Giá cà phê Arabica trên thị trường kỳ hạn đã có một phiên tăng cao nhất trong 8 tuần do lo ngại về nguồn cung từ Colombia, nhà sản xuất Arabica lớn thứ hai trên thế giới, có thể bị chặn lại do một cuộc biểu tình của nông dân.
Những nông dân ở các khu vực trồng cà phê của tỉnh Caldas, Colombia sẽ gặp nhau vào ngày 3 tháng 7 để họp bàn quyết định có thể mở một cuộc biểu tình để yêu cầu Chính phủ nâng mức trợ cấp lên cao hơn do giá cà phê đã giảm xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất, ông Oscar Gutierrez, một điều phối viên khu vực của những nông dân trồng cà phê, cho biết hôm qua trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Tính đến ngày 18 tháng 6, các quỹ đầu tư đã đặt cược vào giá giảm tăng lên mức cao nhất trên thị trường kể từ hồi tháng 3 đến nay, dữ liệu từ chính phủ Colombia cho thấy. Tính tới trước phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica trên thị trường kỳ hạn đã giảm 18% kể từ đầu năm nay trong bối cảnh nguồn cung cấp phong phú.
“Cuộc đình công ở Colombia đang hỗ trợ giá vì nó có thể làm gián đoạn xuất khẩu”, Hernando de la Roche, một phó chủ tịch cao cấp của tập đoàn INTL FCStone tại Miami, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Chi phí để làm ra hạt cà phê ở Colombia hiện nay được ước tính khoảng 1,60 USD/pound, trong khi nông dân ở khu vực Trung Mỹ có thể chi phí 1,45 USD/pound cho cà phê ở trang trại của mình, theo Kona Haque, một nhà phân tích tại London của Macquarie Group Ltd, một ngân hàng đầu tư lớn nhất của Úc.
Kể từ đầu niên vụ đến nay, tức là từ ngày 1/10/2012 đến ngày 24/6 vừa qua, chính phủ Colombia đã chi ra tổng cộng 411 tỷ peso (tương đương 213 triệu USD) để trợ cấp cho người trồng cà phê, theo số liệu từ Liên đoàn những người gieo trồng cà phê quốc gia (thường gọi là Fedecafe). Đã có tới 288.745 nông dân trên tổng số 560.000 nông dân trồng cà phê của quốc gia được nhận trợ cấp từ ngân khoản này, Martha Sanchez, một phát ngôn viên của Liên đoàn cho biết qua điện thoại từ Bogota.
Đầu tháng 3 năm nay, Fedecafe đã lãnh đạo một đợt biểu tình kéo dài gần 1 tuần nhằm yêu cầu chính phủ thiết lập mức giá tối thiểu cho hạt cà phê của mình. Colombia là quốc gia sản xuất hạt cà phê Arabica chất lượng cao hàng đầu thế giới.
Theo Bloomberg
Chính sách cấm Doanh nghiệp nước ngoài (FDI) mua trực tiếp hộ nông dân ĐÃ CÓ HIỆU QUẢ: cà phê thế giới tăng 14USD/tấn, nhưng DN trong nước mua của nông dân lại ép giá, giảm 500đ/kg (?!)
Chính sách này gây thiệt hại nặng nề cho nông dân trồng cà phê, tạo điều kiện cho thương nhân trong nước o ép, làm lợi bất chính.
Nhà nước VN mình phải làm thế nào để trợ cấp giá cho người nông dân chứ Các DN Việt Nam đang ép giá người dân chúng ta quá nhiều
DN nội hay DN ngoại vào những lúc khó khăn thì đều đè đầu gọt tóc, cắt cổ nông dân chúng ta mà thôi. Giờ bà con đã thấy rõ bản chất của các DN họ tìm mọi cách để bóc lột sức lao động của nông dân chúng ta trắng trợn để làm giàu. Bằng chứng giá sáng nay là tăng nhưng lại giảm.
Giá cà phê trên sàn không xuống mà giá trong nước vẫn xuống 500đ/1kg, có phải chăng chưa đến thời điểm giao hàng nên các thương lái trong nước ép giá không nhỉ?
Cà phê còn nhiều hay ít mình cũng không biết nhưng trong xã Phi Tô mình chẳng thấy ai bán, mà đại lý cũng không mua đc hàng vậy mà vẫn xuống ,khó hiểu quá.
Thị trường con gấu , giá trên sàn tăng thì hàng thực ko theo được đâu !
Dân trông luá được nhà nước hỗ trợ giá để khi làm ra hạt luá phải có lãi 30%. Dân trồng càphê thì không nói gì cả. Giờ lại cấm DN nước ngoài vaò thu mua cuả dân ta mới chỉ mấy ngày thôi mà đã thấy hậu quả rồi…
@VU Duy Hao : lúa gắn liền với an ninh lương thực, với an ninh quốc gia, làm sao cafe có thể so sánh được. Bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu.
Lúa gắn liền với an ninh lương thực, với an ninh quốc gia, vâng, cafe không thể sánh tầm quan trọng như vậy nhưng cafe đóng góp 3% trên tổng GDP đấy ạ. Vậy theo bác là nên phân biệt trong nông dân, ai trồng lúa, trồng cái gì quan trọng với quốc gia thì được quan tâm trợ cấp, còn những người nông dân trồng trọt những thứ như cafe, ca cao, tiêu… thì mặc kệ?
Lúa là ANLT quốc gia chỉ khi sản lượng hàng năm đe dọa đến nhu cầu lương thực của cả nước. Còn khi đã dư thừa hàng triệu tấn, trở thành hàng hóa xuất khẩu để đi bán cho thế giới thì không còn phạm vi ANLT quốc gia nữa mà là ANLT toàn cầu. Về việc này thì mỗi một nông dân trồng lúa VN rất xứng đáng để cho FAO cấp bằng khen vì đã cung cấp lúa gạo có giá rẻ cho thế giới hưởng lợi.
Cũng cần suy nghĩ trên cùng 1 đơn vị diện tích nhưng thu lại lợi nhuận thấp hơn thì có nên sản xuất nhiều như vậy không?