Giá phân bón sẽ tăng

Sản xuất phân bónGiá thành của hầu hết các sản phẩm phân bón hiện nay đều có liên quan ít nhiều đến tình trạng xe chở quá tải.

Ông Trần Bình, GĐ Cty Phân bón Anh Phương (Đồng Nai) cho biết, lâu nay thị trấn Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk là “đầu mối” tập kết phân bón của hầu hết các DN phân bón từ các tỉnh miền Đông Nam bộ lên Tây Nguyên tiêu thụ. Mấy ngày đầu tháng 4, tiền vận chuyển từ TP.HCM lên thị trấn Buôn Hồ (cách TP.HCM khoảng 420 km) từ 400 ngàn/tấn đã tăng lên 600 ngàn/tấn do Bộ GT-VT siết chặt tải trọng.

“Một chiếc xe có trọng tải 15 tấn nếu chở đúng thì không đủ chi phí xăng xe, nhân công, thuế đường bộ, khấu hao. Nay buộc lái xe phải chở đúng tải trọng thì DN phân bón liên đới cũng khổ, bởi vì mình không tăng giá cước thì họ không chịu vận chuyển” – ông Bình nói.

Anh An, một tài xế xe tải ở quận 5, TP.HCM, thường chở phân bón cho Cty Anh Phương lên thị trấn Buôn Hồ giao cho đại lý cấp 1 cho hay, trọng lượng xe tải của anh đăng ký 15 tấn nhưng mỗi lần vận chuyển thì phải chở gấp 2 lần như thế để giảm chi phí. Thế nên, tiền vận chuyển trước đây bình quân 400 ngàn/tấn, nay hạ tải thì bên DN phải nâng số tiền vận chuyển lên chúng tôi mới chịu đi” – anh An nói.

Chị Lý, một đại lý bán phân bón ở xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết thêm, có trường hợp các DN bán đứt phân bón ngay tại kho nhà máy, nhất là các DN có thương hiệu, nên cước vận chuyển trên đường đi là do đại lý phải gánh chịu.

“Bây giờ các trạm cân phạt xe quá tải cũng đồng nghĩa với việc muốn vận tải phân bón không bị phạt thì chúng tôi phải đi nhiều lần, thay vì một chuyến thì nay phải 2 – 3 chuyến. Điều này bắt buộc các đại lý cấp 1 phải tăng giá bán phân khi đưa xuống các cửa hàng cấp 2, cấp 3. Rõ ràng, cứ mỗi nơi “ngắt” một tí thì cuối cùng người nông dân cũng phải “ôm” hết”.

Theo ông Trần Văn Châu (GĐ Cty TNHH XNK Phân bón Âu Châu – Long An), các ngành SX phân bón và dịch vụ vận tải đã và đang liên tục phát triển do có sự cạnh tranh nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, người nông dân đã được sử dụng nhiều sản phẩm phân bón và dịch vụ với giá thành hợp lý.

Tuy nhiên, phải nói rằng giá thành của hầu hết các sản phẩm phân bón hiện nay đều có liên quan ít nhiều đến tình trạng xe chở quá tải.

Vì vậy, khi cước vận tải tăng sau thời điểm 1/4, thì nhà nước cần phải có các giải pháp khác đồng bộ hơn trong việc kiểm soát tải trọng xe, nhất là có lộ trình với những bước đi thích hợp để các DN vận tải điều chỉnh giá cước, các DN SX phân bón điều chỉnh lại giá thành SX.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

    1. Anne Nguyen

      Đồng ý với quan điểm của Ha Lan. Trăm thứ thuế, phí, lệ phí…. các bác trí thức ở trên cao kia cứ chia vào giá cả. Nông dân chịu chứ họ có chịu đâu. Hi vọng vào 1 ngày ngừoi nông dân ta sẽ nghiên cứu tự làm ra tất cả. K phụ thuộc vào ai hết, chỉ có vạy mới bớt khổ thôi

