Có liên kết chặt chẽ, giá cà phê Việt Nam sẽ ngang bằng với giá thế giới. |
CLB là nơi các nhà xuất khẩu cà phê lớn trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau.
Xem thêm:
> Kinh doanh cà phê lỗ: do mạnh ai nấy làm
Mới đây, Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA) vừa thành lập Câu lạc bộ (CLB) Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch VIFOCA (ảnh), cho biết CLB sẽ tăng cường hợp tác giữa các nhà kinh doanh, xuất khẩu nhằm đưa giá cà phê của Việt Nam (VN) dần sánh ngang với giá thế giới.
Doanh nghiệp còn mù thông tin
Việc thành lập CLB Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu xuất phát từ đâu, thưa ông?
+ Mục đích của việc thành CLB là để các nhà xuất khẩu cà phê lớn có chỗ để trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau. Đây là những doanh nghiệp vừa xuất khẩu vừa đầu tư trong lĩnh vực chế biến nên thông qua đó cũng nâng được chất lượng của cà phê VN. Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm nâng giá cà phê của VN sát với giá thế giới. Hiện 20 doanh nghiệp thành viên của CLB chiếm 80% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước.
VN xuất khẩu cà phê xếp thứ hai thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đứng thứ tư. Nguyên nhân nào khiến giá trị xuất khẩu của cà phê VN còn thấp như vậy, thưa ông?
+ Giá cà phê VN khi xuất khẩu có giá trị chỉ bằng một nửa so với cà phê cùng loại của các nước có sản lượng xuất khẩu lớn. Nguyên nhân là do nước ta có quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Hiện VN có tới 146 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nên nhiều lúc doanh nghiệp tự làm khổ nhau.
Trong khi đó, ở các nước, chỉ có vài doanh nghiệp lớn xuất khẩu nên họ phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Việc có quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sẽ rất khó kiểm soát, doanh nghiệp cũng khó thống nhất về giá bán ra thế giới. Nhà có hai đứa con thì dễ bảo chứ có 10 đứa thì khó dạy, khó bảo (Cười).
Một nguyên nhân nữa khiến giá cà phê xuất khẩu của VN chưa cao là do doanh nghiệp chưa chú trọng vấn đề thông tin?
+ Thông tin thì có nhưng điểm yếu của doanh nghiệp VN là chưa có khả năng dự đoán dài hơi về xu hướng giá cả hay sự thay đổi của thị trường cà phê.
Sự ra đời của CLB sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu hạn chế được điểm yếu trên, thưa ông?
+ CLB sẽ có nhiệm vụ khắc phục sự thiếu phối hợp về giá cả bán ra trên thế giới. Tiếp theo, CLB sẽ bổ sung cho doanh nghiệp thông tin, kinh nghiệm làm ăn, đánh giá khách hàng…
Liên kết sản xuất – chế biến – xuất khẩu
Nhiệm vụ điều hành xuất khẩu các ngành hàng, trong đó gồm cả cà phê là việc của hiệp hội. Liệu sự ra đời của CLB với 20 doanh nghiệp lớn nhất chiếm 80% lượng cà phê xuất khẩu liệu có làm giảm vai trò điều hành của hiệp hội hay không?
+ Không phải vậy đâu. Hiệp hội bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu, còn CLB chỉ nặng về xuất khẩu. Hiệp hội lo đường hướng, chính sách vĩ mô có tính dài hơi, còn CLB chỉ là nơi để doanh nghiệp trao đổi thông tin hằng ngày để từ đó đưa ra quyết sách bán hay không bán, giá cả như thế nào trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp và người trồng cùng có lợi.
Dự báo diễn biến thị trường cà phê trong thời gian tới sẽ như thế nào? Với tư cách chủ tịch hiệp hội, ông có lời khuyên gì cho doanh nghiệp và người trồng cà phê hay không?
+ Trong mùa vụ tới, sản lượng cà phê có thể sẽ giảm khoảng 15% so với mùa vụ trước do tác động của thời tiết, chất lượng đầu tư, chăm sóc và cây cà phê ngày càng già cỗi nên cho ít trái. Trước tình hình này, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn nên có sự hợp tác nhằm tăng giá trị xuất khẩu cà phê. Tiếp theo cần phải chia sẻ lợi ích hài hòa của người trồng, chế biến và xuất khẩu để làm sao bên nào cũng có lợi để từ đó hợp tác với nhau.
