Tăng mức dự báo do cà phê Arabica có triển vọng tốt hơn ; nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới hiện đang vào vụ thu hoạch.
Niên vụ cà phê 2013/2014 Brazil sẽ sản xuất khoảng 52,9 triệu bao (bao = 60 kg), nhà Tư vấn và Phân tích Safras & Mercado tại Sao Paulo cho biết vào hôm thứ Năm 13/6. Đây là dự báo mới nhất khi Brazil bắt đầu bước vào thu hoạch một vụ cho sản lượng kỷ lục.
Con số dự báo này cao hơn so với con số khoảng 49,1 – 52,3 triệu bao nhà tư vấn đã đưa ra hồi cuối tháng Mười Hai năm ngoái.
Chính phủ Brazil, quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, kỳ vọng về một vụ mùa đạt kỷ lục mà sản lượng của “năm giảm” sẽ thấp hơn trong chu kỳ hai năm một, nghĩa là một năm sản lượng tăng thì năm tiếp sau đó sẽ giảm.
Công ty Safras & Mercado tăng ước tính do sản lượng cà phê Arabica cao hơn so với dự báo trước đây, trong khi giảm triển vọng về sản lượng cà phê Robusta, loại có chi phí sản xuất thấp hơn, sử dụng đa dạng hơn và có nhiều vị đắng. Phần lớn diện tích cà phê ở bang Espirito Santo, bang sản xuất cà phê Robusta chính, phải chịu đựng hạn hán gây hại kéo dài trong mấy tháng qua.
Sản lượng cà phê Arabica sẽ đạt 37,9 triệu bao trong khi sản lượng cà phê Robusta được dự kiến khoảng 15 triệu bao.
Chính phủ Brazil đang xem xét các biện pháp hỗ trợ cho nông dân cà phê nhưng hiện vẫn chưa công bố bất cứ thông tin gì về vấn đề này.
Giá cà phê hiện đã giảm xuống một nửa so với mức đỉnh đạt được trong năm 2010.
Một vụ mùa đạt sản lượng kỷ lục sẽ giúp giảm bớt những lo ngại về nguồn cung do thiệt hại ở Trung Mỹ, nơi nấm roya, hoặc bệnh gỉ sắt lá cà phê, đang tàn phá cây trồng và có thể làm giảm tới 1/5 sản lượng của khu vực.
Toàn những thông tin buồn, hết tin vui rồi sao? Cứ tình trạng này nông dân Việt Nam làm cafe đói dài họng thôi.
Các bác làm cà phê thì biết rồi đó. Nếu cùng một đơn vị diện tích mà sản lượng ngày càng tăng thì khó tin quá, mà phải ngược lại mới đúng. Nếu muốn tăng sản lượng thì phải tăng diện tích và cây giống tốt, mà điều này đâu phải năm một năm hai là có được. Cho nên, họ đưa tin thì ta cứ đọc cho biết, còn thực tế thế nào thì hồi sau sẽ rõ.
Chào bạn văn thành. Tôi cũng là dân làm cà phê, tuy rằng không đăng nhập để tham gia diễn đàn, nhưng vẫn truy cập hằng ngày để học hỏi. ĐIỂN HÌNH TẠI ĐÂT NƯỚC MÌNH,nếu trồng thêm một hai sào bạn có thông báo cho địa phương không. Họ cũng vậy. Hơn nữa khoa học bây giờ rất hiệu quả.
Nhất trí như bạn Văn Thành.
Chào cac bạn trên Y5Cafe
Cứ cho như bạn @Văn Thành nói là trên cùng một đơn vị diện tích nhưng lại cho sản lượng tăng là vô lí, là khó tin… Ở Brazil hiện cũng đang tăng diện tích, nhưng tỷ lệ tăng vô cùng thấp. Tổng diện tích đất chuyên canh nông nghiệp của họ mới khoảng 1% quỹ đất mà đã là số 1 cà phê, mía đường, nước cam, ngô, đậu nành… thế giới !
Còn sản lượng đang tăng là do trước đây họ quảng canh, năng suất thấp, về sau có chăm sóc, làm cỏ… có tăng thêm chút xíu. Họ mới chỉ bón phân, với lượng rất ít, để tăng năng suất vài năm gần đây khi giá cao thôi bạn ạ. Bạn cũng cần biết tổng diện tích cà phê Brazil khoảng 2,1 triệu ha (gấp 4 VN) nhưng sản lượng chưa được gấp đôi của mình.
Bạn thử nghĩ, nếu họ chăm bón như mình thì với 2,1 triệu ha họ sẽ được bao nhiêu sản lượng. Có khó tin không?
Chân thành cảm ơn anh Nguyễn Vịnh đã dẫn giải rất chi tiết. Tôi là người nông dân, đầu đội trời chân đạp đất, cho dù có chút nhận định và hiểu biết nhưng không đủ nhận thức và ngôn từ để diễn giải…
Quả thật là đáng giật mình. Nếu năng suất cuả Brazil mà bằng Việt Nam ta thì chỉ có nước mang cà phê đi… Mà tại sao không nhỉ? Với khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thì viêc tăng năng suất chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ở Việt Nam ta cũng thế. Trước kia người ta chỉ bón các loại phân cơ bản mà bây giờ gọi là đa lượng như Uré, SA, Kali. Tiếp đến thì người nông dân còn bón thêm nhiều loại phân khác như các loại phân trung lượng, vi lượng. Rồi bây giờ thì nào là đất hiếm, là sinh học vân vân và vân vân. Cọng thêm ngày có nhiều loại giống mới cho năng suất cao cũng được nông dân trồng mới, ghép cải tạo.
Nhờ thế năng suất ngày một tăng. Ngày nay năng suất đạt bốn, năm tấn/hecta là chuyện dễ dàng. Cá biệt có một số diện tích đạt đến bảy, tám tấn/hecta. Và kết quả là lượng cà phê xuất khẩu của nước ta dẫu có thay đổi chút ít trong từng năm nhưng nhìn chung là vẫn tăng dần theo thời gian.
Trở lại với Brazil, việc biến động sản lượng với tỷ lệ năm, mười phần trăm, thậm chí là hai mươi phần trăm cũng là chuyện bình thường. Không phải là con số không thể đạt được. Thế nên ta đừng quá đa nghi mà nên lắng nghe để đưa ra những quyết định hợp lý, đúng đắn cho bản thân mình.
Cũng tùy vào điều kiện đất đai khí hậu. GDP Brazin cao, mức giá hiện giờ họ chẳng muốn làm. Vài năm trước giá cao họ mới mang phân đi bón như Ban quản trị nói đó.