Bằng phương pháp ghép chồi để cải tạo vườn cà phê kém hiệu quả, niên vụ vừa qua, vườn cà phê 1.200 cây của ông Nguyễn Công Quảng, ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh (Đăk Mil – Đăk Nông) đã cho thu hoạch tới 9 tấn.
Chuyên đề: > Tái canh cây cà phê…
> Một cách nhìn mới về vấn đề…
Vợ ông Quảng bên những cành cà phê trĩu quả.
Năm 1979, gia đình ông Quảng rời Nghi Lộc (Nghệ An) vào Tây Nguyên lập nghiệp. “Lúc mới vào đây, thấy người ta trồng cà phê chúng tôi cũng trồng theo, nào đã có kinh nghiệm gì, chủ yếu là học lỏm từ người dân địa phương, từ cách ươm giống, vào bịch, chăm sóc, làm thế nào để cây sống được, phát triển xanh tốt là mừng lắm rồi”, ông Quảng tâm sự.
Ba năm sau, vườn cà phê nhà ông Quảng bắt đầu cho thu hoạch, nhưng do không được lựa giống nên năng suất, chất lượng kém. Sau nhiều lần thay đổi cách chăm sóc nhưng không hiệu quả, ông dự tính nhổ bỏ. “Nếu nhổ đi trồng cây mới thì 3 năm sau mới cho thu hoạch, mà chúng tôi cũng băn khoăn không hiểu giống mới có được như cây bố mẹ không, cái chính là gia đình đã đầu tư khá nhiều cho hơn 1.200 gốc cà phê, nếu nhổ đi thì lãng phí quá”, ông Quảng trăn trở.
Sau nhiều đêm trằn trọc, ông Quảng nhận thấy, cây cà phê có phần giống cây cam, chanh mà ở quê ông vẫn thường chọn giống, tăng năng suất bằng cách ghép. Thế là ông bắt tay vào việc tìm hiểu cách ghép cà phê sao cho hiệu quả. Một lần xem ti vi, ông mừng rơn khi thấy chương trình khuyến nông hướng dẫn cách ghép chồi trên cây cà phê, ông vội ghi lại từng công đoạn rồi tìm mua tài liệu. Sau khi đọc tài liệu, ông vạch từng chiếc lá, so từng chùm trái, từng cành cà phê trong vườn để tìm được cây giống ưng ý.
Đến vườn ông Quảng người dân còn được học cách ghép chồi cà phê sao cho hiệu quả.
Khi chọn được 2 cây để ghép cho cả vườn, ông Quảng bèn chặt tất cả các cành ngang, chỉ chừa lại thân cây. “Thấy tui làm thế, ai đi qua cũng bảo ông này điên, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm, cứ mỗi năm ghép 200 cây, sau vài năm thì vườn càphê của tôi đã được “thay máu” bằng cách cắt bỏ thân già nuôi chồi non để ghép”, ông kể.
Sau 2 năm ghép chồi, cây cà phê bắt đầu cho trái bói, điều quan trọng là chất lượng cà phê khá tốt. Ông Quảng cho biết: “Ưu điểm của cách làm này là giữ nguyên được những đặc điểm của cây giống, giúp giảm chi phí đầu tư phân bón, công làm cỏ, chặt cành, phun thuốc. Việc thu hoạch lại thuận lợi do càphê cho trái to, dễ hái, giữ được cành, lá cho vụ sau, nhất là năng suất cao hơn hẳn”.
Thấy vườn cà phê nhà ông Quảng cho năng suất cao, người làng trên xóm dưới thi nhau đến tham quan học tập kinh nghiệm, lấy giống về ghép. Ngay cả những người từ Lâm Đồng, Đăk Lăk… cũng không ngần ngại đi hàng chục cây số để được tận mắt chứng kiến cách ghép cà phê của ông Quảng.
Không chỉ cung cấp chồi giống và hạt giống, ông Quảng còn trực tiếp đến vườn hướng dẫn cách chăm sóc cà phê.
Anh Nguyễn Văn Sơn ở Đắk Môl lặn lội hơn chục cây số đến học tập kinh nghiệm cho biết: “Tui nghe người ta nói toàn điều hay về giống cà phê của ông Quảng nên muốn tận mắt chứng kiến để học hỏi về “thay máu” cho rẫy cà phê của mình. Đúng là vườn cà phê xanh tốt thật, nhìn là mê, vạch lá lên thấy toàn trái là trái”.
