Sau nhiều năm giá cà phê giảm thấp, tiếp theo là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ tại Brazil đã thúc đẩy ngay cả những gia đình nông dân sản xuất nhỏ chuyển sang mua máy móc thiết bị hiện đại hơn là dựa vào nhân công ngày càng khan hiếm và đắt đỏ.
> Nông dân trồng cà phê ở Brazil tổn thất nặng nề vì biến đổi khí hậu
CONAB, cơ quan cung ứng nông nghiệp của Brazil, ghi nhận một “sự tăng cường mạnh mẽ trong việc mua sắm máy móc thiết bị, chủ yếu để thu hoạch” ở São Paulo và Minas Gerais, các bang trồng cà phê chính trong mùa này, nhằm đáp ứng sự gia tăng lên tới 46 % tiền lương trung bình ngày của người lao động so với năm trước.
Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nơi cung cấp khoảng 1/3 cà phê cho toàn cầu, bắt đầu mua máy móc thiết bị, phần lớn là từ Hoa Kỳ, 15 năm trước đây. Bây giờ hiện đại hóa cũng đã trở thành một nhu cầu bức thiết của nông dân sản xuất nhỏ.
Michael Reguim, 26 tuổi, đã mua một máy thu hoạch tự động trong năm 2008 và trong vụ mùa này đã trở thành người đầu tiên trong cộng đồng 82 nông dân vùng núi của mình mua một máy bóc tách vỏ quả cà phê, một công việc trước đây ông phải thuê bốn người làm.
“Bạn phải mua máy móc thiết bị sử dụng để cải thiện lợi nhuận – bây giờ phải làm điều đó để sống”, Reguim nói, khoe chiếc máy kéo hai tầng nhập khẩu từ Colombia ông đã mua và lắp ráp với 72.000 Reais ( khoảng 31.720 USD), từ một khoản vay của Chính phủ.
Lợi ích của máy còn giúp giảm lượng nước tiêu thụ trong vùng trồng cà phê mà hạn hán đã làm sản lượng năm 2014 bị mất ít nhất 30 %. Reguim dự kiến ban đầu sẽ thu hoạch được 4.000 bao cà phê ở miền nam Minas Gerais trong năm nay.
“Bây giờ, tôi hạnh phúc với 2000 bao. Nếu không cơ giới tôi sẽ không sống nổi”, ông nói về hạn hán.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chính vẫn còn được sản xuất từ một số lượng đáng kể các nông hộ nhỏ ở Brazil, họ đã phát triển từ một nước nhập khẩu gạo thành một siêu cường nông nghiệp hiện đại trong vài thập kỷ qua với các cây lấy hạt phức tạp như ở Mỹ.
Tại miền nam Minas Gerais, khu vực nắm giữ 1/4 lượng cà phê của Brazil, một nửa diện tích đã được thu hoạch tự động, tăng 20% so với 5 năm trước đây, ông Luiz Reis, một nhà nông học tại cơ quan hỗ trợ nông thôn Emater của Chính phủ cho biết. Ông hy vọng công việc đồng áng sẽ tăng lên 70 % tự động vào năm tới. Tuy nhiên, ở một số khu vực miền núi xa xôi không thể thu hoạch bằng máy.
Bruno Reguim Filho, anh em họ của Michael Reguim cùng với anh trai của mình năm ngoái đã mua một máy thu hoạch tự động và dự tính sẽ trả hết khoản vay để mua trong vòng 10 năm. Do không kiếm ra người hái thuê vào năm 2013, ông đã đi xa 1.000 km để thuê 20 người lao động nhập cư từ bang Bahia.
Bây giờ, chi phí thu hoạch của Bruno đã giảm từ 300 Reais xuống còn 100 Reais/ha nhờ tự động hóa, ông nói, cỗ máy sẽ vặt những quả cà phê chín cuối cùng của vụ mùa 2014 vào một cái túi khổng lồ.
Mặc dù giá cà phê Arabica đã tăng 55 % trong 12 tháng qua lên mức cao hai năm sau khi bị khô hạn, những người nông dân cho biết họ đang nỗ lực để bù đắp cho sự thất thu.
“Ngay cả khi đã cơ giới hoá rồi, chi phí vẫn còn rất cao. Bất cứ ai không cơ giới được thì không có khả năng để kiếm sống”, Luiz de Castro Junior, giáo sư kinh tế của trường đại học liên bang ở Lavras, Minas Gerais nhấn mạnh.
>> Xem giá cà phê Arabica Brazil
Anh Văn (theo Reuters)
Đứng trước tình trạng công lao động ngày một cao ở các vùng trọng điểm cà phê của Việt Nam thì việc cơ giới hóa là cần thiết để hạ giá thành sản xuất và đỡ vất vả cho nông dân, mong sao chính phủ tạo mọi điều kiện để bà con có thể mua các thiết bị cần dùng trong sản xuất nhằm cải thiện chất lượng nông sản và tăng thu nhập trong thời gian tới.
Bạn nói đúng , chúng ta cần cơ giới hóa nhưng khổ nổi mô hình trồng cafe của nước ta khác hoàn toàn Brazin nhé ! Nếu muốn thì chặt bớt đi xen kẻ vài hàng cách hàng !
