Cà phê, gạo, hồ tiêu… là những mặt hàng nông sản Việt Nam có vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
Tuy nhiên, người nông dân sản xuất ra những mặt hàng này cũng như DN thương mại hoạt động xuất nhập khẩu nông sản lại có lợi nhuận rất bấp bênh, thậm chí có giai đoạn lỗ lớn. Những hiệp hội ngành hàng vốn có thế mạnh trong việc kết nối sản xuất – chế biến – tiêu thụ lại có vai trò rất mờ nhạt, trong khi ở các nước, đây là những tổ chức có quyền lực và họ thực sự giúp ích cho hội viên của mình.
Các chuyên gia của Phillip Futures lấy ví dụ, Hiệp hội Bông, Hiệp hội Ngô của Mỹ là những nhà đầu tư giao dịch rất lớn trên thị trường hàng hóa. Mục đích chính của những nhà đầu tư này là bảo hiểm rủi ro giá cho chính các hội viên của mình.
[ Tìm hiểu: Thị trường hàng hóa phái sinh là gì? ]
Đơn cử, nông dân Mỹ trồng bông và có sản phẩm xuất khẩu, họ sẽ tính toán giá đầu vào gồm chi phí nhân công, phân bón, cây giống, lãi vay vốn… Ba tháng nữa, nông dân sẽ có sản phẩm bán. Giả sử, giá thành mỗi tấn bông là 300 USD, họ trang trải đủ chi phí đầu vào và có lợi nhuận ở mức chấp nhận được. Trên thị trường hàng hóa hiện tại, hợp đồng bông kỳ hạn 3 tháng đạt giá 310 USD/tấn, người nông dân sẽ đóng tiền ký quỹ và chốt hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng với mức giá trên. Đến ngày thu hoạch, họ sẽ đóng trạng thái trên thị trường tương lai. Khi ấy xảy ra 2 trường hợp: nếu bông đạt giá 350 USD/tấn, họ sẽ lỗ 40 USD/tấn; song bán hàng thật, họ sẽ thu được 350 USD, vượt kỳ vọng của họ 40 USD và đủ để bù lỗ cho hợp đồng tương lai. Nếu bông chỉ đạt giá 280 USD/tấn, họ sẽ lãi trên hợp đồng tương lai 30 USD/tấn, số tiền này đủ để bù lỗ cho khoản lỗ khi xuất khẩu hàng thật. Thu nhập và các hoạt động của người nông dân do vậy vẫn đảm bảo.
Phương thức giao dịch này giúp người nông dân ổn định được dòng tiền, song để đổi sự an toàn đó, họ phải bằng lòng với lợi nhuận ở mức chấp nhận được và không có sự mạo hiểm. Với ý nghĩa như trên, Hiệp hội Bông (Mỹ) đã đại diện cho các thành viên và mở tài khoản trên sàn giao dịch. Theo nhận xét của các ngân hàng Việt Nam, tổ chức này trong nhiều phiên, giao dịch với khối lượng rất lớn, lệnh thị trường họ tham gia nhiều và có tác động lớn đến giá cả thị trường. Các nhà sản xuất và xuất khẩu ngô của Mỹ cũng có hiệp hội hoạt động tương tự. Sự am hiểu và hỗ trợ tích cực của những hiệp hội như vậy được ví như những tấm khiên bảo vệ các thành viên và hỗ trợ họ rất lớn trong việc duy trì hoạt động ổn định.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, giá trị xuất khẩu rất cao, nhưng người nông dân vẫn thường xuyên rơi vào cảnh được mùa mất giá, thậm chí thua lỗ nặng nề. Cũng đã có những tổ chức tham gia giao dịch trên sàn hàng hóa, tuy nhiên, từ mục đích ban đầu là bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, sự thắng thua trên sàn giao dịch đã kéo họ chuyển sang mục đích đầu cơ. Khi khối lượng hàng giao dịch trên sàn vượt quá xa hàng thật, trong nhiều trường hợp, sự biến động giá hàng hóa quá lớn khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng.
