Cuối tuần, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 400 đồng xuống còn 38.000-38.200 đồng/kg.
Đầu tuần, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng suy yếu. Tại sàn Liffe NYSE London, giá cà phê Robusta rơi xuống mức thấp hơn 9 tháng. Kỳ hạn giao tháng 1/2013 giảm thêm 5 USD xuống 1.854 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2013 cũng giảm thêm 9 USD còn 1.864 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta thấp nhất tuần. Trên sàn Ice New York, giá cà phê Arabica cũng rơi xuống mức thấp 29 tháng. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm 2,25 cent xuống 139,9 cent/lb và giao tháng 3/2013 giảm 1,9 cent còn 148,9 cent/lb. Đây cũng là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần.
Giá cà phê nhân xô trong nước giảm nhẹ xuống mức 37.000-37.200 đồng/kg.
Giữa tuần, giá cà phê thế giới bật tăng liên tiếp trên cả hai sàn giao dịch. Tại sàn Liffe London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2013 tăng tất cả 84 USD, tương đương 4,53%, lên 1.938 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2013 tăng tất cả 78 USD, tương đương 4,18%, lên 1.942 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta cao nhất tuần. Tại sàn Ice New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 6,35 cent, tương đương 4,54%, lên 139,9 cent/lb và giao tháng 3/2013 tăng tất cả 7,5 cent, tương đương 5,04%, lên 156,4 cent/lb. Đây cũng là mức giá cà phê Arabica cao nhất tuần.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng lên mức 38.400-38.600 đồng/kg. Đây là mức giá cà phê nội địa cao nhất tuần.
Cuối tuần, giá cà phê thế giới đảo chiều sụt giảm. Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2013 giảm 24 USD, tức giảm 1,25%, xuống 1.914 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2013 giảm 22 USD, tức giảm 1,15%, còn 1.920 USD/tấn, mức giảm đáng kể. Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 giảm 4,05 cent, tương đương 2,85%, xuống 142,1 cent/lb và giao tháng 3/2013 giảm 6,55 cent, tương đương 4,37%, còn 149,85 cent/lb, mức giảm rất mạnh.
Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên giảm 400 đồng xuống còn 38.000-38.200 đồng/kg.
Cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ, được chào giá 1.845 USD/tấn, FOB, với trừ lùi 70 USD theo giá tháng 1 tại London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta tăng 55 USD/tấn và giá cà phê nhân xô tăng 900 đồng/kg, trong khi giá cà phê Arbica giảm 0,95 cent/lb.
Sau liên tiếp những phiên tăng điểm do thị trường vẫn lạc quan vào chính sách giải cứu khủng hoảng Hy Lạp và và Quốc hội Mỹ sẽ thỏa thuận biện pháp ngăn chặn “vách đá tài chính”. Nhưng xem ra sự đồng thuận còn lâu mới đạt được nên thị trường dấy lên những lo ngại mới khiến cho giá cả hàng hóa vẫn khó hồi phục trong ngắn hạn.
Riêng giá cà phê năm nay đã giảm 34%, nhiều nhất trong số 24 nguyên liệu thô trong chỉ số GSCI của Standard & Poor. Thị trường Arabica còn có thêm dự báo Brazil và Colombia, hai nhà sản xuất hàng đầu thế giới, năm nay sẽ bội thu, theo Volcafe.
Tuy nhiên ICO vẫn lạc quan rằng, nếu các nước sản xuất chủ chốt không đổi mới phương pháp canh tác thì cung tăng sẽ không kịp cầu tăng, đến năm 2015 thế giới trở lại thiếu hụt cà phê.
Niên vụ cà phê 2011/2012 đã qua, Việt Nam đạt kỷ lục với lượng xuất khẩu 1,6 triệu tấn đem về giá trị kim ngạch 3,3 tỷ USD. Bước vào niên vụ cà phê 2012/2013, VICOFA dự đoán sản lượng sẽ sụt giảm 30%. Nhưng theo phản ánh của bà con nông dân với giacaphe.com mức sụt giảm có thể lên tới 40%, chủ yếu vẫn do thời tiết biến đổi bất lợi và vườn cây già cỗi.
