Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cà phê trong tháng 3/2012

Xuất khẩu cà phê có điều kiệnTheo báo cáo mới nhất của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê tháng 3 với 2,6 triệu bao.

So với nước đứng thứ 2 là Brazil, sản lượng cà phê Việt Nam tháng 3 cao hơn 18,2%. Trong tháng 3, Brazil xuất khẩu gần 2,2 triệu bao.

Tính chung từ tháng 10/2011-3/2012, Việt Nam xuất khẩu 11,3 triệu bao cà phê, thấp hơn 28% so với mức 15,7 triệu tấn của nước dẫn đầu là Brazil.

Khoảng cách về lượng xuất khẩu của Việt Nam và Brazil từ tháng 10/2011-3/2012 so với các nước tiếp theo là rất lớn. Ví dụ Colombia đứng thứ 3 xuất khẩu 3,94 triệu bao, Indonesia thứ 4 với 2,677 triệu bao, Ấn Độ thứ 5 với 2,676 triệu bao.

Trong những tháng tới, Việt Nam sẽ không giữ được vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê và giá sẽ giảm mạnh do Brazil sẽ thu hoạch cà phê vào tháng 6. Nhiều nhà phân tích dự báo Brazil sẽ bội thu trong vụ thu hoạch năm nay.

Cũng theo ICO, sản lượng cà phê toàn thế giới trong tháng 3 đạt 9,88 triệu bao. Trong đó cà phê robusta, loại Việt Nam xuất khẩu chủ yếu, đạt khoảng 4,13 triệu bao, chiếm 41,8% tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Bùm!

    Bài dịch mà cũng không nên hồn.
    VN làm gì có mà sản lượng tháng 3 đạt 4,13 triệu bao? Vậy mà còn theo ICO nữa mới ghê!

    1. Thịnh còi

      bạn Bùm vui lòng dùng ngôn từ lịch sử để gửi phản hồi!

      Đây là liên kết báo cáo của ICO: http://www.ico.org/prices/m3.htm

      4,13 triệu bao cũng chỉ tương đương khoảng 247,800 tấn: (4 130 000 * 60) / 1 000 = 247 800

      Bạn không thích, hay số liệu không đúng bạn có thể phản biện. Hy vọng những phản hồi sau của bạn sẽ thân thiện hơn.

  2. Bùm!

    Cảm ơn Thịnh còi nhắc nhở. Nhưng tôi nghĩ người viết bậy, hay dịch bậy là không tôn trọng bạn đọc thì mình cũng không nhất thiết tôn trọng họ. Xin được hỏi:
    1. Trong tháng 3 ở vùng nào nước ta có sản xuất ra cà phê mà gọi là sản lượng tháng 3 đạt khoảng 4,13 triệu bao?
    2. Nếu nói đây là lượng xuất khẩu tháng 3 thì ở trên đã nói là 2,6 triệu bao rồi. Hay là mình có thuê đất bên Lào hay châu Phi để sản xuất cà phê nữa mà tôi chưa biết?
    Nhờ cao minh chỉ giáo, xin lĩnh hội.

    1. Thịnh còi

      Thứ nhất mời bạn Bùm theo đường dẫn này: http://gafin.vn/20120507040229900p39c47/viet-nam-dan-dau-the-gioi-ve-xuat-khau-ca-phe-trong-thang-3-2012.htm để sang đó mà thể hiện là “mình không nhất thiết tôn trọng họ”. Họ không cần nhưng diễn đàn này cần sự trong sạch trong ngôn từ để được tôn trọng từ nhiều người khác.

      Thứ 2 trong bài phóng viên viết “Cũng theo ICO, sản lượng cà phê toàn thế giới trong tháng 3 đạt 9,88 triệu bao. Trong đó cà phê robusta, loại Việt Nam xuất khẩu chủ yếu, đạt khoảng 4,13 triệu bao, chiếm 41,8% tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới.”

      tác giả không nói là 4,13 triệu bao đó đều từ Việt Nam. Câu này có thể hiểu rằng Việt Nam góp 2,6 triệu bao trong cái tổng 4,13 triệu bao đó của cả thế giới. Vì đầu bài tác giả cũng nói rằng trong tháng ba Việt Nam xuất được 2,6tr bao theo báo cáo của ICO.