Là một dạng sản phẩm phái sinh, các hợp đồng giao dịch hàng hóa tương lai trong nhiều trường hợp cũng đem lại lợi nhuận lớn cho DN Việt Nam, không hẳn chỉ có ý nghĩa bảo hiểm rủi ro hàng thật. Năm 2009, giá đồng trên thị trường hàng hóa từng biến động dữ dội, sóng rất lớn khi giá biến động từ 3.000 – 9.000 USD/tấn, đã có DN Việt Nam giao dịch trên sàn London kiếm lợi khá.
Nhìn về các sàn giao dịch hàng hóa của Việt Nam thì thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cũng như kinh nghiệm và tiềm lực tổ chức thị trường còn rất hạn chế. Lãnh đạo một ngân hàng cho hay, chưa bao giờ ngân hàng ông nghĩ đến việc kết nối cho các khách hàng của mình giao dịch trên sàn hàng hóa Việt Nam.
Hiện nay, tuy cách xa về địa lý song những ứng dụng của internet cho phép giao dịch hàng hóa qua các sàn quốc tế rất thuận tiện. Các ngân hàng Việt Nam hiện trang bị cho khách hàng những phần mềm và chương trình giao dịch cài đặt sẵn trên máy tính. Chỉ cần click chuột, khách hàng đã có thể nhìn thấy lệnh của mình hiển thị ngay trên bảng trực tuyến của sàn London hay Mỹ sau vài giây. Tuy vậy, giao dịch trên các sàn quốc tế đòi hỏi nhà đầu tư phải tự trang bị kiến thức tốt, nhanh nhạy và quyết đoán, mà không phải DN hay hộ nông dân nào cũng có khả năng bám sàn để tham gia.
Tổng hợp lại để có một bức tranh chung về giao dịch hàng hóa của các DN Việt Nam thì thấy đó mới là những hợp đồng lẻ tẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu một sự liên kết và chia sẻ thông tin.
– Để hiểu rõ hơn thế nào là thị trường kỳ hạn bà con có thể đón đọc chuyên đề: Tìm hiểu thị trường cà phê kỳ hạn của tác giả Kinh Vu
Ở VN có được bao nhiêu hộ nông dân chuyên canh cà phê biết bảo hiểm rủi ro giá thông qua công cụ thị trường kỳ hạn? có tổ chức nào đứng ra hỗ trợ đào tạo cho họ không?
Còn các DNXK thì sao? hiệp hội có đào tạo cho họ về lĩnh vực này không nhỉ? Tôi nghĩ là không có đâu! trình độ các xếp chỉ xứng tầm buôn bán chợ chiều mà thôi!
Mua bán trên thị trường mà đòi hỏi có sự liên kết và chia sẻ thì ko sợ dẫn đến hiện tượng cùng mua bán ồ ạt làm cho giá cả biến động mạnh à?
Hay cứ nói để cho có!
Tiền vào túi các sếp quan trọng hơn là hỗ trợ nông dân!
Các sếp nhà ta biết gì mà ý kiến với giao dịch kỳ hạn?
SAO KHÔNG TỔ CHỨC CHỢ NGAY TẠI NHÀ MÌNH?
Bạn muốn mua dầu cọ thô để chế biến dầu ăn thì hãy qua MaLaixia và phải trả bằng Ringit.
Muốn mua tiêu Ấn Độ phải qua bên đó và phải thanh toán bằng Rupi
Muốn mua cao su thiên nhiên thì cứ quan Thái Lan và phải trả bằng Bath.
Vậy muốn mua cà phê của Việt Nam, tiêu của Việt Nam, cao su của Việt Nam, gạo của Việt Nam hãy qua London hay New York hoặc Singapore và trả bằng Bảng, USD, hay Singapore Dollar !