Nguyễn Văn
Cải tạo vườn cây kém hiệu quả bằng phương pháp ghép chồi là biện pháp tối ưu!
Quan trọng là phải kiếm được chồi ghép giống tốt, lấy chồi của những cây năng suất cao và ổn định, không sâu bệnh, ngay tại trong vườn cây của mình hoặc cây nào mình đã theo dõi được trong nhiều năm liền.
Hiệu quả đem tới rất rõ rệt!
oh! Tôi không đồng ý lắm với quan điểm của bạn. Công nhận việc ghép cà phê là 1 biện pháp tốt nhưng xin góp ý với bạn nha: các chồi dùng để ghép nếu bạn dùng các cây ngay trong vườn mà bạn theo dõi… thấy phát triển tốt rồi lấy chồi để ghép vào các cây khác thì không hợp lý lắm. Theo tôi các cây dùng làm gốc ghép thì ok là gốc cây trong vườn không bị sâu bệnh và khỏe còn các cây dùng làm chồi ghép thì bạn nên dùng một số giống cao sản cho năng suất cao! Chúc bạn thành công
Ông tác giả bài báo này đúng là không biết gì cà phê ? Trong thời buổi @ này mà lại đi viết những bài báo dành cho “con nít” thế này thì thật buồn cười. Cà phê ghép đã có cách đây 9-12 năm rồi, có rất nhiều loại cà phê ghép như cà phê cao sản (có cả hơn chục loại) chưa kể nhiều loại mắt ghép khác. Nhà mình cũng ghép cà cách đây 8 năm rồi. Vả lại với khoảng 1.200 cây (khoảng 1-1,2 mẫu) mà thu được 9 tấn thì cũng bình thường chứ có cao đâu? mình ở Tân Lạc, Bảo Lâm, Lâm Đồng mình thấy sản lượng trung bình 1 mẫu ở đây là 7-8 tấn. Thỉnh thoảng có gia đình 10 tấn/8 sào. Còn bên huyện Di Linh mình thấy sản lượng người ta khoảng 8-10 tấn/ mẫu.
Vậy thì bạn có suy nghĩ gì về con số: năng suất bình quân của Lâm Đồng hiện nay chưa đến 2,3 tấn/ha ?
Hay là bạn đang nói đến tấn quả tươi ?
Nếu thật sự là dân cà phê thì sẽ KHÔNG có ai tính sản lượng bằng tấn tươi đâu bạn ạ. Mình nói sản lượng của nơi mình là hoàn toàn đúng sự thật. Lâm Đồng là 1 tỉnh khá rộng, địa hình đồi núi cho nên sản lượng của từng khu vực sẽ khác nhau, ví dụ như các huyện lam ban địa hình hiểm trở thiếu nước, và kỹ thuật chăm sóc cà phê ở đây chưa cao nên thường sản lượng chỉ khoảng hơn 1 tấn/mẫu. (cũng có nhiều nơi cà phê quá già nhưng vì thiếu vốn nên người nông dân không thể trồng lại được )… Còn nếu gia đình bạn ở những vùng có địa hình bằng phẳng (hoặc đồi núi không quá cao) thì sản lượng trung bình phải đạt 7-9 tấn/mẫu, nếu không đạt được sản lượng này thì bạn nên cải tạo lại giống, đất, nếu ở những nơi quá nắng gió thì nên trồng thêm 1 số loại cây gỗ thích hợp (cà phê khi được trồng xen với cây gỗ sẽ cho chất lượng tốt)
Lạy hồn, cứ làm như những người lên diễn đàn này là “dân chém gió” hết à. “Chém” khiếp qúa.
Thấy bác văn hương nói sản lượng mà khiếp quá, đáng nể thật. Đó cũng là một số liệu cho bà con học hỏi. Chúng ta nên tin bởi vì chỉ có như vậy chúng ta mới thoát khỏi lối mòn của tư duy mới có thể canh tác hiệu quả, mới cải thiện canh tác. Tôi thấy vườn cà nhà tôi ở Krông năng tuy sản lượng không cao chỉ độ 5 tấn thôi, năm nay được mùa độ 6,5 tấn đó nhưng những cây quanh nhà nhất là gần chuồng heo năm nào cũng đạt 9kg nhân mà mùa sau cũng xanh tốt đạt hiệu quả tương tự. Tôi nghĩ do chúng ta bón phân chưa hợp lý. Thứ nhất phân chưa đủ cho cây, nhất là phân chuồng, phải đầu tư mạnh thì cây mới cho năng suất và vụ sau cây không bi kiệt sức. Các bác nào có kinh nghiệm nên chia sẻ cùng bà con để bà con mình không phải cảnh làm quần quật mới đủ sồng. Chúc bà con có một năm bội thu.
