Hội đồng Cà phê Ấn Độ, một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Thương Mại, vừa ký một biên bản thỏa thuận với NSEL để đưa ra giấy chứng nhận lưu kho đối với cà phê trên thị trường điện tử.
Đây là lần đầu tiên hình thức này được Hội đồng áp dụng nhằm tạo điều kiện cho các mức giá cao hơn và chất lượng được đảm bảo hơn.
Hiện tại, một lượng cà phê trị giá hơn 2.000 triệu Rupi đang được mua trực tiếp tại các trang trại. Các đại lý của các doanh nghiệp xuất khẩu thu mua cà phê tại các khu vực trồng trọt và mang đi phơi khô. Trước đó, ngân hàng điện tử ABN AMRO va ICT đã thành lập một hệ thống thu mua cà phê trực tuyến nhưng đã không thành công.
Theo biên bản ghi nhớ (MoD), NSEL sẽ tiến hành giao dịch cà phê trực tuyến đối với cà phê nhân. Công ty này đã thoả thuận với các doanh nghiệp chế biến cà phê tham gia vào giao dịch trực tuyến. NSEL đã thành lập 2 kho cà phê tại Kushalngar thuộc quận Kodagu và tại quận Chikmagalur là Chikmagalur nhằm lưu trữ cà phê thay cho người trồng.
“Mục đích của sự hợp tác này là để đảm bảo cho người trồng cà phê nhỏ và vừa có một cơ hội để bán cà phê trực tuyến. Chúng tôi sẽ cung cấp cho nguòi dân các tiêu chuẩn chất lượng và các trang thiết bị cần thiết tại chính nơi sản xuất với sự giúp đỡ của Hội đồng cà phê. Người trồng được tự do ấn định giá riêng của họ. Người nông dân sẽ không bị tính một mức phi nào khi tham gia giao dịch trực tuyến. Chúng tôi sẽ tính một khoản hoa hồng nhỏ trên người mua”, một quan chức của NSEL cho biết.
Sự hợp tác giữa Hội đồng cà phê và NSEL còn nhắm đến mục tiêu là cung cấp các mối liên kết thị trường với cơ sở hạ tầng, rèn luyện, đào tạo và các tư vấn kỹ thuật cho người nông dân. Hội đồng cà phê sẽ chuyển phòng thí nghiệm di động để tiến hành phân loại cà phê tại chính nơi sản xuất. Mức giá sẽ được đưa ra dựa trên hình thức đấu giá điện tử một cách minh bạch. Sau khi giao dịch trực tuyến được thực hiện, NSEL sẽ giao cà phê tận nơi của người mua thông qua mạng lưới giao thông của chính nó, người này cho biết.
Ramesh Rajah, chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu Cà phê Ấn Độ cho biết,” Đây là một ý tưởng tuyệt vời. Người bán sẽ biết mức giá nhận được từ cà phê của mình. Tuy nhiên, hình thức giao dịch trực tuyến mang lại rất nhiều trục trặc
Ông cho biết các vấn đề như Quy tắc 7B, thuế VAT và chi phí giao dịch sẽ phải được NSEL và Hội đồng Cà phê đưa ra giải quyết một cách hợp lý. Khi việc bán cà phê bị đánh thuế, người nông dân sẽ không trực tiếp tham gia vào hệ thống trực tuyến.
Đến nay, NSEL đã tăng 54 mặt hàng trên hệ thống giao dịch trực tuyến của mình.