Giá tiêu vững ở mức cao do nguồn cung hạn chế

Giá tiêu tại thị trường Ấn Độ trong tuần trước không ổn định do có nhiều báo cáo mâu thuẫn nhau về sản lượng tiêu của Việt Nam và Ấn Độ.

Trong tuần trước, tất cả các hợp đồng đang giao dịch đều có sự gia tăng giá đáng kể. Tháng Hai, tháng Ba và tháng Tư đã tăng 1.070 Rupi, 1.210 Rupi và 1.020 Rupi, tương ứng đóng cửa ở mức 39.800 Rupi/tạ, 36.900 Rupi/tạ và 35.615 Rupi/tạ (tương đương 7.330 USD/tấn, 6.796 USD/tấn và 6.559 USD/tấn). ( 1 USD =  54,2964 Rupi)

Tổng doanh thu tăng 1.107 tấn lên 8.873 tấn. Tổng hợp đồng mở giảm 284 tấn xuống còn 3.446 tấn.

Giá giao ngay, tuy nhiên, không di chuyển theo song song với xu hướng tăng của thị trường kỳ hạn. Giá chỉ tăng 100 Rupi, lên đóng cửa ở mức 39.600 Rupi/tạ (tương đương 7.293 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 41.100 Rupi/tạ (tương đương 7.570 USD/tấn) cho loại tiêu chọn MG1. Trên thị trường quốc tế, tiêu đặc chủng Ấn Độ vẫn ở mức 7.900 USD/tấn (C&F) cho hàng giao tháng Hai, 7.200 USD/tấn (C&F) giao tháng Ba và 6.900 USD/tấn (C&F) giao tháng Tư.

Nhu cầu trong nước vẫn duy trì ở mức cao nhưng nguồn cung từ các thị trường nội địa hầu như trống rỗng.

Thời tiết không thuận lợi cùng với lực lượng lao động sản xuất thiếu hụt nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch mặc dù cây trồng vẫn tốt. Nguồn cung vì thế có khả năng vẫn còn hạn chế đã giữ giá ổn định cho các nhà kinh doanh.

Trong khi đó, theo Jakarta, dựa trên báo cáo của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc Tế (International Pepper Community), tình hình trong năm 2013 sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của sản xuất trong năm. Trong ngắn hạn, thị trường có thể bị ảnh hưởng nhẹ trong thời gian ở Việt Nam thu hoạch cao điểm.

“Ước tính sản lượng toàn cầu vào năm 2013 sẽ thấp hơn khoảng 10.000-15.000 tấn so với năm 2012. Số hàng tồn của năm 2012 chuyển sang là có hạn, còn sản lượng của năm 2013 chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tăng nhẹ, do đó, giá cả có thể được giữ vững”, S. Kannan, Giám đốc điều hành của IPC, cho biết trên Business Line.

Giá trung bình của tháng Giêng cũng cao hơn khi so sánh với giá trung bình của tháng 12 năm 2012.

Vào đầu tháng Giêng, thị trường có xu hướng tăng khi nhu cầu trong nước và ở nước ngoài đã hồi phục sau khi nghỉ dài cuối năm.

Trong tháng Giêng, thị trường trong nước sôi động hơn và giá tăng ở cả thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Tại Việt Nam, thị trường tương đối trầm lắng do nguồn hàng hạn chế và dự đoán vụ thu hoạch mới, dự kiến sẽ bắt đầu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.

Tại Lampung, hoạt động thị trường bị hạn chế và giá tăng. Báo cáo cho biết hạt tiêu của vụ mùa năm ngoái đã được bán hết, vụ mùa năm nay dự kiến sẽ đến tháng 7, tháng 8 mới bắt đầu.

Tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 2012 ở Indonesia là cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, dự kiến sản lượng xuất khẩu năm nay sẽ thấp.

Cây tiêu đã kiệt sức sau khi cho năng suất tốt và tiếp theo gặp trời mưa lớn trong mùa ra hoa là lý do chính khiến cho ước tính sản lượng trong năm 2013 sụt giảm, theo ông S. Kannan.

