Do ảnh hưởng của rãnh thấp qua Bắc Trung bộ kết hợp với gió Tây Nam hoạt động mạnh khiến trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đã có mưa lớn ở nhiều nơi. Những trận mưa kéo dài nhiều ngày không dứt khiến độ ẩm tăng cao, cành lá phát triển nhanh, thiếu ánh sáng quang hợp, là điều kiện thuận lợi để nấm đen ký sinh trên cuống cà phê phát triển và cây khó có thể hút được chất dinh dưỡng để cung cấp cho quả khiến cho hàng trăm ha cà phê bị rụng quả non.
Theo quan sát, tại nhiều vườn cà phê, giữa những chùm quả xanh còn sót lại là những vết cuống thâm đen – dấu vết của hiện tượng rụng quả để lại. Nhiều cây quả đã rụng hết chỉ còn trơ lại cành và lá, tỷ lệ rụng quả lên đến 5 – 10%.
Bên cạnh đó, thời kỳ cây cà phê ra hoa lại gặp nắng hạn. Nắng hạn kéo dài suốt từ đầu năm đến cuối tháng 6 cũng tạo điều kiện để rệp sáp phát triển mạnh trên cây cà phê.
Hiện trong tổng số 1.077 ha cà phê của xã Tam Bố (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã có 150 ha bị nhiễm rệp sáp ở mức trung bình với tỉ lệ gây hại là 11,5% (cục bộ có cây bị hại nặng); diện tích còn lại tuy có nhiễm rệp sáp nhưng tỉ lệ gây hại không đáng kể (chỉ ở mức 7,5% trở xuống).
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có trên 561.500 ha cà phê. Trong 10 năm tới, Tây Nguyên có trên 100.000 ha cà phê già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh cần tái canh trồng mới hoặc cưa đốn phục hồi, chọn chồi tái sinh thực hiện ghép chẻ nối ngọn để “trẻ hóa” vườn cà phê.
Như vậy, thời kỳ ra hoa gặp thời tiết hạn hán kéo dài, đến khi đậu quả trời lại mưa nhiều khiến quả non bị nhiễm nấm đen ở cuống và rụng, hàng trăm hộ nông dân trồng cà phê phải đối mặt với một vụ mùa thất bát, cộng với năng suất thấp do tỷ lệ cây cà phê già cỗi cao, dự kiến sản lượng cà phê niên vụ 2014/15 sẽ thấp hơn nhiều so với niên vụ trước.
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
Đã nhiều năm cây cà phê được thâm canh chủ yếu là phân bón vô cơ và hiện nay lại đang rộ lên các chế phẩm sinh học. Nếu việc sử dụng không hợp lí cộng với các điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt, sâu bệnh xuất hiện nhiều chủng mới sẽ tác động tiêu cực ngày càng nhiều đến cây cà phê.
Con van xin ông Vicofa đừng quăng bom nữa. Sản lượng tăng thì báo là tăng để nông dân biết đường mà đối phó
Cà phê trồng tòan bỏ phân vô cơ và phân bón chế phẩm sinh học…, chẳng khác gi chăn nuôi băng cám tăng trọng… nên cây cà phê năng xuất thì đạt nhưng chất lượng thì kém, nên hiệu qủa tỷ lệ nhân khôg đạt được cao. Ví dụ đi mua về 29 tấn tươi về phơi khô xay xát ra nhân thì phải ngậm đắng im lăng để lừa người khác, nên vì sao đa số các dncp phải lỗ và mang nợ, cũng có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân thứ 1 vì chất lương hạt cà phê khôg đạt chất lượng, (mình đả tìm hiểu đa số người trông không có bỏ phân chuồng và phân xanh (hửu cơ) cho cây cà phê bao giờ cả…)
Các bạn có đúng là nông dân không vậy? Vùng mình nông dân trồng cà đa số đều bón hữu cơ hàng năm. Theo Tâm cà thì năm nay được mùa hả ! bó tay.
Bạn nga hoàng … phân hữu cơ phải là phân bò nguyên chất, phân heo, phân gà, phân xanh (cây cộng sản, và tất cả có loại cây có lá màu xanh cắt đem ủ với vôi) chứ phân hữu cơ như bạn nói toàn là vỏ khô của qủa cà phê không tốt bằng mấy phân kia,… chẳng qua không có phân chuồng nên họ lấy vỏ cà phê thế vào cho có tiếng là phân hữu cơ thôi, tôi nói thật đó… Vườn cây cà phê nào mà năm nào cũng bỏ phân chuồng nguyên chất thì lá cà phê xanh mãi, muà khô vẫn còn xanh, ít sâu bệnh, nhân cà phê to, ít lép,