Doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước tại Đăk Lăk ngày càng mất thị phần thu mua cà phê xuất khẩu.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk Trần Hiếu, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, nơi có sản lượng càphê nhiều nhất nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã mua trên 60% sản lượng cà phê của tỉnh.
Trong quý I, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk chỉ thu mua, xuất khẩu 82.000 tấn cà phê, giảm 38.000 tấn so với kế hoạch.
Nhiều doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu cà phê lớn trên địa bàn tỉnh như công ty cà phê Tây Nguyên, Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đăk Lăk… đều không mua được đủ nguồn hàng cà phê xuất khẩu theo kế hoạch. Không ít doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước còn bị động, vỡ hợp đồng vì không có đủ nguồn hàng giao cho các đối tác theo đúng kế hoạch.
Theo ông Trần Hiếu, nguyên nhân là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vốn lớn, lãi suất vay USD thấp, trong khi đó, các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước vốn ít, lãi vay ngân hàng lại quá cao, có lúc cao gấp 6 đến 7 lần so với vốn vay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Hiếu cũng thừa nhận, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các đại lý để thu mua càphê sẽ tạo môi trường canh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, qua đó, người dân được hưởng lợi nhiều nhất từ cơ chế giá cạnh tranh.
Ông Trần Hiếu cũng kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế đặc thù về vốn vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê trong nước nói chung, Đăk Lăk nói riêng đủ sức cạnh tranh trong việc thu mua xuất khẩu cà phê này.
Kính thưa Bác Phó Chủ tịch, doanh nghiệp trong nước không mua được cà phê cơ bản là do mua ép dân quá, giá cao mà mua thấp; chặn đầu, chặn đuôi, trừ tạp, trừ đen đủ loại trừ cả nên dân họ không bán đấy.
Sao Bác không thử phát phiếu lấy ý kiến người dân xem thử kết quả tín nhiệm thế nào. Doanh nghiệp họ cứ kêu vậy thôi, vay được tiền rồi mà cách làm ăn cũ thì cũng không cạnh tranh nổi đâu.
Các DN trong nước cần đổi mới cách làm ăn hiện đại, và vạch ra đường lối để cạnh tranh với DN nước ngoài tạo thị trường cạnh tranh để cho nông dân hưởng lợi chút chứ thấy DN trong nước toàn ép giá không ah! Dân giàu thì nước mạnh chứ!
Có ai biết và tìm hiểu một cách sâu sắc rằng. Một ngày nào đó sẽ không còn ai mua ca phê nữa không ? vì các DN trong nước hy sinh hết, chỉ còn DN FDI, họ muốn mua lúc nào thì mua vì lúc dân ta cũng chẳng thể nào mang cà phê ra nước ngoài mà bán được. Vì khi Tư Bản độc quyền thì họ thích thì mua không thì thôi, họ sẽ biến nông dân ta thành những cái kho tự nhiên để họ tạm trữ hàng không tốn phí vì không ai giữ tài sản của mình bằng người làm ra sản phẩm cả, và sau đó họ sẽ từ từ mua, cần đến đâu mua đến đấy. Vì lúc này nông dân không bán cho họ thì chẳng biết bán cho ai, có kêu thì cũng chẳng kêu được vì họ cũng chẳng quan tâm, nhà nước cũng sẽ không can thiệp được, kinh tế thị trường mà. Nếu xảy ra như vậy thì cũng mệt mỏ đấy bà con nhỉ ! Chưa kể là lúc đó mấy ông tây còn bắt dân cà phê ta phải có chứng chỉ này, nọ thì họ mới mua sản phẩm của mình. Ấy da ! Tương lai nghe mệt dữ…
Qua rồi thời kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp! kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy nên kinh tế đi lên thông qua cạnh tranh bình đẳng!
Vì sao lãi suất tiền đồng cao? vì lỗi ở chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô quá kém! dẫn đến lạm phát, khiến lãi suất cao lên.
Hàng trăm ngàn tỉ đồng của quốc gia bị thất thoát và kém hiệu quả, do các tập đoàn nhà nước tiêu xài vô tội vạ (Vinashin, EVN, Petro, Sông Đà, PMU…), Những đồng tiền này được lưu thông một cách tràn lan không hiệu quả, góp phần làm cho lạm phát gia tăng thêm trầm trọng, chứ DN nước ngoài tội tình gì?
Bản thân các DN trong nước phải biết vươn lên để ra biển lớn thôi! bầu sữa nhà nước không thể làm vú em được nữa rồi!
Hiện tại Việt Nam đang là 1 trong những nước nghèo nhất thế thới, VN có lãi suất cho vay cao nhất thế giới, lạm phát cao thứ 2 sau Venezuela (Zimbawe là ngoại lệ), nguyên nhân chính vẫn là do chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước, quá bao cấp cho các tập đoàn lớn mà các tập đoàn này sử dụng vốn không hiệu quả, thua lỗ triền miên, mua quan bán chức, tham ô hối lộ… trong một thời gian dài như vậy tới nay các công ty cà phê nội địa mới thự sự ngấp ngoải, phá sản, DN ngoại chiếm lĩnh thị trường là điều hiển nhiên. Hiện nay nếu không có các DN ngoại thì bà con nông dân chắc chắn phải bán cà phê cho DN nội đang ngấp ngoải, thiếu vốn này và nông dân mình chết là cái chắc, may mà có DN ngoại thu mua hộ!
