Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk vừa cấp Giấy chứng nhận sáng kiến “Giải pháp tái canh cà phê vối bằng biện pháp luân canh cải tạo đất” cho ông Nguyễn Xuân Thái, Tổng Giám đốc Công ty TNHH 1TV Cà phê Thắng Lợi.
Theo nội dung sáng kiến: việc tái canh cà phê vối sẽ được thực hiện bằng biện pháp luân canh trồng cây ngắn ngày (cây ngô) trong 2 năm đầu nhằm thay đổi cây ký chủ, diệt mầm bệnh ký sinh hại rễ cây cà phê và tạo thu nhập cho người lao động.
Năm thứ 3 sẽ tiến hành trồng cây muồng hoa vàng (trồng 2 vụ) để làm tăng chất hữu cơ và độ phì cho đất. Sau đó mới tiến hành trồng cà phê. Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, sáng kiến này mang lại nhiều lợi ích, nhất là cà phê tái canh phát triển tốt, năng suất cao và ổn định; có điều kiện đưa giống cà phê vối mới vào sản xuất.
Ông Nguyễn Xuân Thái cho biết: sáng kiến này đã được áp dụng tại Công ty từ năm 2005, đến nay đã có hơn 100ha cà phê được trồng mới bằng biện pháp này. Kết quả cho thấy số lượng cây sống và phát triển tốt đạt từ 98%-99%; năng suất đạt trung bình trên 4 tấn nhân/ha
Để cải tạo đất trong vườn cà phê, cỏ hàng năm trong vườn cà phê để cho mọc tốt cao khoảng 1 mét, sau đó dùng máy phát cỏ phát sát đất (không sử dụng hóa chất diệt cỏ, sẽ gây ô nhiễm). Mỗi năm phát 3 kỳ, kỳ phát cuối cùng trước khi hái khoảng 7 – 10 ngày.
số lượng vật chất thô xanh rất nhiều, số bã thực vật chết sẽ được giun đất tiêu hóa và thải phân giun làm cho đất tốt thêm và xốp đất. vì vòng đời cỏ là hàng năm nên luôn là cỏ mới mọc từ hạt chứ không mọc từ gốc cũ sau 1 năm, nên gốc cỏ không bao giờ lớn được. Đến mùa khô hạn, gốc cỏ năm trước đều bị khô mục hết.
Với cách làm như vậy đất sẽ chống được xói mòn và ngày càng tăng độ phì cho đất, các loài thiên địch của sâu rệp có điều kiện sống để tiêu diệt các loài sâu, rệp, ve….
Tất nhiên cỏ ở dưới bồn phải thường xuyên làm sạch, tuy nhiên cỏ cũng không phát triển ở dưới bồn nhiều vì thiếu ánh sáng quang hợp.
Đây là cách làm của tôi tại vườn cà phê đã 10 năm nay, rất hiệu quả, có thể thay thế được phân chuồng để cải tạo đất khi nhà vườn không có điều kiện bón phân chuồng.
(chẳng biết sáng kiến này được công nhận không! hì…hì..!!!)
Phương pháp này có từ lâu rồi, người dân đã làm và đúng là có hiệu quả cao. Nhưng xem trên hình thì thấy cách thức canh tác vẫn chưa hay. Làm như vậy thì mới chắn được bớt gió còn nắng thì chưa. Đối với cà phê một năm tuổi nên rạch hai đường vòng cung ở hai góc bồn về phía đông và tây gieo hạt muồng hoa vàng vào. Thời điểm gieo hạt muồng khi sắp thu hoạch ngô vụ một khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 số cây không cần dày. Vào mùa khô khi cây muồng đã cao hơn cây cà phê thì bẻ ngọn cây muồng hai bên qua nhau tạo nên một cái giàn che lý tưởng. Vậy là gió đông và nắng tây hai yếu tố thời tiết bất lợi cho cây cà phê mới trồng bị loại bỏ. Khi trời đã vào mùa mưa thật sự thì dùng dao phát cành nhỏ và lá muồng xuống mặt bồn giúp tăng cường chất hữu cơ cho vườn. Nhổ bỏ cây muồng đưa ra khỏi vườn cây đốt nhằm loại bỏ tuyến trùng có rất nhiều trong rễ cây.Làm được như vậy thì cây cà phê con mới trồng sẻ không rụng mất một cái lá nào trong mùa khô. Tôi đã làm như vậy và cây cà phê phát triển rất tốt.