Xin cảm ơn ông.
Theo Pháp Luật TP
CLB xuất khẩu cà phê -Chắc chắn sẽ lợi cho các thành viên rồi .Còn có lợi cho Nông dân không thì chưa biết . . . chưa ai dám khẳng định . Vỳ cái quan tâm của các nhà xuất khẩu là lợi nhuận tối đa .Thôi nông dân bị chèn ép đã nhiều rồi . . . Tôi chỉ nói rằng – Chúng ta không có khủng hoảng thừa – phương án đem đi hủy , đổ , làm phân bón . . . để bình ổn giá hổ trợ sản xuất là không có , vốn để mua bỏ lại trong kho lại càng không , nông dân làm ra dù đắt rẻ vẫn bán . . . dó là cơm gạo , áo tiền chi tiêu hàng ngày .Thôi không bàn đến CLB – chúng ta hãy nhìn sang lĩnh vực khác – Người tiêu dùng thử tưởng tượng xem – nếu chúng ta có một mối nhâp khẩu xăng dầu . . . Nếu chúng ta sử dụng thông tin di động chỉ có VNN cung cấp – giá cả , chất lượng dịch vụ bây giờ sẽ thế nào . Quy luật kinh tế thị trường là lợi nhuận – muốn phát triển thì phải có phá sản nếu như kinh doanh không tốt và khi lợi nhuận lớn thì sẽ có nhiều công ty xông vào để phân chia lại lợi nhuận . . . Nói như Ông Tự thì nông dân chúng tôi sẽ hiểu thế này – Các nhà mua cà phê của nông dân sẽ là 1 nhà , có chỉ dạo thống nhất . Con trong nhà cả nên phải nâng đở , không đê phá sản , Mà như vậy tất yếu là tất cả các khoản chi phí cả trên trời và dưới đất sẽ được cộng vào chi phí . . . ai cũng sẽ hiểu là như thế nào ???. Cuối cùng chúng ta người làm cà phê ( Người không làm , rẫy không mua ,bán chưa chắc đã hiểu ) giới kinh doanh mua bán cà phê cách đây 15 năm về trước thế nào , và hiện nay thế nào ? thì sẽ hiểu .hơn về hiệp hội, CLB . . . ở chúng ta Cán bộ là đầy tớ của nhân dân ( dù quản lí nhà nước hay kinh doanh ) nên luôn luôn tìm cách tiêu tiền , nghĩ ra nhiều việc cho nhân dân làm , cho dù lợi ích có nhỏ bé , hiệu quả thấp thậm chí thua lỗ . . . vì có đi , có họp ,có nói và có bàn là có thu !!! .
Neu cau lac bo doan ket de khoi bi ep gia thi that tot cho moi nguoi.
Thành lập câu lạc bộ 20 DN XKCP đốt tiền tỷ thì chính xác hơn.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Nhưng hãy chờ xem CLB này đoàn kết được trong bao lâu??
Chỉ đoàn kết khi bị đánh cả hội đồng, còn nếu ai bị đánh thì ráng chịu một mình
đố các bạn. Câu lạc bộ ra mắt và mỗi lần họp có nhậu không? có tăng một tăng hai không?
có lợi không? ai trả lời được tôi xin chi thôi việc. ha ha
THEO TOI DIEU TOT NHAT LA HIEEP HOI CA PHE VIET NAN VA BO NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON CUNG NHU CHINH PHU VA CA BO TAI CHINH CUNG NHU CAC VIEN NGHIEN CUU LAM SAO QUAN LY TOT VE CHAT LUONG PHAN BON VA GIA CA HOP LY NHAT DANH CHO BA CON CO NHUNG UU DAI VA THU TUC THUAN LOI CHONG CONG TAC VAY VON LA NONG DAN SE YEN TAM SAN XUAT THEO CHU CHUONG CUA CHINH PHU MA KHONG LO CAC VAN DE KHAC