[Video] Nhức nhối nạn bóc lột lao động: Mạng lưới “buôn người”

Nhiều lao động từ các vùng quê nghèo đổ về TP.HCM đã bị các đối tượng môi giới lừa đảo “bán” lên tỉnh Lâm Đồng. Mức lương bèo bọt, công việc khổ cực…nhiều lao động không trụ nổi đã bị chủ vườn đánh đập…Họ chỉ còn cách cầu cứu gia…

Xem thêm bài: >> Lao động bị “bán” ở Lâm Đồng tháo chạy khỏi nhà vườn

Bản quyền thuộc báo Tuổi Trẻ

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nông dân cà phê

    Video này không xem được, chắc là không có thật!
    Chúng ta sẽ làm rõ các khía cạnh đúng sai của bài viết:
    + Nhiều lao động từ các vùng quê nghèo đổ về TP.HCM đã bị các đối tượng môi giới lừa đảo “bán” lên tỉnh Lâm Đồng: Thời này mà nói chuyện buôn bán người là điều không thể, lao động nào cũng đủ khôn để biết làm công việc nào là sướng hay khổ, lương cao hay thấp, họ biết lên Lâm Đồng làm nông nghiệp là phải dầm mưa đội nắng, lương không thể cao và ổn định bằng làm công nhân ở TP, biết vậy nhưng sao họ vẫn tin lời dụ dỗ ngon ngọt của bọn mơi giới ?
    + Làm nông nghiệp thì Mức lương bèo bọt, công việc khổ cực …là điều hiển nhiên, thế mới biết nông dân chúng tôi làm ra hạt gạo bó rau cực khổ như thế nào.
    +Chuyện chủ vườn đánh lao động do không trụ nổi thì tôi chưa từng thấy chủ vườn nào ở Lâm Đồng ác như vậy… nếu có thì chắc chỉ là con sâu làm rầu nồi canh thôi, những chủ vườn này sẽ bị pháp luật trừng trị. Các lao động không cần phải cầu cứu gia đình như bài báo viết mà họ còn rất nhiều cách là ra cơ quan công an trình báo…
    + Ở Lâm Đồng cũng như Tây Nguyên, lao động hái cà phê thực sự thì lương chưa cao và ổn định như làm công nhân ở TP, biết vậy nên tôi khẳng định có 99,99% các chủ vườn đều cưng chiều lao động. Chẳng hạn chế độ ăn uống rất đầy đủ, cơm 3 bữa, ăn giữa buổi như chè, trái cây, sữa…tối đến có rượu uống đầy đủ, thuốc là 2 gói/người/ngày đêm (những thứ này tuy vô cùng có hại nhưng không có các lao động không chịu làm), tiền xe đi, về chủ vườn đều lo hết, khi về còn cho thêm mỗi lao động kg cà phê hay trà…Ấy vậy mà nhiều lao động vô ý thức làm việc thì cà kê, chuyên xin tiền nạp điện thoại rồi ngồi nhắn tin, buôn chuyện, chưa 4 giờ chiều mà đã lo thu bạt đi về, hễ chủ vườn nói nặng nhẹ là y như hôm sau lại xin nghỉ vì lý do cảm cúm… Đấy là chưa kể có rất nhiều lao động móc nối với bọn môi giới chuyên đi lừa chủ vườn: các chủ vườn bỏ ra gần 2 triệu đồng để nhận 1 lao động từ trung tâm môi giới, sáng hôm sau ngủ dậy thì các lao động này trốn mất tăm và tiếp tục đi lừa chủ vườn khác. Nhiều người hỏi sao không giữ giấy tờ của họ nhưng vì quá cần lao động nên chủ vườn phải chấp nhận nhận những lao động không có giấy tờ tùy thân…
    Thực tế còn rất nhiều chuyện để nói sao tác giả bài báo không biết cách tìm giải pháp giúp nông dân tôi với ?

  2. Nguyễn Bá Thành

    Lao động hái cà phê ở Lâm Đồng sướng như vua. Sáng 7h30 mới bắt đầu kéo bạt ra vườn trưa 11 giờ bắt đầu nghỉ; chiều 1h 30 bắt đầu ra vườn ,4 h 15 đã về đến nhà lại còn giải lao, một ngày làm việc chưa đến 7 tiếng. Chủ vườn phải phục vụ cà phê, thuốc lá lại còn ăn bữa xế, bữa lỡ… Tiền công bình quân 160.000 đ/ngày. cao hơn cả lương công chức. Riêng tiền công hái đã chiếm từ 15 – 20 % giá thành nhưng vẫn phải thuê vì cà chín đồng loạt ko hái kịp thì rụng hết. Nhu cầu lao đông rất nhiều mà người làm thuê thì ít nên được chiều chuộng như vua, nếu có gì không vừa ý là bỏ đi ngay.

  3. Nguyễn Nam

    BÁc Thành nói sao giống chỗ em quá, đến mùa cà phê mình thuê lao động mà giống như làm o sín cho lao động thuê vậy. Nói năng phải ý tứ, phật lòng nó ghét nó bỏ đi; phục vụ nó tận tình, cà phê, thuốc lá, lâu lâu phải mua thêm đồ ăn đồ uống. Lâu Lâu tụi nó mà có ý kiến ý cò gì là chạy lo nuông chiều tụi nó. Oải. Nói chung cũng có những mùa nhà em chuẩn bị trước thuê được lao động tốt hay lao động quen, nhưng cũng nhiều khi gặp lao động như trên. không biết có phương án nào giải quyết được không he?

Tin đã đăng