  1. phamhuyduc

    1 chiếc xe trọng tải 15t phai chở lên 30t thì mới lời,mới sống đc sao?vậy xin hỏi chúng ta cứ dựa vào cái sai,bất châp luật pháp mà sống mãi dc ko?vậy thì còn bao nhiêu vụ tai nạn GT thảm khốc,những con đường nhà nước đâu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng mới làm xong bị nạn xe công,xe tải chở gâp 2 gâp 3 trọng tải cày bừa và xé nát thì ai chiu?nỗi đau hàng năm chết oan hàng ngàn mạng người ,tiêu tốn của nhà nước và nhân dân hàng ngàn tỷ đồng sao ko nói đến?theo tôi cứ phạt thật mạnh các xe chở khách quá người,xe tải xe công chở quá trọng tải để lập lại kỷ cương đất nước!chúng tôi la dân đen nhưng chúng tôi chấp nhận tất cả miễn sao xã hội công bằng thì chúng tôi mới đõ khổ!

    1. Tuấn Anh

      Thưa anh Phamhuyduc: em là một người cũng tham gia vào cái nghề phân bón và thu mua nông sản.
      Cái hệ lụy của việc chở quá tải, anh đã nói đúng.
      Nhưng nếu ko cho chở quá tải, chi phí sẽ đổ lên đầu người dân. Hiệu quả kinh tế của cả hệ thống sẽ giảm sút. Anh tính tiếp sao đây?

  2. Khiêm

    Đằng nào cũng đổ đầu tằm thôi, trời mưa đất chịu mà! Tôi cũng ủng hộ đúng tải để giảm thiệt hại từ những cái @phamhuyduc nêu, nhưng cái chữ S của ta có nhiều cái “lệ” cái :phí” ko tên nên giá thành nó cứ mãi tăng…Trước đây trạm cân đâu cũng có mà quá tải vẫn đầy. Em là em sợ cái “đuôi chuột” lắm ạ.

  3. nông dân cà phê

    Đâu có đơn giản như các bác nghĩ đâu. Chạy đúng tải là đúng luật, đường xá bớt bị hư, giảm bớt tai nạn… nhưng nước Việt Nam ta chưa phát triển như các nước khác nên Luật cũng không thể như các nước khác được. Các bác biết không?
    Chạy đúng tải như vậy lượng xe tải phải tăng gấp đôi mới vận chuyển hết số hàng hóa và con đường vẫn phải è lưng ra gánh chịu, con đường vẫn hư hỏng.
    Chi phí mua 1 chiếc xe ở Việt Nam đắt gấp 3 lần các nước khác vì các loại thuế nên cước vận chuyển cũng tăng theo.
    Đường xá VN chất lượng thì rất kém (vì bị ăn bớt ít nhất là 50% VD con đường 100 tỷ thì chi phí khoảng 50 tỷ là thực sử đổ vào con đường, còn 50 tỷ là chi phí rơi rụng khi đồng tiền đi từ trung ương về đến địa phương) đường nhỏ hẹp, cua quẹo nhiều.. mà lượng xe đông gấp đôi so với hiện tại cùng tham gia trên đường thì con đường nào chịu được.
    Xe tải 4 chân nếu chạy đúng tải khoảng 18 tấn hàng+ trọng lượng xe 14 tấn = 32 tấn, nhưng một đoạn đường nào đó hoặc cái cầu nào đó chỉ cho phép trọng tải 20 tấn vậy thì coi như Việt nam cấm đóng xe 4 chân luôn đi.!
    Còn rất nhiều thứ liên quan tới việc chở đúng tải hay quá tải, mà các nhà hoạch định chính sách cần phải nghiên cứu kỹ, làm sao cho bớt khổ dân, cứ như dưa hấu bây giờ giá đã rẻ mà chi phí vận chuyển lại tăng thì nông dân chết chắc.
    Tôi không ủng hộ xe chạy đúng tải trong lúc này mà phải làm từ từ, tất cả mọi việc phải làm đồng bộ trong 5-10 năm, phải tìm mọi cách cho cước xe không tăng.

    1. Tuấn Anh

      Bác này nói đúng quá, em cũng có ý kiến giống bác nhưng do khả năng trình bày kém nên em ko viết hay bằng bác được.
      Nói chung em rất mong vào những người có tâm và có tầm. Hi vọng để cả đất nước mình cùng đi lên.