  3. Nguyễn Vịnh

    Theo tôi hiểu, cả 2 đều nhầm.
    1. Nhà báo nhầm. Trong báo cáo của ICO thống kê số liệu xuất khẩu cà phê của thế giới thì không nên dùng từ sản lượng, vì dùng như vậy nên bạn Bùm mới nhầm là lượng cà phê VN sản xuất trong tháng 3.
    2. Bạn Bùm nhầm. Bài báo nói đến 4,13 triệu bao cà phê Robusta là loại xuất khẩu chủ yếu của VN chứ không phải VN sản xuất số cà phê Robusta đó trong tháng 3.(như ý kiến của Thịnh còi)
    Dù sao cũng mong nhà báo dùng từ đúng, chính xác. Viết mà để cho bạn đọc hiểu nhầm thì lỗi ở mình trước.
    Thân ái!

  4. Thanh Sơn

    Hay thật!
    -Đúng là không nên dùng từ “sản lượng”, vì hàm nghĩa hoàn toàn khác với số lượng xuất khẩu. Sở dĩ có hiểu nhầm là do từ này mà ra.
    -Theo báo cáo của ICO thì có thể viết thêm là trong tháng 2, xuất khẩu cà phê dẫn đầu thế giới với 2,8 triệu bao (tiếc quá, mất một bài báo nhỉ!)
    Nếu viết như bài báo này thì người đọc sẽ hiểu là chỉ dẫn đầu trong tháng 3 thôi, còn các tháng trước thì không. Vậy là bài báo này sẽ gây ra hiểu nhầm nữa…!

    1. RUM

      Theo tôi bài báo này có điểm sai là dùng từ “sản lượng” gây hiểu nhầm. Tuy nhiên, cách dùng từ này trong bối cảnh bài viết hoàn toàn có thể hiểu là “lượng cà phê” xuất khẩu, lỗi không lớn.

      Trên phương diện cá nhân, đọc bài báo này tôi cảm thấy có ích vì tôi quan tâm đến ngành cà phê Việt Nam, đến lượng càphê xuất khẩu của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác, mà số liệu này là gần nhất rồi, vậy thì có vấn đề gì nào?

      Báo chí là phục vụ độc giả với nhiều đối tượng và nhu cầu khác nhau, do vậy tôi mà là nhà báo, tôi sẽ buồn lắm đấy…

  5. V. Đ. Hùng

    Do mình đọc không kỹ, suy nghĩ con số chưa chín, nói số to quá không đúng ý mình, nên trách người khác sai. Nhưng trách với ngôn ngữ quá lố, ông “admin” tuýt còi là phải.

    Theo tôi, bài báo (được dịch) nói rất rõ. Tôi xin giải thích mà khỏi trích: Trong tháng 3-2012, toàn thế giới xuất khẩu 9,88 triệu bao cả arabica lẫn robusta. Trong số ấy, robusta chiếm 4,13 triệu bao. Trong 4,13 triệu bao này, Việt nam xuất khẩu chiếm số nhiều.

    Còn riêng về cái từ “sản lượng hàng tháng”, trong ngôn ngữ sản xuất cà phê vẫn có đấy chứ. Giả sử như trong nhiều bản báo cáo khác nhau, người ta thường nói rằng (xin bỏ qua sự chính xác của các con số vì chẳng qua để giải thích từ “sản lượng hàng tháng”) thí dụ như trong tháng 1-2012 sản lượng Colombia đạt 800.000 bao, nhưng xuất khẩu chỉ 500.000 bao. Tức ý nói hàng cà phê trong tháng đó có, sản xuất được chừng đó, hay sản lượng tháng ấy chừng đó nhưng xuất khẩu không nhiều. tại sao? Vì Colombia sản xuất arbica chế biến ướt, nên họ hái thong thả hay sản xuất nửa ướt, và chỉ cho sản lượng hàng tháng dần dần để bán ra.