Bạn Văn hường thân mến
Tôi xin cung cấp cho bạn thông tin nhé, PHẦN LỚN những người trồng cà phê chè thường tính sản lượng bằng quả tươi, PHẦN LỚN bà con trồng cà phê vối trong diện khoán và giao nộp sản lượng cũng thường tính sản lượng bằng quả tươi. Có nhiều yếu tố riêng của vùng miền và loại cà phê, kể cả lịch sử hình thành vùng trồng cà phê ấy khiến tại sao cách tính sản lượng nơi thì căn cứ vào nhân, nơi thì căn cứ vào tươi. Bạn nên biết điều ấy
8 sào = 880 cây
10.000/880=11,3 kg / cây = 45kg tươi/cây, ( có cây vài kg có cây 100 kg)
cà phê Lâm Đồng mà!
Bạn Văn Hương ở Tân Lạc là ở thôn mấy? tên gì? Tôi cũng ở Tân Lạc, Bảo lâm. Vườn nhà ai mà cà phê đạt quá, xem tham quan ko?
ở Thôn Nam Ô, gần kho đạn Mai Hắc Đế cũ đó!
Ông @văn hường là ông Bom Mìn, ông nói sản lượng của tỉnh Lâm Đồng trung bình là 7-8 tấn thì có năm trúng mùa có thể được như vậy, nếu vườn ai năm nào cũng đạt sản lượng như vậy thì tôi thuê đài truyền hình HTV về quay cho ông lên TiVi luôn. Dòng họ nhà tôi Cha sinh Mẹ đẻ trên mảnh đất này cũng chưa có ai tự hào thu hoạch được như vậy… Bài báo này hoàn toàn hay và hữu ích.
Mình xin đố các bạn, tổng diện tích cà phê nước mình hiện nay bao nhiêu ha? Tổng sản lượng dự kiến? Năng suất bình quân?…
Từ đó bạn có suy nghĩ gì về thực trạng cây cà phê hiện nay.
Bạn thừa hiểu nông dân nhà mình thấy cà không bằng giá năm ngoái nên chém gió chơi cuối cùng đói vẫn là đói thôi, làm gì mà bình quân cao đến thế.
Thực ra mà nói năng suất như vậy nếu so với vùng của Tỉnh Đăk Nông thì Tôi khẳng định là rất rất rất đạt. Năng suất bình quân của Tỉnh Đăk Nông nếu Tôi nhớ không lầm thì chỉ tầm 2 tấn/ha và nơi cao nhất là huyện Đăk Mil cũng năng suất tầm 2.5 tấn/ha. Một vài thông tin để bà con tham khảo.
Có lẽ bạn văn hường nói năng suất những diện tích cá biệt còn nói bình quân chung là nói bậy, xin khẳng định như thế!
Riêng tôi, tôi có 1 chút đồng ý với @văn hường, tôi đang ở Gia Nghĩa (Đắc Nông) tuy sản lượng cà phê nhà tôi không cao chỉ khoảng 3,5 -4 tấn/ha nhưng tôi có bà chị lấy chồng ở gần Bảo Lộc (Lâm Đồng), quả thật tôi thấy cà phê ở đây tốt hơn ở chỗ tôi ở. Tôi có 2 đứa em hằng năm vẫn xuống đây hái cà cho bà chị. Tôi thấy chúng nó nói cũng tùy từng năm nhưng thường thì nhà chị tôi thu dao động khoảng 15-17 tấn với diện tích 2,4 ha. Năm vừa rồi do được mùa lên nhà chị tôi thu đâu được hơn 18 tấn.
Bà chị này bà con với ông văn hường đó!
Cháu cám ơn chú Vịnh đã tư vấn cho cháu.