Với cách làm của ND ta thì ko thể cơ giới hóa được. Sân phơi còn ko có huống là phải trồng với khoảng cách như Brazil !
Máy móc thế này không phù hợp ở Việt Nam
Với địa hình Việt Nam mình thì máy này không thể làm được, hơn nữa ở nước mình nông dân có xu hướng cấy khoảng 2m, hở chỗ nào cấy chỗ đó. Thôi thì cứ kiểu truyền thống mà làm tạo công ăn việc làm cho mọi người, chứ cứ như Brazin thì cà phê VN mình chắc cũng chẳng còn mà hái.
Tại vì Việt nam mình thu hoạch xanh nên không ứng dụng được máy móc. Chứ nếu hái chín cà phê không bị mất trộm, thì áp dụng máy móc vẫn được. Cà phê của ta trồng khoảng cách 3X3 thì vẫn áp dụng máy móc được nếu thu hái chín. Máy móc để thu hoạch của ta nhỏ gọn hợp với điều kiện tự nhiên và địa hình, theo tôi nếu chúng ta thu hoạch chín, chọn giống trái to mềm dễ hái thì thu hoạch bằng máy vẫn được, với điều kiện là đất đai phải tương đối bằng và trông thẳng hàng, máy thu hoạch có 4 bánh xe thật cao và hẹp, các đũa rung cho cà phê rụng được bọc bằng cao su để không làm trọc vỏ cành. Máy sẽ chạy theo từng hàng tới mỗi một cây sẽ có hệ thống bạt tự động của máy ốp vào từng gốc, rôi trọc các đũa bằng cao su vào các vị trí của các cành và rung, giống như máy hái cà phê 3 ngón độ từ máy cắt cỏ, với điều kiện là phải tuyển chọn giống hái mền, không dai, cây nào dai phải kết hợp thu hoạch thu công.
Bạn ơi không phải người dân Việt Nam ta thu hoạch xanh đâu, bạn hãy nhìn vào thực tế nhé ! Khí hậu Việt Nam đợi lứa này chín thì lứa kia đã khô rụng đầy gốc rồi!
Vietnamse địa hình dốc, trồng 2m-3,2m, thuế cao, khó tiếp cận nguồn vốn vay chứ chưa nói đến ưu đãi,… Vietnamse mãi chỉ có thể lao động thủ công.
Chỉ riêng việc đầu tư để tưới bằng điện lưới quốc gia nông dân cà phê đã phải tự mình lạy lục và bỏ tiền túi ra để làm còn khó. Chuyện cơ giới hóa tôi thấy còn xa vời lắm… mơ!
– ặc ặc! Brazil là đỉnh về cà phê Chè còn Việt Nam là đỉnh về cà phê Vối. 2 loài khác nhau, sao đem so sánh và áp dụng. Điều quan trọng nhất là cà phê chè thì phát hoa/quả trên đốt cũ, còn cà phê vối thì chỉ đốt mới mới phát hoa. Làm máy, có mà ăn cháo hết.
Bằng chứng là: Mấy năm vừa rồi, mấy cái máy tuốt cà phê cầm tay có bán được bao nhiêu! Đó mới là cầm tay, chứ chưa nói đến 4 bánh.
– Muốn cơ giới hóa cho cà phê Vối thì phải có các điều kiện sau:
1. Giống: phải chín tập trung, quả dễ tách khỏi đốt nhưng lại không dễ rụng, cành phải dẻo, ít/không cành tăm,v.v…
2. Quy mô canh tác phải đủ lớn: Cái này có 0.5 – 1 ha thì đất không có để trồng cây, chứ đừng nói là để trống cho Máy chạy, hay vận hành máy móc, v.v…
3. Kiểu để cành phải không bấm ngọn, không để cành thứ cấp dự trữ.
4. Địa hình đất tương đối bằng phẳng.
—————————————————
Nếu không thỏa mãn, thì tốt nhất giữ nguyên điều kiện canh tác cũ và đừng mơ mộng hão huyền.
nhân công ngày càng tăng cao. hiện nay 1 ngày công tại Iagrai – Gia Lai cũng phải 160 000 vnd. vậy nếu cứ đà này thì không ổn?
Không khả thi ở Việt Nam
Hãy có niềm tin,tương lai tự động hóa và robot sẻ phát triển,các bạn hôm nay hãy đặt nền móng cho tương lai,trước tiến máy hái cầm tay,bạn có sáng kiến ý tưởng hay hãy lên giacphe.com chia sẻ để cải tiến tốt hơn.Chúc cho VN sớm có robot hái cà phê để nông dân bớt vất vã và cải thiện chất lượng và thu nhập,thân chào.
Ai đã qua Brazil thì rập khuôn giống y hệt như họ đi
Cái máy hái y hệt như thế nhập khẩu về là xong
Đất nào máy chạy được đưa vào chạy luôn
Việt Nam nhiều đất bằng phẵng và đẹp lắm mà
Thiếu gì chỗ hái cà phê
Ai nhập khẩu về làm sớm với chừng giàu từ đấy