    Tại Việt Nam vẫn có thể, các báo cáo cũng hay dùng đặc biệt khi hàng ra trong các tháng thu hoạch. Giả sử tháng 10 sản lượng hái và chế biến chừng 100.000 tấn nhưng xuất khẩu chỉ 60.000 tấn (chỉ là các con số giả sử) hay tháng 1 sản lượng 400.000 tấn nhưng xuất khẩu chỉ 150.000 tấn v.v…Đối với các công ty là nông trường, nếu chế biến ướt, người ta vẫn sử dụng từ này để nói đến chế biến và xuất khẩu. Hàng chế biến nửa ướt còn trong kho thường chưa phải là thành phẩm. Buộc dân nông trường nói thí dụ như tháng 5 này tôi sản xuất (chế biến) 100 tấn nhưng do thị trường chỉ xuất 80 tấn còn 20 tấn đợi tháng 6 xuất khẩu tiếp nếu giá tăng (chẳng hạn). Trong tiếng Anh, từ này được sử dụng là “monthly production” thì…thiết nghĩ dịch ra sản lượng cũng đâu có sai.

    Để giải thích thêm chút cho rõ: thídu5 ta có tổng sản lượng 1.200.000 tấn gồn tháng 10 cho 100.000 tấn, tháng 11 cho 150.000 tấn, tháng 12 cho 250.000 tấn, tháng 1 cho 450.000 tấn, tháng 2 cho 250.000 tấn. Nhưng khi xuất khẩu tháng 10 chỉ đạt 60.000 tấn, tháng 11 chỉ đạt 70.000 tấn…thì số còn lại nhường cho các tháng sau. Đến tháng 3 xem như không còn sản lượng hàng tháng nhưng sau khi bán còn 600.000 tấn chẳng hạn. Bạn có thể chia ra và cho rằng ước tháng 3 sản lượng 100.000 tấn nhưng chắc sẽ bán 60.000 tấn. Hay có thể nói sản lượng còn lại là 600.000 tấn… Đến đây, hy vọng quý bạn rõ hơn.

    Còn người mình đọc tin, hay bộp chộp, nên cứ phê bình phứa mà quên quan hệ, quên rằng…người viết tin thường quan niệm phục vụ là chính…chứ có ai cầm tiền tươi tự giác đến gặp ông A, B, nói…ông viết tàm tạm…tặng ông trăm ngàn mua cà phê tối thức viết cho tôi đọc cho vui!

    Xin chia buồn với người viết bản tin, khi không mang tiếng! Mà chuyện chẳng phải, chẳng đáng!
    Mong giải quyết được một tí thắc mắc của quý bạn!

    1. Tý Anh

      Bác này giải thích mắc cười!
      Sản lượng là số lượng sản xuất ra, sao lại giống lượng xuất khẩu tuy cũng là lượng nhưng nó là sản mà.
      Còn nữa,.. “Vì Colombia sản xuất arbica chế biến ướt, nên họ hái thong thả hay sản xuất nửa ướt, và…” Bác ơi, hái “cong đít” chứ để nó chín quá thì khó chế biến, sao bác lại bảo… hái thong thả!
      Bác làm thêm tối mù nữa chứ giải quyết…

  6. mr trịnh

    Anh Thịnh còi viết không rõ ràng thi lỗi đầu tiên là của anh ấy nhưng bạn Bùm góp ý kiếu vậy là không thân thiện, đã là người đọc thông tin mạng thì ít ra bạn cũng có 1 trình độ nhất định rồi thì bạn phải là người chọn lọc ý kiến của bài báo mà tiếp thu chứ? nếu có sai thì góp ý nhẹ nhàng, sao cứ vạch lá tìm sâu vậy? sao bạn không dịch thử 1 bài báo nào hay cho bạn đọc tham khảo với!