Còn ở Đức Trọng nhà cháu chẳng hạn, cũng có những gia đình thâm canh cao đạt sản lượng cao như phân chuồng thật đẫy, giống tốt, chăm tỉa cắt cành như nghệ nhân v.v… Nhưng theo cháu thấy, cây cà phê cho sản lượng khoảng 5 tấn trở lên thì cuối năm đó như cây chổi chà, sang năm sản lượng lại cực thấp. Bởi vì dù có phân bón nhiều thì cây cũng chẳng có chỗ mà ra cành đâu.
Nuôi trái cực nhiều khiến cây suy kiệt, sang năm phải nghĩ để làm cành, năm được, năm mất.
Không biết cháu thấy như vậy có đúng không, xin các bác lão nông chỉ giáo.
10 tấn/8 sào đúng là trường đặc biệt thật (chỉ đếm được vài nhà trong 1 xã). Nhưng 8-9 tấn/ mẫu thì không hiếm đâu bạn ạ, xã mình thì ít thật nhưng xã Hòa Bắc (chắc bạn biết) thì có khá nhiều. Mình thấy Đắc Lắc, Đắc Nông cà phê già, nắng gió khiến sản lượng của họ khá thấp nên họ không bao giờ tin 10 tấn/8 sào cả.
Ghép chồi như vậy với trồng cà phê giống tốt thì cái nào tốt hơn vậy các bạn? Nhà em năm ngoái thu được 23,5 tấn cà nhân khô trên 4 ha (huyện Đak Hà tỉnh Kon Tum) đó là năm mà được mùa, những tưởng năm nay sẽ mất mùa vì qui luật năm được năm mất vậy mà năm nay nhà e thu được 22 tấn nhân, cây cà nhà em cũng được 13 năm rồi. Năm ngoái bán giá 47, giờ cũng muốn bán sớm mà giá thấp quá, nhà em sợ bị mọt, lúc phơi xong thấy có con mọt nhỏ xíu, ko biết có cách nào trừ mọt này không, mấy bạn có kinh nghiệm mong được chia sẻ!
Khi gần cứng quả thì bạn phun thuốc (ra cửa hàng bảo vệ thực vật hỏi chủng loại) là ổn thôi, còn bạn thấy các con mọt khi hái xong thì là bị mọt rồi đó. Giảm phẩm chất và giảm trọng lượng luôn đó bạn.
Gớm có cái sản lượng mà mấy bác cãi nhau mãi. Công nhận bác @văn hường có bốc phét 1 tí thật. Sản lượng cà ở Di Linh tuy không được như bác văn hường nói nhưng cũng rất cao, nói chung thì tùy từng xóm có xóm 7-8 tấn/ha, có xóm 2-4 tấn/ha còn như xóm tôi thì 6-7 tấn/ ha thôi. Nói chung đề nghị bác văn hường nói bớt lại vài tấn.
Nếu bạn sợ caphe để lâu bị mọt thì làm theo cách sau để 3 năm vẩn ko sao. Khi caphe thành nhân xong, bạn đem phơi lại tất cả cho xuống đến 13 độ bạn mua bao ni lông loại lớn vừa = bao đựng caphe lồng vào bên trong, hốt caphe lúc còn nóng cho vào xong cột kín miệng bao ni lông và khâu bao lại như bình thường, tránh đừng để rách bao ni lông. Khi bán bán bạn mở miệng bao để cho caphe hút ẩm trong ko khí trở lại 15 độ rồi đem bán, màu sắc caphe lúc đó gần giống như lúc bạn mới đóng bao mặc dù để đã hai ba năm.
Cách này nghe lạ quá. Bởi vì nếu cà phê còn ẩm thì dễ bị mốc bên trong quá. Vả lại mỗi khi muốn kiểm tra xem cf có ẩm ko thì khó. Vì mở từng bao!ko dùng xăm đc.cảm ơn bạn đã góp ý nha!mình nghiên cứu thêm dụ này. Nếu ok thì áp dụng mùa tới luôn
Cách giữ cà phê của anh Cafengot là đúng rồi, rất chuẩn không thua gì nhà chế biến cà phê.
