Nông dân hay doanh nghiệp đều thấm thía với sự trồi sụt giá các mặt hàng nông sản. Sự không ổn định về giá theo chu kỳ luôn là nỗi ám ảnh, như mặt hàng gạo sau thời kỳ đỉnh điểm về giá năm 2008, vài năm sau vẫn ở mức cao, nhưng 2 năm nay, tình trạng cung vượt cầu trên bình diện thế giới hiện rõ; với ngành hàng hồ tiêu khoảng 6 – 7 năm, cà phê khoảng 10 năm.
Sau thời gian các mặt hàng nông sản được giá, trở thành “bà đỡ” nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái, trong 2 năm qua, chu kỳ đi xuống của nông sản bắt đầu xuất hiện, trừ hồ tiêu. Điển hình là cao su, gạo, hạt điều, nhưng giảm mạnh nhất là cà phê.
Có thể nói, ngành cà phê Việt Nam đang lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn. Khi Colombia (với cà phê Arabica), Brazil đều được mùa, cùng lúc đó là sự mạnh lên của đồng USD và sự chi phối thị trường của các quỹ đầu tư nước ngoài tác động làm giá cà phê đi xuống, cùng lúc trong nước siết chặt việc gian lận thuế giá trị gia tăng (VAT).
Giữa năm 2013, Bộ Tài chính ra văn bản 7527 thay đổi quy trình thuế VAT, kiểm trước hoàn sau, nếu một trong các khâu chuỗi cung ứng cà phê bị vướng, thủ tục chưa hoàn chỉnh thì DN xuất khẩu bị ngừng việc hoàn thuế VAT. Điều này đã làm ngành cà phê rối tung lên trong mấy tháng qua.
Lượng cà phê xuất khẩu giảm hẳn. Những DN chân chính tạm ngưng, không dám mua để xuất vì không biết lúc nào có thể bị vướng. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, cho biết, dù đang dẫn đầu ngành hàng cà phê xuất khẩu nhiều năm, nhưng đơn vị ông luôn nơm nớp lo ngại với tình trạng này.
Bộ Tài chính sau khi làm việc, có văn bản thay thế về việc cho hoàn VAT trong 6 ngày với những DN được công nhận là “DN xuất khẩu uy tín VN 2012” và sau 45 ngày với những DN còn lại nếu chưa xong thủ tục cũng sẽ được tạm hoàn thuế, nhưng theo các DN, chi cục thuế các tỉnh vẫn chưa triển khai khiến DN vẫn gặp khó khăn. Công ty cổ phần Packsimex TPHCM còn gần 300 tỷ đồng vốn lưu động nhưng phải tạm ngưng việc xuất khẩu cà phê nhân vì tình trạng này.
Theo văn bản mới, “DN xuất khẩu uy tín” sẽ được ưu tiên xét hoàn thuế VAT trước, kiểm sau như trước. Với trường hợp này không ít DN “dở khóc dở cười”. Vì dù đủ tiêu chuẩn để xét duyệt như xuất khẩu trực tiếp, không lỗ 2 năm 2011, 2012; không vi phạm pháp luật; không bị đối tác khiếu kiện; thực hiện nghiêm túc hợp đồng xuất khẩu; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; có kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2012 là 10 triệu USD nhưng do không chú ý, không quan tâm hay không biết nên có DN đã không làm thủ tục nên bây giờ chịu trận.
Có DN đạt danh hiệu này nhưng hiện nay thua lỗ, biến mất khỏi danh sách 20 DN xuất khẩu hàng đầu. Có DN trong ngành cà phê ai cũng kính nể vì cách làm ăn bài bản, uy tín, trồng cà phê theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, đạt chất lượng rất cao, nhà nhập khẩu luôn mua giá cao hơn cà phê cùng loại thêm cả trăm USD/tấn, thậm chí phải ứng tiền trước 1 – 2 năm, như Công ty TNHH Cà phê Thắng Lợi tỉnh Đắk Lắk, nhưng không đủ tiêu chuẩn “DN xuất khẩu uy tín” vì kim ngạch chỉ đạt tầm 7 triệu USD!
Theo tôi, lập luận này không đúng :
-như Công ty TNHH Cà phê Thắng Lợi tỉnh Đắk Lắk, nhưng không đủ tiêu chuẩn “DN xuất khẩu uy tín” vì kim ngạch chỉ đạt tầm 7 triệu USD!
đơn giản là Thắng Lợi tự sản xuất kinh doanh thì làm gì vướng vào hóa đơn VAT.
KHÔNG LẼ THẮNG LỢI CŨNG MUA BÁN LÒNG VÒNG À !?
Biện pháp cần làm ngay để chống gian lận thuế :
– Siết chặt thành lập doanh nghiệp : Chi cục thuế cần phải xuống tận gốc để xem trụ sở công ty , yêu cầu gặp giám đốc công ty để lấy chữ ký mẫu . Sau đó có 1 bộ phận chuyên đối chiếu chữ ký mẫu với chữ ký trên hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp sau này . Hàng tháng phải xuống DN để gặp giám đốc công ty . Sở KHDT thì phải có 1 bộ phân chuyên giám định CMND của người đăng ký là thật hay giả ( phải là chủ doanh nghiệp mới được thành lập , ko cho thông qua công ty luật . )
1. Mạt thứ 01 của công ty uy tín là thời gian qua phải lách thuế mới mua được hàng
2. Mặt thứ 02 của công ty uy tín là giờ này đang bị cơ quan thuế và công an bới vết để gây khó cho ló tiền ra.