Giao hàng cà phê từ các trang trại ở Indonesia, nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới, đã chậm lại do vụ mùa sắp kết thúc, theo Volcafe Ltd, đơn vị thành viên của tập đoàn ED & F Man Holdings Ltd.
Giao hàng về kho cảng Lampung trong tuần qua đã giảm xuống còn 6.000 tấn, trong khi vào tuần trước đó là 7.000 tấn, dữ liệu của thương nhân từ Winterthur, Thụy Sỹ cho biết.
Volcafe khẳng định việc giao hàng đã “giảm hàng tuần vào cuối vụ rõ ràng là có”. Ước tính hiện có khoảng 60.000 tấn cà phê nằm trong tay của nông dân và những người trung gian.
Dự kiến sản lượng niên vụ cà phê 2013/2014 của Indonesia sẽ nhỏ hơn một chút so với niên vụ trước, vào khoảng gần 10 triệu bao, Deepak Kaul, một phó chủ tịch của Olam International Ltd (OLAM) tại Singapore, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm ngày 4/10. Vụ mùa cà phê của Indonesia bắt đầu thu hoạch vào tháng Tư.
Lô hàng cà phê Indonesia, giao trong tháng 11 và tháng 12, vào tuần trước có mức giá cộng 130 USD/tấn so với giá kỳ hạn trên sàn NYSE Liffe ở London, không đổi so với mức giá cộng một tuần trước đó. Giá cà phê Robusta đã tăng 1,4 % trong thời gian qua do kho dự trữ giảm.
Ở Việt Nam, quốc gia trồng cà phê Robusta lớn nhất thế giới, thu hoạch vụ mùa 2013/2014 được bắt đầu và mức giá chênh lệch sẽ suy yếu hơn nữa trong những tuần tới khi hàng vụ mới bắt đầu được giao dịch. Trong khi những lô hàng giao gần có mức chênh lệch cao thì những lô hàng giao từ tháng 12 trở đi là thấp hơn. Sự chênh lệch chỉ khi giá giảm hoặc chỉ khi trả tiền mặt để mua cà phê trong thị trường giao ngay so với giá thị trường kỳ hạn.
Việt Nam sẽ thu hái sớm do tháng 11 năm ngoái đã có hoa nở, nhưng việc phơi sấy đang bị cản trở vì những cơn bão.
Lô hàng cà phê Việt Nam giao trong tháng 11 và tháng 12 có mức giá cộng 130 USD/tấn so với giá thị trường kỳ hạn, giảm từ mức 160 USD/tấn một tuần trước đó.
NỔI BUỒN NÔNG DÂN
12 tháng mong đợi đến vụ mùa là thời gian không phải ngắn, nhưng khi vụ mùa đến cũng là lúc nổi buồn cùng đồng hành đến với bà con nông dân trồng cà phê, hiện tại trên thị trường các mặt hàng vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất cà phê như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, điện tất cả đều tăng, nhưng giá cả hạt cà phê thì đi ngược lại, mọi chuyện lớn nhỏ của gia đình trong năm tất cả trông chờ vào cà phê, không biết vào chính vụ giá sẽ như thế nào, một nổi lo mà những người làm cà phê không tránh khỏi trong đó có gia đình tôi. Rất mong được sự quan tâm về phía Chính phủ cần hổ trợ về giá cả để những người nông dân trồng cà phê bớt nổi khó khăn.