Hỗ trợ 50% lệ phí bảo hiểm nông nghiệp có làm nông dân hào hứng hơn không?

thu-hoach-ca-pheNgân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có quy định về việc cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, chủ trang trại – khi tham gia mua bảo hiểm rủi ro nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 50% lệ phí.

Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn đang bị bỏ ngỏ thì biện pháp mới này có thể sẽ làm cho người nông dân hào hứng hơn. 

Thông thường trong cơ chế thị trường, có cầu ắt sẽ có cung. Nhưng riêng với bảo hiểm nông nghiệp thì cầu có nhưng cung chưa nhiều, hay nói cách khác cung- cầu chưa gặp nhau. Thực tế, nông dân không quan tâm nhiều đến bảo hiểm nông nghiệp, chủ yếu do phí bảo hiểm nông nghiệp khá cao so với thu nhập của họ. Bên cạnh đó, tính chất rủi ro trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm e ngại.

Chính vì thế, khoản hỗ trợ 50% lệ phí mua bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân có thể sẽ khuyến khích nông dân tham gia nhiều hơn. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thì Ngân hàng Nhà nước nên xác định rõ, đây chỉ là mức hỗ trợ mang tính chất vốn mồi. Để bảo hiểm nông nghiệp thực sự hấp dẫn nông dân, vấn đề quan trọng nhất vẫn phải là sản phẩm bảo hiểm mang lại lợi ích gì cho họ. Khi có lợi ích thì dù không hỗ trợ lệ phí, nông dân sẽ vẫn mua bảo hiểm.

Ở một số nước trong khu vực và trên thế giới, bảo hiểm nông nghiệp là bắt buộc và Chính phủ có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thông qua các chính sách thuế, phí và cơ chế tài chính. Thực tế, Nhà nước ta cũng đã có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp. Song các nhà bảo hiểm chưa thiết tha lắm do chưa tìm được sự hợp tác trong các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau cũng như chưa thiết lập được sự hợp tác giữa nhà bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm nước ngoài.

Với mức phí tương đối cao, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng chưa thể đơn thương độc mã trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đối với hoạt động bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp, cần có mạng lưới phân phối rộng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được điều này. Hiện, chỉ có Công ty bảo hiểm Agribank có khả năng mở rộng mạng lưới phân phối với việc tận dụng hơn 20.000 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cả nước.

Vừa qua, một số tổ chức bảo hiểm ở nước ta đã triển khai nghiên cứu hình thức bảo hiểm theo chỉ số lũ lụt cho cây lúa ở miền Tây Nam Bộ, cụ thể là ở Đồng Tháp và chỉ số khô hạn cho vùng cây công nghiệp ở Đăk Lăk. Hiện Công ty bảo hiểm Agribank và đối tác đang theo đuổi nghiên cứu để cho ra sản phẩm bảo hiểm về sụt giảm sản lượng cây lúa ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng phương pháp tính phí, thống kê thì phải nghiên cứu trong nhiều năm.

Thực tế, việc cho ra một sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp cụ thể là rất khó, như bảo hiểm cho gia súc như thế nào, thủy sản, cây lúa, cây công nghiệp ra sao? Trước mắt, Công ty bảo hiểm Agribank đang thí điểm áp dụng sản phẩm bảo hiểm tín dụng đối với 10 tỉnh và thu hút được sự quan tâm của nông dân. Đây là sản phẩm bảo hiểm gắn với dư nợ vay của nông dân tại Agribank. Khi có rủi ro, tác động đến sức khỏe, tính mạng của người vay vốn thì Công ty bảo hiểm Agribank sẽ thay mặt cho người vay, thanh toán cho ngân hàng một khoản nợ tương ứng với mức rủi ro của họ.

Mô hình banket-insurance, tức là kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm hiện cũng đang khá phổ biến trên thế giới, cho phép các đối tác ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng mạng lưới của nhau, bán sản phẩm cho nhau và tiết giảm chi phí hoạt động kinh doanh.

Theo StockBiz

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. cnctcppa

    Bảo hiểm – Hay dự phòng rủi ro do yếu tố khách quan ngoài ý muốn , bất khả kháng mang lại đối với chủ thể sxkd .Trong sxkd không ai là không tự mình lập ra 1 khoản dự phòng -kể cả ngồi lên xe máy đi chơi !!! Bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp là 1 vần đề phức tạp ,nhất là trong trồng trọt .Nếu BH về sản lượng -Ví dụ anh A và anh B cùng làm 1 ha cà phê kinh doanh cùng tuổi kinh doanh . Anh A trong điều kiện bình thường bình quân thu được 5 tấn cà phê nhân/Ha vụ .Anh B cũng như vậy song mức bình quân chỉ đạt 3,5 Tấn cà phê nhân/ha vụ .Hạn hán diện rộng xảy ra ( Chưa nói đến hạn hán cục bộ – sự cố gắng khắc phục của mỗi người ) – Ông A thu được 2,5 ,Ông B thu được 1 tấn như vậy phương án BH sẽ ra sao , bảo hiểm /diện tích ,năm trồng , sản lượng , giá cả .Hay theo % số tiền mà mình tự nguyện mua . . . Thôi đó là chuyện của các nhà hoạch định chính sách .Nhìn lại bảo hiếm ở nông thôn có thời kì nhà nhà đều mua , ai cũng đi tiếp thị tư vấn bảo hiểm – người nông dân chỉ nghĩ sau 10 ,15 hay 20 năm khi đó con cái sẽ vào đại học , học nghề tối thiểu 3 đến 5 năm – Mua Bh để dự phòng chi phí cho con cái học hành khi đó . Thử hỏi với lạm phát hàng năm ,năm trước cao hơn năm sau , giá cả ( Nói chung là chi phí đào tạo ,sinh hoạt ) càng ngày càng tăng .Thử hỏi sau khi mua đạt đến 20 tr thì mỗi năm Cty bh chi cho bao nhiêu để cho con cái học ,đủ để nộp học phí hay không ??? Một ví công nhân công ty cà phê Phước an Đak kak hàng chục năm nay thu của các hộ 2% sản lượng ( hàng năm khoảng 60 đến 70 Tấn cà phê nhân ( Khoảng 300 tấn cà phê quả tươi ) ).Nhưng thử hỏi chi lại cho các hộ được bao nhiêu !!! Nếu nhà nước có tiền hỗ trợ cho Nông dân thì nên đầu tư vào thủy lợi ,phân bón ,thuốc phòng trừ sâu bệnh ( Đừng để tồn tại phân giả , kém chất lượng ) những yếu tố quan trọng tạo năng suất cây trồng .Còn mua BH nông nghiệp chắc chắn rằng chỉ 1 tỉ lệ rất nhỏ cho dù đó là nhà nước hỗ trợ 50 % . Lại tốn tiền , cho những dự án không thực tế , kém khả thi . . . Nông dân ai mua hãy giơ tay , dăng kí nhanh không hết vỳ không được ” Hỗ trợ ” 50 % . Nếu mua 50 % rồi lấy ra được 100 % thì nên mua đăng kí nhanh !!!

Tin đã đăng