Anh Văn (giacaphe.com)
Năm nay Tây nguyên mất mùa cà phê trầm trọng là chuyện không còn gì phải bàn cãi nữa.
Thời tiết ngày càng biến đổi không còn thuận lợi như trước. Phải chuyển qua trồng xen canh để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất !
Đối với người trồng cà phê cuối năm nhiều khoản phải chi trả là nguyên nhân gây áp lực bán ra mạnh. Trên thế giới nền kinh tế vẫn đang còn nhiều khó khăn chưa ổn định, các nhà kinh doanh chưa muốn quay lại với mặt hàng cà phê. Vậy nên giá cà phê vẫn khó hồi phục mặc dù là niên vụ 2012-2013 Việt Nam thu hoạch đã gần xong, sản lượng ước tính giảm trên 30% so với năm ngoái. Hiện nay trên vùng Tây Nguyên thời tiết thay đổi bất lợi cho cây cà phê. Huyện Ia Grai vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Gia Lai mưa muộn xuất hiện nhiều làm hoa cà phê nở 2 đợt trong lúc thu hái. Tại Ea Kar, Krông Pak, Cư Kuin của Đắc Lắc và một số vùng của Lâm Đồng cũng vậy, hiện tượng này xảy ra năm ngoái đã làm giảm sản lượng cà phê của năm nay. Trong khi đó một số vùng trồng cà phê khác nắng hạn lâu ngày làm cạn nguồn nước gây nguy cơ thiếu nước tưới trong mùa khô. Với tình hình này thì sản lượng cà phê năm tới của Việt Nam lại có nguy cơ mất mùa nữa rồi. Mong sao sang năm giá cà phê lại tăng để vớt vát phần nào cho người dân đỡ khổ!
Đã thu hoạch xong, sản lượng năm nay thấy mà thê thảm.
Mở cửa âm 9 Usd, thị trường London phiên giao dịch hôm nay xấu chăng?
Mong cho nền kinh tế phục hồi. Lúc đó hàng trong kho mới hi vọng. Bây giờ ở Quảng Trị hái đến đâu ra hoa đến đó, nghi e mất mùa rồi. Thôi cầu cho giá lên !
Cà phê nhà mình chăm bón rất kĩ, năm ngoái 1ha thu được 5 tấn. Năm nay thu xong rồi chi được 3,2 tấn.
Trồng rất kỹ mà có 5tan/1ha thì năng suất thấp nhỉ. Người ta trồng nhiều cũng đc tầm ấy. Trồng ít năng suất bét cũng phải đc 6-7 tấn chứ.
Không biết là ông này có trồng cà phê không? Trồng ít năng suất 6-7 tấn thì chắc người ta trồng hết cà phê luôn rồi.
5 tấn cũng là được rồi bạn @dakha-land ơi! 1ha 5 tấn là nói năng suất chứ không phải nhà @tiep Binh Phuoc chỉ trồng có 1ha, biết đâu 5 -3 ha hay vài chục hecta?. Nếu trồng trước 1995 mà đạt năng suất ấy cũng là tốt lắm rồi, bởi thời kì ấy người ta chưa có kinh nghiệm chọn giống. Mong sao mọi người làm cà phê đều đạt năng suất như @ tiep Binh phuoc.
Bạn @còi nói đúng rồi đó, là nhà mình trồng tới bây giờ cây cà phê cũng gần 20 năm rồi. Được như vậy là may rồi.
Giá các mặt hàng tiêu dùng cao, giá vật tư cao, giá cà phê thấp người trồng cà phê lại vất vả.
Năm nay không biết giá cà phê có qua được mức 40 không nhỉ. Cứ thế này thì nguy quá!