Mai mực chữa viêm tai có mủ

Mai mực được dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày thừa nước chua, các chứng loét dạ dày, ho ra máu, đại tiện ra máu. Liều dùng trung bình mỗi ngày uống 4- 8g dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên.

Mai mực là “xương” của cá mực sống ở ngoài biển, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae.

Mai mực là một vị thuốc được dùng rất phổ biến trong nhân dân ta với tên ô tặc cốt, hải phiêu tiêu, có vị mặn chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng cầm máu, giảm đau, làm se chống loét…

mai muc
Mai mực được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày thừa nước chua, các chứng loét dạ dày, ho ra máu, đại tiện ra máu

Theo y học cổ truyền, mai mực có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, cầm máu, bổ phế, hút nước chua dạ dày, chữa con trai thận hư tinh kiệt, phụ nữ huyết khô không thai nghén (tán bột uống), chữa đại tiện ra máu, trĩ nội ra máu, thổ huyết, tai chảy mủ và cầm máu vết thương.

Trong nhân dân ta hiện nay, mai mực được dùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày thừa nước chua, các chứng loét dạ dày, ho ra máu, đại tiện ra máu. Liều dùng trung bình mỗi ngày uống 4- 8g dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên.

Thành phần hóa học của mai mực gồm các muối calci, các chất hữu cơ và chất keo. Chế biến mai mực tương đối đơn giản, thường người ta lấy mai mực, cạo sạch vỏ cứng ở ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn, sau đó phơi hoặc sấy khô, khi dùng tán bột. Để có mai mực có phẩm chất tốt nhất, nên dùng những mai dày, màu trắng như phấn, không gãy vỡ.

Dưới đây là một số bài thuốc có mai mực thường dùng:

– Chữa đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4-8g với nước sắc cây mộc tặc.

– Chữa viêm tai có mủ: Lấy bột mai mực rắc hoặc dùng tăm bông sạch thấm thuốc ngoáy vào tai.

– Chữa thổ huyết: Lấy mai mực tán thật nhỏ, ngày uống 4-5 lần, mỗi lần 1-2g với nước cơm hoặc nước sắc bạch cập (10-20g bạch cập sắc với 300ml nước).

– Chữa cam tẩu mã, loét mũi, viêm tai chảy nước: Mai mực, hoàng liên, thanh đại, hồng đơn, tế tân, ngũ bội tử, nhân trung bạch, mỗi thứ 12g, phèn phi 8g; mai hoa 4g. Từng thứ sao riêng trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại, rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng, rắc bột lên vết thương, vết loét.

– Chữa ho ra máu, băng huyết, trẻ em chậm lớn: Ngày uống 4-8g bột mai mực.

– Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo: Mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bôi mẫu 6g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g trước bữa ăn khoảng nửa giờ.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng