Tuy giá cà phê thế giới giảm mạnh nhưng giá cà phê nhân xô trong nước chỉ giảm xấp xỉ 1.000 đồng/kg trong cả tuần qua.
Đầu tuần, cả 2 thị trường giao dịch cà phê thế giới đều giảm rất đáng kể.
Tại thị trường London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 giảm 37 USD, tức giảm 1,74%, xuống 2.130 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm 26 USD, tức giảm 1,21%, xuống còn 2.142 USD/tấn. Tại thị trường New York, giá cà phê Arabica tiếp tục đà giảm. Kỳ hạn giao tháng 9 giảm 1,8 cent, tương đương giảm 1,09%, xuống 164,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 1,95 cent, tương đương giảm 1,16%, còn 167,4 cent/lb.
Nguyên nhân giảm chủ yếu là do yếu tố nền tảng chi phối như nguồn cung tăng khi các nước sản xuất khu vực Trung Mỹ thu hoạch vụ mới và nỗi lo về kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, khủng hoảng nợ công châu Âu muốn lây lan ra khắp mọi nơi.
Giá cà phê nhân xô trong nước cũng giảm 400 đồng, xuống còn 42.100-42.200 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ, được chào 2.100 USD/tấn, FOB, mức trừ lùi tăng lên 20 USD theo giá tháng 9 của London.
Giữa tuần, thị trường London có tiếp thêm phiên sụt mạnh để sau đó bật tăng trở lại. Kỳ hạn giao tháng 9 lên đứng ở mức 2.064 USD/tấn trong khi kỳ hạn giao tháng 11 đứng ở 2.103 USD/tấn và giao tháng 1/2013 ở 2.101 USD/tấn.
Thị trường New York tiếp nối chuỗi giảm sút liên tiếp kéo dài đến phiên thứ 8. Kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 5,6 cent, tương đương giảm 3,41%, xuống 158,85 cent/lb và giao tháng 12 cũng giảm thêm 5,6 cent, tương đương giảm 3,35%, còn 161,8 cent/lb.
Thông tin cho biết, hàng tồn kho cà phê nhân tại Mỹ đã tăng cao kỷ lục, thậm chí tin đồn cho là ở mức cao nhất của 15 năm, cùng với nhà đầu cơ xả hàng giấy thu lời khiến thị trường giảm sâu.
Cuối tuần, giá cà phê trên cả 2 sàn có dấu hiệu chững lại. Tại London, các kỳ hạn chỉ mất 1-2 USD. Giá giao tháng 9 xuống ở 2.063 USD/tấn, giao tháng 11 ở 2.102 USD/tấn và giao tháng 1/2013 ở 2.099 USD/tấn. Trong khi tại New York giá tăng nhẹ. Kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,55 cent lên 159,4 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 0,45 cent lên 162,25 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên cũng tăng nhẹ lên 41.600-41.700 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, được chào 2.085 USD/tấn, FOB, với mức trừ lùi 20 USD theo giá tháng 9 London.
Tính chung tuần này, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9 giảm 104 USD và giao tháng 11 giảm 66 USD, tương đương giảm 4,8% và 3,04%. Giá cà phê Arabica giao tháng 9 giảm 6,85 cent và giao tháng 12 giảm 7,1 cent, tương đương giảm 4,12% và 4,19%. Giá cà phê nhân xô giảm 900 đồng/kg, tức giảm 2,11%, mức giảm nhẹ nhất.
Mức giảm của giá cà phê nhân xô trong nước tương đương khoảng một nửa giá giảm tại London cho thấy có khả năng giá hàng thực sẽ hồi phục trong ngắn hạn.
Thị trường cà phê đang bị cuốn vào lốc xoáy của cơn bão tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Tuy nhiên cà phê đã trở thành một thức uống được mọi tầng lớp xã hội ưa thích chứ không phải một món hàng xa xỉ cần phải tiết kiệm trong chi tiêu thời kỳ khủng hoảng. Mức tiêu thụ gia tăng hàng năm trên thế giới đã minh chứng cho điều đó nên người trồng cà phê có quyền hy vọng rằng giá sẽ sớm trở lại khả quan hơn.
Anh Văn (giacaphe.com)
Sáng nay giá cà phê nội địa tiếp tục điều chỉnh cộng thêm nữa. Nhưng mức giá này cũng còn khó để hút được hàng ra.
Đề nghị các DN thu mua đối chiếu với giá 1 tháng trước đây để điều chỉnh cho hợp lý.
Không biết thông tin về cà R của Braxin xuất khẩu thế nào? Theo một số bài trước, sản lượng cà R của Bra chiếm 27% tổng sản lượng (tổng sản lượng ước đạt 50.9 triệu bao), như vậy lượng cà R mà Bra đạt được trong năm nay không phải là nhỏ (tương đương 800.000 tấn). Sao tôi không thấy bất kỳ thông tin liên quan nào đến nguồn cà R này nhỉ? chỉ biết là nó có giá xuất khẩu cao hơn 300-500 USD so với giá trên sàn.
Trong bản báo cáo vào tháng 07/2012 của USDA (bộ Nông Nghiệp Mỹ) niên vụ 2011-2012 Brazil xuất được: 34,700 bao cà phê Arabica (loại 60kg) và Robusta (hay còn gọi là Conilon): 14,500 chiếm khoảng 29,5%
Xin trao đổi thêm:
-@VNS_BOOKBOOK : Sản lượng cà phê R (Conillons) của Bra không ít, có vài năm thấp hơn Indo còn chủ yếu là cao hơn. Ví dụ: theo báo cáo của USDA, niên vụ 2010/2011 Bra khoảng 14 triệu bao, Indo 12 triệu bao trong khi VN 18 triệu bao…
XK của Bra chủ yếu là A, còn R để tiêu thụ trong nước. Tiêu thụ cà phê hàng năm của dân Bra xấp xỉ bằng sản lượng của VN. Dân ghiền cafe, theo tôi là thích R hơn A vì mùi vị đậm đà , khơi nguồn sáng tạo hơn… và rẻ hơn.
Báo cáo mới nhất của ICO: từ tháng 7/10 đến tháng 6/11, Bra xuất khẩu 2,13 triệu bao R. Từ đó bạn có thể thấy lượng tiêu thụ R nội địa của Bra lớn đến chừng nào.
Cám ơn Anh Vịnh nhiều.