Xin thưa bạn Nguyen Thanh Long bạn đừng lo bò trắng răng . Chỉ có những doanh nghiệp làm ăn không đoàn hoàn và còn tham lam nữa thì mới nhận những hậu quả như vậy thôi , chứ theo tôi là họ làm có cái tâm và lượng theo sức của họ thì không đến nổi đâu . Còn bạn nghĩ rằng những doanh nghiệp đó bể nợ ra đi thì không còn ai ngoài doanh nghiệp nước ngoài là sai lầm lớn đó bạn , vẫn còn khối doanh nghiệp trong nước họ làm ăn tốt và có cái tâm vẩn tồn tại đó thôi , và bạn nên nhớ một điều sẽ có những doanh nghiệp mới lên thay thôi , tới cái gì to tác còn thay được nũa là doanh nghiệp.
Nói như bạn nguyen thang long thì đến một lúc nào đó các DN FDI họ sẽ độc quyền? Vậy lâu nay các DNVN được cung cấp tài chính-mặt bằng- độc quyền mua bán vẫn không có lãi dẫn đến thua lỗ… Vậy nếu tiếp tục nuôi dưởng họ thì đến bao giờ đất nước ta mới giàu mạnh đây? Việc các DNNN vào mở công ty thu mua họ bắt buộc phải đầu tư tài chính mặt bằng… Quá trình họ kinh doanh nếu o ép người làm cafe không thấy lợi nhuận bắt buộc họ sẽ phá bỏ thay đổi cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây cafe. Thế thì công sức tiền của của các DNNN đầu tư vào cũng chỉ bằng con số không mà thôi. Lúc đó tác hại ngược sẽ dẫn đến thua thiệt cho chính họ, cho nên cái này chỉ là một giả thuyết trong thời buổi cạnh tranh kinh tế thị trường mở. Chúng ta nên hội nhập để cùng nhau trao đổi học hỏi cùng tiến bộ với thời đại. Doanh nghiệp nào không thể tiến kịp với xu thế chung việc bị diệt vong thua lỗ là điều phải xảy ra.
Thật buồn cười cho bạn Thanh long.
Câu nói của bạn tôi thấy gần giống câu nói của ai đó ( Rằng: nếu kỷ luật cán bộ thì lấy ai làm lãnh đạo?). Bạn nên hiểu rằng từ cổ chí kim chưa bao giờ một nước không có vua. Bạn ạ! Tôi là một nông dân tôi chỉ biết muốn cày được nhiều ruộng phải cho trâu ăn no và chăm sóc trâu tốt. Còn ăn cả phần của trâu thì đến một lúc nào đó trâu chết và hết cày lúc đó muốn sống lo mà cuốc. Thực tế người trồng cà phê muốn có năng suất cao phải lo chăm sóc, bón phân đầy đủ ( cho nó ăn) còn nếu muốn thu nhiều mà ít chăm sóc và không bón phân thì đừng mơ. Doanh nghiệp trong nước không bao giờ hết cộng với doanh nghiệp nước ngoài nhiều họ tranh mua, tranh bán thì người nông dân mới có ăn để sản xuất. Lúc này ai muốn cày được nhiều ruộng phải lo chăm sóc trâu.
Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình quan tâm, đây là diễn đàn mang tính cộng đồng, vậy thiết nghĩ cũng chẳng nên chỉ trích nhau nặng lời. Vấn đề tui hỏi là có ai vẽ hoặc tưởng tượng ra được cái cảnh của tương lai không thôi mà, tôi có nói là DN trong nước tốt hơn hay DN FDI tốt hơn đâu. Như các bạn nói do lãi cao nên DN trong nước không làm được, do điều hành yếu kém v.v… thì đúng rồi, việc này ai cũng biết. Y5 vẫn cập nhật thông tin liên tục mà. Mình chỉ sợ nhất là chính sách Cây Gậy và Củ Cà Rốt thôi, giống như kiểu nuôi bò sữa ấy mà.
Anh này vẫn cái tư tưởng quanh năm ở dưới lũy tre làng.
Vấn đề ở đây là ai có tiền, người ấy mua. May mà 60% chứ 90% cũng tốt. Trong mua bán thì thuận mua vừa bán. Chớ có nói doanh nghiệp trong nước ép giá vì họ đâu có tiền để mua mà ép giá. Mà người bán cà phê cho doanh nghiệp trong nước cũng thuận mua vừa bán chứ họ có lấy dao kéo đè quý vị bắt bán đâu. Nhớ những năm trước, người bán còn yêu cầu trả tiền trước vì này vì nọ… còn nay với doanh nghiệp nước ngoài ứng tiền thì còn khuya.
Tôi đoan chắc trong năm này ai bán được cho các doanh nghiệp trong nước cũng có giá tốt hay hưởng được các điều kiện thuận lợi hơn. Tuy mua ít nhưng họ có trao đổi và giải thích thị trường tận tình, chia sẻ rủi ro.
Đời là vậy. Người sa cơ, chắc chắn bị bạn bỏ. Nghe nói ở Dak Nông sắp tới sẽ đưa ra tòa một vụ bể nợ cà phê lớn lắm. Đây là một vụ điển hình về chọn bạn kinh doanh. Các bạn hãy theo dõi rồi phát biều chơi với ai, chơi như thế nào… chứ đừng trách ai vội.