Thông tin mới nhất nhận được từ IPC, tổng xuất khẩu hạt tiêu từ các nước sản xuất vào năm 2012 (không bao gồm các nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất dầu hạt tiêu và oleoresin xuất khẩu) là 269.600 tấn với trị giá 1,83 tỷ USD so với 251.000 tấn, trị giá 1,53 tỷ USD của năm 2011.

Trong đó, Việt Nam chiếm phần lớn với 792 triệu USD, tức khoảng 43% tổng thu nhập toàn cầu trong năm 2012, tiếp theo là Indonesia, Brazil và Ấn Độ.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hoàng Lân

    Tình hình sản xuất, tiêu thụ, thị trường giá cả vụ tiêu năm 2013 đã và đang diễn biến phức tạp, chỉ xin nêu mấy hiện tượng:
    1.Năng suất, sản lượng, và tồn kho (cả nhà xuất và nhà nhập) giảm sâu trên phạm vi toàn cầu.
    2.Năm nay nhuận, Ấn Độ đã thu xong từ tháng 1/2013, nguồn cung giảm, không đủ ăn trong nước, giá tăng. Các tỉnh Miền Đông Việt Nam đã thu cơ bản xong trước tết, sản lượng giảm, ước tối thiểu khoảng 30 % so với năm 2012. Dân Đồng Nai, Bà Rịa bán hầu hết sau khi thu hoạch, thậm chí tiêu còn tươi hoặc phơi một 2 nắng bán luôn, quy tiêu khô giá 125-130 ngàn đồng/kg lấy tiền gửi lãi ngân hàng. Tâm lý bà con lo sợ trữ tiêu như năm 2012 không hiệu quả kinh tế. Các tỉnh Tây Nguyên đang vào kỳ thu rộ, nhiều thông tin cho biết năng suất sản lượng giảm sâu hơn các tỉnh Miền Đông, nay giá tăng bà con bán cầm chừng.
    3.Tháng 1/2013 VN xuất khẩu 12.000 tấn, đạt mức kỷ lục, gấp 3-4 lần so cùng kỳ nhiều năm. Giá xuất thấp xa so các nước và càng xa so giá thị trường châu Âu Mỹ… và chênh lệch xa giữa giá VN và các nước qua cùng kỳ nhiều năm (nhiều kỳ giá VN còn cao hơn một số nước như Indonesia, Brazil, Sri Lanca). Đây là là hiện tượng lạ. Cũng may là đầu vụ giá trong nước còn hạ nếu không thì nhiều doanh nghiệp lỗ. (Được biết có số doanh nghiệp FDI xuất rất nhiều, có thể phải giao theo hợp đồng đã ký từ năm 2012?)
    4.Phân tích thị trường nhiều nhà quản lý, kinh doanh cho rằng giá sẽ tăng, chí ít cũng đến tháng 7-8/2013 khi mà Malaysia và Indonesia vào kỳ thu hoạch. Và nếu cung cầu giá cả có lợi cho các quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu thì giá sẽ ở mức cao đến cuối năm và cao hơn năm 2012.
    6.Liệu nông dân VN và các doanh nghiệp VN có chi phối dẫn dắt thị trường giá cả tiêu thế giới như năm 2011? Và nếu vội vàng ký giao xa, hàng giấy thì hay coi chừng lỗ khi nông dân tỉnh táo, và khi gủi tiết kiệm ngân hàng lãi suất thấp và khi lạm phát gia tăng… thì nông dân sẽ trữ tiêu chờ giá tăng sẽ bán. Cuộc chiến thị trường tiêu sẽ diễn ra giằng co, chiến thắng thuộc về người biết tranh thủ thu mua tiêu tạo chân hàng và sau đó quay vòng đổi hạt ngay từ bây giờ, nếu không sẽ quá muộn (có hộ nông dân ở Đồng Nai chót bán tiêu đầu vụ giá mềm nay rút tiền tỷ gửi ngân hàng về mua lại tiêu tích trữ).

Tin đã đăng