Xã Bình Thuận thị xã Buôn Hồ – Đăk Lăk là địa phương trồng nhiều cây hồ tiêu, đây là loại cây có giá trị kinh tế cao giúp người dân địa phương xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu.
Do vậy, một nhát dao của kẻ vô lương tâm chém đứt dây tiêu thì người trồng tiêu cũng đau lòng như bị cứa vào ruột gan mình và điều lo lắng hơn là tình trạng phá hoại cây hồ tiêu ở Xã Bình Thuận không hề giảm.
- Hồ tiêu bị phá tại vườn ông Trương Tiến Phát ngày 12/01/2013
Vụ chặt phá dây tiêu được phát hiện vào ngày 13/6/2012, nguyên nhân bắt đầu từ mâu thuẫn nhỏ, Phạm Văn Sĩ sau khi uống rượu đến nhà anh Tụ gây sự chửi bới bị đuổi đánh mà Sĩ đã trả thù, ra tay chặt phá 22 trụ hồ tiêu.
Hủy hoại tài sản cây trồng, vật nuôi ở nông thôn là loại tội phạm mà đối tượng thường thực hiện vào ban đêm, địa điểm xảy ra ở nương rẫy ít người qua lại nên phát hiện xử lý gặp không ít khó khăn.
Trong năm 2012, liên ngành Công an – Kiểm sát- Tòa án thị xã Buôn Hồ chỉ giải quyết được một vụ Phạm Văn Sĩ có hành vi chặt phá cây tiêu ra xét xử lưu động phạt 6 tháng tù giam.
Các vụ chặt phá cây hồ tiêu trên địa bàn trong thời gian gần đây vẫn là bài toán chưa có lời giải, cây hồ tiêu ở xã Bình thuận đang kêu cứu, đòi hỏi chính quyền địa phương các cấp và các ngành chức năng cần có biện pháp hữu hiệu để sớm ngăn chặn loại tội phạm này./.
Hiện nay phong trào trồng tiêu rộ khắp, tuy nhiên ngoài dịch hại thì người hại cũng nhiều:
trong 100 trường hợp người hại, thì:
– Chặt dây tiêu để trộm trái – 50%
– Chặt tiêu để trộm dây tiêu về ươm trồng – 30%
– Trộm dây tiêu mới trồng để trồng lại – 19%
– Chặt tiêu do thù oán – 1%
Còn nữa : Chặt dây tiêu bán cho cơ sở ươm cây giống, chiếm bao nhiêu % ?
Tui còn nghe nói rằng thương lái đang thu mua rễ tiêu nữa cơ. Nếu có thật, vậy thì nguy to!
Tôi còn nghe nói chặt dây tiêu bán cho tiệm thuốc bắc nữa, nghe nói dây tiêu phơi khô sao vàng hạ thổ chữa được bệnh tiểu đường, nếu đúng vậy thì cây tiêu nguy cao rồi