, lại không có sâu bệnh mà trái vẫn vàng và rụng.
Bón phân cho 1 ha.
Cách bón phân đơn:
-đợt 1 bón 20 bao Lân Văn Điển nung chảy, 8 bao SA + 4 bao Kali
-đợt 2-3-4 mỗi đợt 4 bao Urê +4 bao Kali
Nhớ bón phân Lân nung chảy đề đất không chua, SA có chứa lưu huỳnh nhưng chỉ bón 1 đợt, không nên bón nhiều đợt làm chai (chua) đất.
Cách bón phân đơn trên tôi áp dụng cho vườn của mình .không biết có hợp lý chưa mong các bác cho ý kiên và chia sẻ thêm kinh nghiệm. hiên nay phân NPK làm giả nhiều quá.
Tốt nhất nên lấy mẫu đất của vườn nhà mình đưa đi phân tích tại các cơ quan chuyên môn rồi mới quyết định được!
Giá thành một mẫu đem đất đi phân tích là bao nhiêu vậy bạn. Mình ở Lâm Đồng không biết có địa chỉ nào gần không. Mình mới đào đất trong vườn xong không biết gửi đi đâu để kiểm tra để có thể bón phân được hợp lý hơn. Hồi giờ chủ yếu bón theo cảm tính thôi.
Chào bạn, để gửi mẫu phân tích bạn có thể gửi đến các địa chỉ sau: tại Bảo Lộc, trường cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Bảo Lộc – khoa Trồng trọt ; tại Đà Lạt, trường ĐH Đà Lạt – khoa Nông Lâm ; Viện Hạt nhân. Các chỉ tiêu cần phân tích như pH, npk tổng số hay dễ tiêu, vsv, loại đất … Bạn lấy mẫu đều cho cả vườn, độ sâu khoảng 20cm.
phân lân khi bỏ xuống đất sẽ không bị thất thoát như các loại phân khác vì nó mang tính chất không bay hơi, chậm tan, nên bà con có thể bỏ chỉ một lần trên một năm, khoảng 1 Kg/cây cà phê.
nhưng vì tính chất phân cành hay nảy lộc, đặc biệt là tính phân hóa mầm hoa, ra rễ nhiều (có thể gọi là loại phân kích thích ra hoa, ra rễ) cho nên đối với cà phê nên bón vào cuối mùa mưa (tức căn vào đợt mưa cuối cùng trong năm, chỉ cần đủ để phân ngấm xuống đất là đủ) là thích hợp nhất. Vì lúc này cây cần nhiều rễ để chống chịu trong mùa khô_đồng thời thuận lợi cho ép hoa đồng loạt.
Lưy ý: cách bỏ phân này không nên áp dụng cho cây hồ tiêu vì lí do tính chất mỗi cây một khác
Tôi có một 1ha cà phê kinh doanh không biết phải bón phân gì nhiều vào mùa mưa xin các bác cho em ý kiến.
Xin cộng đồng càphê cùng trao đổi với em một xí .là hiện tại em có 3 sào càphê càphê nha hơn 20 năm tuổi rồi .cách bón phân của em thi chưa co kinh nghiệm .ca của em cứ thu hoạch xong là canh no trơ trụi va khô hết cành không có canh ma dư tru nữa mỗi khi em đi bấm cành thi không biết bấm canh nào toàn cành khô không ah vi đâu có cành đâu mà em cắt .Mình ave y5 giúp cho em làm thế nào cho ca co năng xuất và xanh tốt va cách bo phân
Cho tôi hỏi mình bón phân DAP thay cho các loại phân lân đơn khác được không ạ?
Mấy bác ơi cho em hỏi?
Lúc trời mưa nhà em có bón phân lân với npk mùa khô ạ
Bón xong bốn ngày sau lá bị màu đen và trông cây cà phê nó héo héo ý có ai giải thích hộ với lo wuá mới làm năm nay à
Bón phân lân thì không ảnh hưởng gì !Trong phân NPK mùa khô thì hàm lượng đạm rất cao, bón phân này với một lượng vừa phải ,cần tưới đủ nước và vườn cà phê phải có cây che bóng hợp lý thì mới hiệu quả ! Cây trồng khi nắng hạn thì tự nó đóng bớt lỗ khí khổng hay rụng bớt một phần số lá để chống thất thoát nước. Khi bón phân có hàm lượng đạm cao như vậy sẽ làm cây ra lá non , lá bánh tẻ sẽ tươi trở lại nhưng khi không tưới đủ nước ,hay trời quá nóng thì lượng nước trong lá sẽ bị bốc hơi nhanh hơn, bên cạnh đó khí Amoniac trong đất cũng bốc hơi dữ dội gây cháy lá hay còn gọi là lá bị luộc !
Thế là 1 mùa hạn cũng qua đi, những cơn mưa đầu mùa cũng tới. Hôm nay mình đi mua lân về bỏ cà tính lấy lân văn điển nhưng bà bán phân nói lân đen của hãng phân nauy tốt lắm nên mình mua mấy bao về bỏ thử khổ cái bỏ ko có mưa ko biết có sao ko nữa.
Vậy là chỗ bạn thoát nạn hạn còn chỗ mình ở Đak Đoa thì mưa lỗ chổ, đôm đốm … nên rẫy mình chưa có giọt nào cả. Mưa còn xa quá, cà héo quắt nhưng nhiều người không muốn tưới nữa phần chờ mưa phần ỷ lại mấy hạt hồ tiêu…Cà phê năm tới thành của hiếm!
mọi người cho tôi hỏi, tôi chưa có kinh nghiệm gì về cà phê, tôi mua lại vườn cà phê của người ta cà 5 năm, nhưng khi hái trái giai quá (khó hái), có khi giật gãy cả cành trái vẫn chưa rụng ra, xin hỏi quý bà con nguyên nhân và cách khắc phục, chân thành cảm ơn
Do giống dai đấy bạn, 1 là ghép giống mới 2 là trồng lại ko có cách khác đâu.