  7. Vũ Huy Đạt

    Thực ra thì cũng mừng vì sản lượng xuất khẩu cafe của Việt Nam đứng hàng đầu thế giới. Nhưng tôi thiết nghĩ xuất khẩu nhiều để làm gì trong khi giá cafe vẫn còn trong lận đận. Chắc gì đã là xuất khẩu lớn nhất mà oai! Các nước khác người ta găm hàng thì sao, họ chưa muốn bán vì giá cà phê chưa được cao. Mong tác giả bài viết đừng có kiểu thấy nhiều sản lượng mà bỏ qua giá cả, chính nó mới là việc thành bại và làm cho người nông dân băn khoăn nhất.
    Bà con cứ chờ giá cao đi, chờ được gần nửa năm rồi thì chờ thêm vài tháng nữa có sao đâu.

  8. Bờm

    Thôi đừng cải nhau nữa. Trong lúc khó khăn như thế này mà cứ cãi nhau cái chuyện chẳng đâu vào đâu rồi người ta lại cười cho. Tốt nhất ta cần thu thập và tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa để xác định được quyết sách cho đúng đắn trong sản xuát, buôn bán, kinh doanh xuất khẩu cà fê không chẵng những cho năm nay mà cả các năm tiếp theo nữa. Mong Y5Cafe nhiệt tình với bà con nhé.

  9. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

    Chẳng hiểu trình độ Tiếng Việt của chúng ta tới đâu nữa mà lại đi tranh luận những chuyện không đâu. Nếu là những người nông dân có một chút kiến thức, chúng ta không nên nói ra những điều không đáng này. Mà nên tham khảo, học hỏi xem làm cách nào để cho Chất lượng cà phê của chúng ta ngang tầm với các nước đang xuất khẩu lớn nhất ấy để cho Giá càphê của chúng ta được ổn định hơn, nông dân đỡ vất vả hơn.

    Tôi rất hay đọc diễn đàn này, nhưng đôi lúc cảm thấy bực mình vì một số cá nhân hay bắt bẻ linh tinh.

    Mong tất cả mọi người, vì tinh thần chung của diễn đàn, hãy góp ý một cách lịch sự và có hiểu biết một chút. Để mỗi sáng mở diễn đàn ra, người đọc không cảm thấy thất vọng.

  10. Trường Tùng DakNong

    Theo tôi, hiện giờ cà phê tạm trữ VN đã giảm đi rất nhiều, số lượng xuất khẩu cũng giảm tương đối, sẽ trả vị thế số 1 cho Brazil nhưng chắc là giá cà sẽ hạ, có khi còn tăng là khác. Vì:
    – VN sản xuất cà phê đa số tập trung vào đối tượng là kinh tế nông hộ chiếm 75 – 80 % sản lượng cà phê toàn quốc. Đối tượng này khi có nhu cầu bức thiết về tài chính thì cà phê đắt cũng bán mà rẽ cũng bán vì vậy có thể làm lũng đoạn, phá đám thị trường thế giới trong thời gian ngắn hạn nên các nhà nhập khẩu, nhà đầu cơ quốc tế dựa cơ hội này tát nước theo mưa, gìm giá xuất khẩu của ta. Trong khi các DNXK của ta mạnh ai nấy làm, làm ăn theo kiểu chụp dựt không có tâm, có tầm nên giá cà phê luôn sình, xệp thất thường không cất cánh bay cao được là điều tất nhiên.
    – Tới đây vị trí XK số 1 thuộc về Brazil quốc gia này sẽ điều tiết được giá cà phê thị trường thế giới. Bởi vì lượng cà phê SX ra tập trung chủ yếu sở hữu thuộc về các tập đoàn, công ty, trang trại. Thời gian đến nếu họ nắm tay nhau đi xem Euro vắng mặt vài ba phiên trên sàn giao dịch thì các nhà nhập khẩu toát mồ hôi hột cho mà coi. Lúc này các nhà nhập khẩu chỉ có cách tìm đến hạt cà phê VN chúng ta để đưa vào thực đơn sản xuất hàng ngày là lẽ đương nhiên.
    – Nhu cầu tiêu dùng cà phê trong mùa Euro rất lớn, trong khi các kho dữ trữ của thế giới ngày một vơi dần.
    Qua các vấn đề trên tôi giám chắc cà phê sắp đến tăng chứ không bao giờ giảm như cuối bài viết trên đã nói.