Vậy tại sao tiền đồng Việt Nam chẳng có tí quyền lực nào trên thị trường mua bán? trong khi những đồng tiền như Bath, Rupi, Ringit cũng đâu phải là những đồng tiền đại diện cho các nền kinh tế lớn của thế giới nhưng thế giới vẫn cần có nó!
Vậy sức mạnh đồng tiền của quốc gia nào vẫn phải do chính doanh nghiệp của đất nước đó mang đến cho nó.
Bạn thử nghĩ xem, nếu năm tới: doanh nghiệp quốc tế nào muốn mua cao su, họ đến chợ giao dịch cao su tại Bình Dương, phải đổi đồng tiền của họ( USD, Bảng, Bath, Rupi.. sang Việt Nam Đồng) và mua cao su bằng đồng Việt Nam thì sao nhỉ ?
Doanh nghiệp nào muốn mua tiêu thì ghé Trung tâm giao dịch tiêu tại Gia Lai.
Ai muốn mua cà phê thì lên Buôn Ma Thuột.
Chúng ta sản xuất ra cái thế giới cần, vậy tại sao chúng ta không bắt thế giới theo chúng ta như các nước khác đã làm: lập chợ giao dịch quốc tế ngay trên đất nước sản xuất ra nó, bắt thế giới phải xài tiền của chúng ta, cần tiền của chúng ta, theo dõi đồng tiền của chúng ta? Có như thế nền kinh tế chúng ta mới có trọng lượng, chúng ta mới thu thêm nhiều lợi ích khác từ việc mở thêm “chợ”.
Thiết nghĩ chúng ta đứng đầu thế giới về sản xuất mặt hàng nào (nắm quyền lực trong tay), là có thể mở chợ quốc tế về mặt hàng đó, mà đã mở chợ là có quyền định ra luật lệ, quy tắc của riêng mình, có lợi cho mình.
Một điều lợi như thế? Tại sao lại chưa chịu làm hỡi Chính Phủ, các hiệp hội và các nhà đầu tư?
Nguyễn Bá Phượng
Ai trên đời chẳng quý rượu Rượu từ gạo mà ra
Rượu còn quý hơn cơm Cơm làm sao mà bằng rượu
Dẫu nói xuôi hay nói ngược Đã uống rượu là thôi cơm
Bác phượng cứ làm như mở chợ quốc tế dễ lắm hả… bác ngon thì bác mở thử coi…tiền đâu mà mở chợ quốc tế chứ…chợ cho dân mình còn đang nhức nhối nữa huống chi là chợ quốc tế…quá xa thực tế…^_^”)
VN có chợ quốc tế rồi đó bạn, tại VN đang có các sàn giao dịch nông sản kỳ hạn (ví dụ sàn BCEC), có điều vắng như chùa bà đanh vì quản lý điều hành kém và hành lang pháp lý còn lợn cợn lắm?
Cám ơn Anh Phượng vì bài viết trên. Các bộ ngành, hiệp hội liên quan đến nông nghiệp cần tham khảo bào viết này.
Theo tôi nghĩ vấn đề sẽ được giải tỏa tạo điều kiện cho sản xuất phát triển nếu thực hiện mở cửa đầy đủ, không phân biệt và quan tâm đến lợi ích nông dân. Chứ cố sống cố chết vì một số DN làm ăn yếu kém sẽ còn luẩn quẩn quanh “trai làng giữ gái làng” mà thôi.
Nhà nước đâu nở phanh phui mấy Ô DN nội vì phanh phui nó ra nếu nó thật sự bể thì nhà nước mất trắng à. Vì vậy phải để cho nó sống, nó sống thì mới có cơ hội để mà trả nợ. Bởi vậy mới giao quyền sinh quyền sát cho nó, để nó ép nông dân cà phê ra bả luôn để nhanh có tiền trả nợ. Vì thế mới cấm DNNN vì nếu cho DNNN vào thì DN nội có mà khai tử, mà khai tử thì nhà nước mất trắng nên giao cho nó vừa đá bóng vừa cầm còi luôn. Dân cà phê chúng ta còn khổ dài dài các bác à. Nếu cứ tình trạng này kéo dài thì nông dân ta còn khổ hoài, đừng mong gì sau cơn mưa trời lại sáng.
