Khoảng nửa tháng nay, người dân xóm 10 (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) rộ lên phong trào săn ong bầu để bán cho đầu nậu, xuất sang Trung Quốc.
Xem thêm:
> Thương lái Trung Quốc đổ xô mua ốc bươu vàng
> Khổ vì thương lái TQ: Nông dân đáng thương hay đáng trách?
Loài vật chẳng có giá trị về kinh tế nhưng rất có lợi cho cây trồng bỗng chốc có giá và đang bị săn bắt tận diệt.
Nhiều người dân chẳng hiểu được ong bầu có giá trị gì, chỉ biết có nơi thu mua, hướng dẫn bí quyết săn bắt ong, thế là họ đổ xô đi học hỏi rồi sắm vợt đi bắt. Loài ong chuyên thụ phấn cho cà, mướp… bỗng chốc bị săn bắt triệt để.
Đến xóm 10, phường Đại Nài hỏi thăm nhà ông Tuân Quế (vợ tên Quế) thì ai cũng biết, nhất là việc trong thời gian gần đây gia đình ông là nơi thu mua toàn bộ số ong bầu mà người dân trong xóm bắt được.
Khi chúng tôi có mặt thì bà Quế, vợ ông Tuân đang xúc mẻ ong bầu đã được phơi khô cho vào bao, đưa lên bàn cân để biết số lượng, gom vào cho đủ khoảng 1 yến để chuyển hàng ra Hải Phòng cho đầu nậu, bán sang Trung Quốc.
Ông Tuân cho biết, ong bầu khi đánh bắt về phải làm chết rồi phơi nắng. Đủ 3 buổi nắng thì có thể bán được. Mỗi cân ong tươi có giá 500 nghìn đồng, còn đối với ong bầu được phơi khô thì có giá gấp đôi (1 triệu đồng/1kg).
Kể về “phong trào” này, ông Tuân cho biết, cách đây khoảng 1 tháng có người thông gia đi cùng với 1 người lạ mặt quê Hải Phòng mang theo dụng cụ đánh bắt ong đến nhà ông chơi. Họ hướng dẫn cho ông cách thức chế biến mồi nhử ong.
Bộ dụng cụ bắt ong gồm 1 chiếc bếp dầu, 1 tấm sắt tròn, 1 chiếc vợt lưới rộng và quan trọng nhất là gói mồi nhử (50.000/1 lượng), có mùi thơm như phấn hoa.
Những người khách này hướng dẫn bí kíp đánh bắt, đưa toàn bộ dụng cụ ra ngoài đồng, trộn mồi nhử với ít đường rồi để vào tấm sắt, đun lên trên bếp dầu. Khói từ mồi nhử hoà với đường rất thơm. Khói thơm sẽ lan theo chiều gió, trong phạm vi 5-10km, loài ong này ngửi thấy sẽ bay về khu vực đốt. Thế là người săn chỉ việc lấy vợt ra bắt.
Theo ông Tuân, nhiều người thấy công dụng của thuốc nhử này đã học theo, mua sắm bếp dầu, vợt và mồi để săn. Và cứ mỗi buổi sáng trời nắng, hàng chục người dân lại mang dụng cụ ra đồng để săn bắt.
Có người săn được khoảng 1kg, có người chỉ bắt được khoảng 0,5kg. Tất cả về bán lại cho ông Tuân để gom hàng, chuyển ra Hải Phòng rồi bán sang TQ.
“Vẫn biết loài ong này là sinh vật có ích cho mùa màng, nhưng bỗng chốc nó có giá trị kinh tế nên người dân đi bắt để bán lấy tiền. Nhiều người ở địa phương khác nghe tin cũng đã đến hỏi cách thức để về làm” – chị Quế hồn nhiên nói.
Chủ tịch phường Đại Nài, ông Nguyễn Xuân Hương hết sức bất ngờ trước thông tin chúng tôi đưa ra.
“Loài ong này là sinh vật có ích, trong vườn dân chỉ đếm được trên đầu ngón tay, thế mà họ bắt được cả yến để bán là một điều bất thường. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại sự việc để xử lý” – ông Hương nói.
Số ong mà vợ chồng ông Tuân mới thu mua đang được phơi nắng.
Đóng bao, cân số lượng để chuẩn bị gửi ra Hải Phòng cho đầu nậu để bán sang Trung Quốc
Dụng cụ nấu mồi nhử là chiếc bếp dầu. Khi đi săn phải đưa toàn bộ dụng cụ ra đồng, đun cho mồi bốc khói thu hút ong.
Mồi nhử ong được bán với giá 50 nghìn/1 lượng. Người dân chẳng biết làm từ chất gì nhưng có tác dụng ghê gớm
Chỉ ngửi mùi của đàn ong dính mùi chết phơi nắng, ong bầu sống cũng đã tìm về nơi nhà ông Tuân. Và ông chỉ việc lấy vợt ra bắt.
Ong bầu, loài vật có ích cho mùa màng đang bị tận diệt, bán sang TQ. Theo ông Tuân thì ở Hà Tĩnh mới chỉ nhà ông có, còn các tỉnh khác thì đã rộ lên phong trào bắt ong bằng cách thức này từ lâu.
lại thằng tàu chơi bẩn
Hết Rắn, hết Rùa, hết móng Trâu, râu Ngô, xong Mèo đến Ếch còn gì nữa đây? Ong bầu à và tiếp nữa… Trung Của đúng là Trung Của – Tàu vẫn là Tàu – Thâm cứ hoàn Thâm! Nếu người dân chưa biết hay không biết cứ đợi hồi sau sẽ rõ. Nhưng chắc chắn cái giá phải trả sau này cho việc làm của người dân hôm nay là không nhỏ!