  11. lê quang hiếu thôn 10 eatiêu cưkuin

    @Trường Tùng DakNong. Tôi cảm nhận rất thấm thía phản hồi của bạn. Rất cảm ơn.

  12. Nông Cà

    Tham khảo thêm tại ICO (nguyên văn bản tin tiếng anh)
    “Trade Statistics – March 2012
    World coffee exports amounted to 9.88 million bags in March 2012, compared with 10.59 million in March 2011. Exports in the first 6 months of coffee year 2011/12 (Oct/11 to Mar/12) have decreased by 2.3% to 51.7 million bags compared to 52.9 million bags in the same period in the last coffee year. In the twelve months ending March 2012, exports of Arabica totalled 64.7 million bags compared to 67.3 million bags last year; whereas Robusta exports amounted to 38.6 million bags compared to 34 million bags.”
    Có thể tạm dịch như sau:
    “Thống kê Thương mại – tháng 3 năm 2012
    Xuất khẩu cà phê thế giới lên tới (ở mức) 9,88 triệu bao trong tháng 3 năm 2012, so với 10,59 triệu bao vào tháng 3 năm 2011. Xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2011/12 (tháng 10/2011 đến tháng 3/2012) đã giảm 2,3%, xuống còn 51,7 triệu bao so với 52,9 triệu bao cùng kỳ năm ngoái. Trong mười hai tháng, kết thúc vào tháng 3 năm 2012, xuất khẩu cà phê arabica đạt 64,7 triệu bao so với 67,3 triệu bao năm ngoái, trong khi cà phê robusta xuất khẩu lên tới 38,6 triệu bao so với 34 triệu bao .”
    Có thể nhầm ở chỗ “exports amount” là số lượng xuất khẩu (không phải sản lượng xuất khẩu). Khi amount thêm “ed”, đi với to = amounted to, có nghĩa là “lên tới”.
    vài dòng trao đổi!

    1. đào quang vĩnh

      Vote cho bác 1 cái, tiếng Anh tốt quá!
      Nhưng mà 2 bạn kia đừng giận nhau nữa, chuyện cũng chẳng có gì to tát, theo mình dĩ hòa vi quý thì hơn.

    2. Tân Hưng

      Khi viết về xuất khẩu thì chã có văn bản nào viết là “sản lượng” cả.
      Thường chỉ viết “lượng”, “số lượng” hoặc “khối lượng”.

  13. Văn Thành

    Bà con đọc bài trên đừng nên nao núng, vì người dân Braxin họ có kinh nghiệm găm hàng hơn dân Việt nhiều, cho nên dù sản lượng của họ có bội thu bao nhiêu đi nữa thì họ không bao giờ để cho hàng ra ồ ạt như các nhà đầu cơ tưởng, bên cạnh đó Chính phủ Bra chuẩn bị tung ra gói hỗ trợ lên đến 450 triệu USD để nông dân vững tin găm hàng, vì thế giá khó mà giảm mạnh như bài báo nêu. Đến thời điểm này, nông dân ta không còn hàng bao nhiêu, ai còn hàng thì chuẩn bị mà đếm tiền; thị trường đang bị “cảm” gần lên “cơn sốt” rồi đó.

Tin đã đăng