Cơ chế xuất khẩu gạo của VN khỏi phải bàn “Biết rồi, khổ lắm nói mãi” => XK theo đấu thầu, VN bỏ giá rẻ hơn các nước, bao giờ chẳng trúng. Đầu mối XK phải có điều kiện + bộ máy tổ chức hành nghề XK lại độc quyền, thu mua ép giá theo giá đấu thầu + T, hàng năm lãi trên đầu nông dân hàng nghìn tỷ đồng, chỉ có nông dân làm lúa thiệt vì phải bán giá thấp hơn gia thế giới.
Còn xuất khẩu Cà phê DN VN quen lối bán hàng giấy theo giá trừ lùi tại sàn Luân đôn. Khi mua ép giá nông dân để có lãi, mua không đủ thì gom hàng của dân gửi đại lý giao cho khách. Kết cục nông dân thiệt thòi, DNVN cầm C… cho nhà đầu cơ quốc tế Đ… Năm nay bà con nông dân có điều kiện đã giữ hàng, không bán tháo, không ký gửi đại lý, buộc các nhà XK phải thay đổi cách bán XK=> chơi kiểu mì ăn liền, mua đến đâu bán tới đó. Thời đánh quả mong trúng đậm hoặc chí ít cũng lừa được dân nay không còn như trước nữa.
Riêng mặt hàng Hồ tiêu Nông dân và doanh nghiệp trong và ngoài nước chơi kiểu ván bài lật ngửa: Nắm chắc cung cầu toàn cầu, biết được bao nhiêu nước trồng tiêu, thu hoạch vào tháng nào, sản lượng bao nhiêu, bao nhiêu nước nhập khẩu, số lượng bao nhiêu, loai tiêu gì v.v…
Việt Nam đã tham gia Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, hàng năm phải đóng hội phí gần 100 ngàn đô la và tốn hàng chục triệu đồng/năm để mua thông tin trong nước và thế giới, thường xuyến phân tích tổng hợp, dự báo. Mọi biến động giá cả trên sàn Ấn Độ, Singapor, mọi động thái mưu mô của các nhà đầu cơ quốc tế, đều được VN phân tích và đua ra các khuyến cáo cho bà con nông dân, doanh nghiệp biết (trên mạng, gọi điện đến hộ nông dân, doanh nghiệp) nên mua, nên bán lúc nào để có giá tốt nhất, không tham gia sàn, không bán hàng giấy…
VN nay là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn hất thế giới, đã và đang cầm chịch dẫn đắt cung cầu, giá cả hồ tiêu quốc tế. Sản xuất, kinh doanh 5 năm qua của ngành hàng hồ tiêu VN đã hoàn toàn xã hội hóa, hội nhập sâu theo kinh tế thị trường ngay trên sân nhà
Và nếu VN ổn định KT vĩ mô, lạm phát thấp, Chính phủ luôn đổi mới cơ chế chính sách xuất khẩu hợp lòng dân, hợp quy luật KT thị trường, có sự hỗ trợ nông dân , doanh nghiệp đủ vốn, lãi xuất hợp lý thì không những ngành hàng hồ tiêu mà cà phê, gạo, điều của VN sẽ làm nên nhiều chuyện kỳ diệu, khiến thế giới phải ngạc nhiên, ghen tỵ.
@Tieu Cay nói hay lắm. Vậy nhờ TieuCay chỉ giúp:
-Trang mạng nào có thông tin tình hình hồ tiêu trong nước và thế giới, có phân tích tình hình mua bán và đưa các các khuyến cáo, định hướng cho bà con trồng tiêu nên bán lúc nào ?
-Tổng đài nào cung cấp thông tin, gọi điện đến hộ nông dân…? Xin cám ơn.