Mua cà phê từ Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, loại thường được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan, phải trả mức giá cộng cao hơn trong bối cảnh nguồn cung từ nông dân ngày càng thấp, theo Volcafe Ltd
Lô hàng cà phê Việt Nam giao trong tháng này và tháng sau có mức giá cộng 130 USD/tấn so với giá cả trên sàn NYSE Liffe ở London, đơn vị cà phê thành viên của Tập đoàn Hàng hóa Thương nhân ED & F Man Holdings Ltd, có trụ sở tại Winterthur, Thụy Sĩ cho biết trong một báo cáo hàng tuần gửi đi chiều thứ Sáu ngày 6/9. Tăng từ mức cộng 120 USD/tấn của tuần trước.
“Thị trường địa phương bất ngờ thắt chặt do lượng hàng cung từ nông dân hiện là rất ít”, Volcafe cho biết. “Giá giao dịch tại địa phương được duy trì mức cộng dựa trên giá của Liffe và nông dân giữ hàng lại nếu giá thấp hơn 39.000 đồng/kg (tương đương 1,85 USD cho 2,2 cân Anh), do đó các nhà xuất khẩu cũng giữ hàng lại để chờ giá.”
Việt Nam sẽ có một vụ thu hoạch đạt kỷ lục với 30 triệu bao cà phê, bao nặng 60 kg, trong niên vụ 2013/2014 bắt đầu từ tháng Mười, tăng từ 26 triệu bao trong niên vụ kết thúc trong tháng này. Giá cà phê Robusta đã giảm 5 % ở London tháng trước. Các kho dự trữ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giảm 700.000 bao xuống còn 1,9 triệu bao, theo báo cáo.
Mọi người đều hướng sự chú ý vào vụ thu hoạch mới, với những người mua chờ đợi giá sẽ suy yếu trong những tháng tới khi vụ thu hoạch bắt đầu được triển khai”, Volcafe cho biết. “Các kho hàng đang được làm trống.”
Tại Indonesia, quốc gia trồng cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới, hàng cà phê từ các trang trại giao đến đạt khoảng 23.000 tấn trong tuần này, giảm từ 24.000 tấn trong tuần trước.
Giá thu mua cà phê trong nước tuần này từ 19.400 – 20.600 Rupiah/kg ( khoảng 1,68 USD) so với từ 19.500 – 20.300 Rupiah/kg vào tuần trước, theo dữ liệu của Volcafe. Lô hàng cà phê xuống tàu trong tháng này và tháng tiếp theo có mức giá cộng 130 USD/tấn theo giá kỳ hạn, không thay đổi so với tuần trước.
Tại Ấn Độ, quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ ba Châu Á, xuất khẩu cà phê đã “chậm lại” do giá đấu thầu tại thị trường nội địa cao hơn.