Hàng loạt vườn tiêu của người dân thôn 2A, xã Ea H’Leo, huyện Ea H’Leo (Đăk Lăk) bỗng dưng chết khô, khiến họ mất trắng hàng chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hồng Sơn có vườn tiêu hơn 2.000 trụ, hàng năm thu khoảng 10 tấn hạt. Thế nhưng mấy tháng nay, hơn ¾ vườn tiêu bỗng dưng héo lá rồi chết khô. Chưa tính thiệt hại do giảm sản lượng, ông Sơn đã mất cả tỷ đồng do vườn tiêu chết. “Nhìn vườn tiêu cứ lụi dần mà lòng như xát muối. Công sức gần 10 năm nay tôi đổ xuống giờ mất trắng”- ông Sơn xót xa.
Mất mát lớn nhất có lẽ là gia đình ông Nguyễn Thanh Hải. Là người đầu tiên nhân giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu cho hàng trăm hộ dân quanh vùng, nhưng giờ ông Hải cũng bất lực đứng nhìn vườn tiêu dần dần chết trụi. 4.500 trụ tiêu của ông giờ chỉ còn phân nửa và mỗi ngày con số ấy cứ tăng thêm.
Ông Hải cay đắng: “Dự tính năm nay tôi thu được 20 tấn tiêu nhưng giờ không được một nửa. Chỉ tính sơ sơ, năm nay tôi đã mất tiền tỷ”. Hầu hết các hộ dân có tiêu chết phản ánh đã dùng phân bón Copper Tricho mua tại đại lý Tình Sâm (cùng thôn).
Ông Hải cho biết đã bón loại phân này liên tiếp trong 3 năm. Nhưng vào năm ngoái (từ tháng 4 đến tháng 7.2011), khi bón phân vào, cây tiêu chẳng những không phát triển mà bắt đầu có dấu hiệu vàng lá rồi chết.
“Cây tiêu bình thường không cần bón phân cũng ra lá non. Nhưng khi bón loại phân này, tôi thấy cây tiêu chẳng có dấu hiệu phát triển. Đến đợt bón thứ 2 thì cây tiêu bắt đầu vàng lá và chết dần đến bây giờ”- ông Hải nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Copper Tricho là phân vi lượng nền hữu cơ. Thông tin trên bao bì cho biết đây là sản phẩm của Công ty TNHH Voi Trắng, địa chỉ tại 2/5A khu phố 1, phường Tân Biên, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.
Theo kết quả giám định của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, tất cả các thành phần của loại phân bón người dân đã dùng đều có hàm lượng thiếu hoặc thừa so với số lượng ghi trên bao bì.
Ông Bùi Duy Quảng – Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Voi Trắng thừa nhận có chuyện dư hoặc thiếu các thành phần trong phân bón nhưng khẳng định đó không phải là nguyên nhân khiến cây tiêu chết.
Ông Bùi Công Lăng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Ea H’Leo, cho biết: “Để biết nguyên nhân hàng loạt vườn tiêu của dân bị chết, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và nhờ cơ quan chuyên môn phân tích”. Ông Lăng cũng không loại trừ khả năng tiêu chết do bón loại phân có một số chất dư thừa hàm lượng suốt một thời gian dài.
> Xem giá tiêu trực tuyến, giá tiêu trong nước cập nhật hằng ngày tại: http://www.giatieu.com
Hàng năm thu hàng chục tấn hạt…
Bây giờ sao trắng tay được?
Cây tiêu được trồng ở nước ta đầu tiên ở Quảng Trị, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc cách đây hơn 150 năm. Trong 30,40 năm về trước, nhiều vườn tiêu cổ thụ có tuổi thọ 20-30 năm. Nhưng 5-7 năm gần đây, bà con trồng tiêu chạy theo lợi nhuận, thâm canh bằng cách lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, khai thác cạn kiệt năng suất cây tiêu trong vòng vài năm, sau đó cây tiêu chết lụi. Nguyên nhân do chất độc từ phân hóa học, thuốc trừ sâu để lại trong đất làm ô nhiễm môi trường, gây ngộ độc cho cây tiêu. Điêu này đã được tổng kết rút bài học đau đớn cho ngành hồ tiêu. Thông tin đại chúng đã cảnh báo nhiều lần vấn đề này, nhưng bà con hoặc không nắm được, hay có tình tự phát làm liều, nên đã phải trả giá là cả vườn tiêu chết khô, thiệt hại bạc tỷ. Khi cây tiêu đã héo lá, tháo đốt thì bỏ luôn, không chữa được đâu, phí tiền. Nếu ai không nghe, trắng tay ráng chịu. Kiện thằng bán phân, bán thuốc à? Con kiến đi kiện củ khoai!
Vậy từ nay tuyệt đối không lạm dụng phân, thuốc hóa học bón cho cây tiêu, kể cả phân vi sinh cũng nhiều loại kém chất lượng, giả mạo… Hãy chuyển canh tác tiêu theo phương pháp hữu cơ, bón phân chuồng (phân gia súc gia cầm ủ hoai) thì cây tiêu sẽ sống lâu. Cây tiêu đã héo lá, tháo đốt, thì bỏ luôn đi không chữa được đâu, phí tiền. Nếu ai không nghe thiệt trắng tay, ráng chịu.
Bà con có thể áp dụng trồng tiêu ghép nó có thể kháng được bệnh dịch, mỗi tội là phải tự làm cây giống hơi mất công, bà con ươn vừa dây trầu và dây tiêu trên cùng một bịch, khi cây bén dễ, bà con lấy dao cạo một lớp của hai dây rồi lấy dây buộc giống như ta ghép cà phê khoảng 1 tháng sau thao dây ra xem nếu liền sẹo thì cắt gốc tiêu và ngọn trầu ta được một cây tiêu ghép bảo đảm không bị bệnh chết nhanh trên tiêu nữa tôi đã thí nghiệm mấy chục bụi cả chục năm nay không chết bụi nào.