    2. Ngọc anh

      Mình ủng hộ bạn, hiện nay giá bắp nước ngoài nhập về thì đã rẻ rồi, giờ cước xe tăng thì giá nông sản ở tây nguyên như thế nào đây sao cạnh tranh lại bắp nước ngoài nhập về, nếu ở tây nguyên muốn bán bắp xuống tphcm, bình dương, thì giá chỉ có 4k giá của thương lái, vậy tại dân thì bắp tươi chỉ 2,5 k vậy thì chỉ có chết dân chứ chú Đinh La Thăng có biết đâu… Thật là buồn cho dân

  4. Nguyễn Thanh Vinh

    Phân bón hóa học và phát triển bền vững
    Tưởng tượng cảnh từng đoàn xe chở phân hóa học lên quê hương Buôn Hồ thấy cũng phấn khởi. Điều đó có nghĩa nông nghiệp Buôn Hồ phát triển mạnh. Tuy nhiên, hàng triệu tấn phân hóa học đổ xuống vùng đất này thì hậu quả sẽ là gì? Tìm hiểu các loại phân sinh học thấy thông tin rất hay nhưng hiệu quả thực sự như thế nào thì chưa kiểm chứng được. Rất mong Bà con có kinh nghiệm sử dụng các loại phân sinh học vui lòng chia sẻ kinh nghiệm giúp.

  5. nguyễn tấn lộc

    giá phân bón cứ tăng, xe cứ chở đúng tải trọng nông dân chúng tôi chịu hết cho, nghèo quá rồi đâu sợ khổ nữa.

  6. Nông Dân

    Giờ giá phân tăng do tiền vận chuyển tăng lên, ít bữa vào mùa thì giá cà phê sẽ giảm vì tiền vận chuyển từ đại lý về công ty cũng tăng. Chỉ có người nông dân là thiệt đơn thiệt kép, không biết khi nào mới hết khổ

  7. quangnguyen38

    Nghèo nhất là nông dân , khổ nhất là nông dân . Trăm dâu đổ đầu tằm , nhưng chúng tôi vẩn chịu được, vẩn ủng hộ cân xe!

  8. ngolai

    Nhà nước ra luật dân chưa hiểu luật cũ đã đổi luật mới,cả một đời chắc gì đã hiểu được luật việt nam,các nhà xe chở một chuyến hàng từ gia lai về thành phố hồ chí minh thì qua bao nhiêu chốt công an,các chốt này khổ sở thức ngày đêm 24/24 là để làm gì ai là nhà xe thi đã hiểu,phải chở quá tải thôi,đường thì chắp vá quanh năm không ra gì con đường lưu thông chính mà thấy công nhân xúc đổ vào ổ gà,bây giờ cân trọng tải xe ,phải chăng các cấp lãnh chưa nhìn thấy nông dân bây giờ đang điêu đứng vì hàng không lưu thông được ,thấy cảnh tượng mía đường chặt ra không có xe chở về nhà máy,để đó cho khô đi,giá thì đang giảm hàng ngày.phân bón thi tăng rất cao, tôi nghĩ luật đáng lẽ phải đi đôi với lợi thì mới thiết thực vài lời bức xúc nói ra mong câp cao thấu hiểu,thân.

  9. tam ho

    giá phân tăng , do cước vận chuyển tăng .bao nhiêu thứ giá đều đổ lên đầu người nông dân .máy ông đang xiết chặt trọng tải hay xiết chặt đồng tiền của nông dân ?

  10. nguoinongdan

    Đọc xong những dòng tâm sự của nông dân tôi thấy đồng cảm và buồn ghe. Nông dân đầu tắt mặt tối, cái gì cũng đổ vào đâu dân, đi buôn thì ai dại gì chịu lỗ, nhà nước tăng thuế thì họ tăng giá. Chỉ có nông dân là khổ mãi. Tôi đã từng làm nhà nước rồi tôi biết. Mấy ông bụng phệ, ngồi mát ăn bát vàng kia thì họ biết gì nổi khổ của dân, chỉ biết vơ vét, đẻ ra đủ thứ việc để làm khổ dân thôi.

Tin đã đăng