Cà phê ghép chồi ưu điểm hơn ở chỗ thu hoạch nhanh hơn. Còn ta trồng mới chậm thu hơn. Năng suất tùy thuộc rất nhiều vào giống. Đúng như bà con nói mầm ghép như trong hình thì chết nhiều hơn sống là chắc. Khi ghép ta lựa phần mầm bánh tẻ không lấy phần non quá cũng không lấy phần già thì tỉ lệ sống cao hơn, đó là kinh ngiệm của bản thân tôi xin chia sẻ với bà con… Còn với năng suất như anh @văn hường thì có nhưng không nhiều, tại địa bàn huyện Di Linh năm nào trúng vụ bình quân 3.5 tấn thôi, còn hơn là không có. Vài lời chia sẻ cùng bà con…
Tôi xem trên diễn đàn thấy bác @Văn Hường nói cũng đúng đấy, nhưng sản lượng chỉ được một năm năm sau chỉ còn 1-2 tấn thôi vì một năm thắng lợi thì mất vài năm tiếp theo cộng dồn các năm cuối cùng là sản lượng chung toàn quốc. Vậy cho nên được mùa mất giá mà!
Tôi đề nghị ai biết kĩ thuật ghép chồi ,mà bản thân đã ghép thành thạo,hiệu quả cao xin đưa lên cho bà con hoc hỏi được không a?
Mình ghép được cà phê,có thế ghép trên gốc cà phê mít cà phê rô và catimo, ai cần kinh nghiệm ghép thì trao đổi với mình qua mai thaihuynhvan@yahoo.com.vn hoặc sdt 0979308962.
Điều này là đúng, tôi đồng ý ủng hộ ý kiến của Đức_dilinh
Tôi ở gần vườn cfe của bài báo trên. Nói chung cà phê khá đẹp và đều, còn sản lượng thì tôi chưa được kiểm chứng. Như anh em trên đây nói sản lượng 8, 10 tấn/ 1ha thì quá khủng khiếp. Người Việt ta mắc chứng Nổ là chuyện thường ở xã mà! Để có sản lượng như vậy thì tán cây cực lớn, hơn nữa để duy trì sản lượng đồng đều 1 cây 1bao qua các năm là điều vô cùng khó…
Không phải sản lượng trung bình của 1 xã bạn ạ. Có lẽ ở đây các bạn đã có chút hiểu lầm về lời nói của mình rồi. Bất kỳ ở đâu thì cũng có người nhiều người ít. Mình nói sản lượng trung bình khoảng 7-9 tấn là sản lượng của những gia đình có sản lượng khá. Họ thường có diện tích từ 1-2 mẫu, (ví dụ 1 thôn có 100 nhà thì có khoảng 25-35 gia đình có sản lượng này) bên cạnh đó có nhiều gia đình không chịu là chỉ thuê người làm, hay diện tích quá nhiều làm không hết, hay những gia đình có địa hình quá xấu thì làm sao có sản lượng đó được chứ? cò cà phê loại 10 tấn/ 8 sào là thật sự có. Mình xin cam đoan, tuy nhiên những trường hợp này khá ít (cả xã mình cũng chỉ có khoảng 2-3 nhà thôi) ngoài ra như các bạn ở trên nói nếu thu 1 năm 7-9 tấn thì năm sau sẽ thu kém là hoàn toàn sai. 1 khi cây cà phê đã già thì mức thu sẽ rất ổn định.
Nhà tôi ở Gia Lai có 1000 cây cà phê nhưng chưa thấy bao giờ đạt bình quân được 7 kg nhân một cây cả, nên tôi thấy con số đó tôi bất ngờ quá, ngày 8/3 vừa qua tôi có đi Đalat chơi nhưng nhìn cà phê 2 bên đường từ Gia lai đi Lâm Đồng thì còn gọi cà phê Gia Lai bằng cụ.
7 tấn / ha là đáng tự hào rồi anh ah. Hãy cứ nhìn thực tế mình đầu tư đừng có suy nghĩ đâu xa xôi, kẻo rồi vỡ mộng
Cà phê làm với số lượng cây vừa đủ thì năng suất sẽ cao hơn. Ở đây là đủ với điều kiện đầu tư của mỗi người, hầu hết cà phê đẹp là nằm ở vườn gần nhà với số lượng cây vừa phải lại gần nhà nên điều kiện chăm sóc rất tốt. Tôi hiện tại làm 4ha với mục tiêu là 5 tấn/ha thôi.
Ở Tân lạc + di linh cà phê từ 7t/ha là có, nhà nào biết chăm thì sẽ có năng suất cao hơn. Tùy thuộc vào địa hình trồng cà phê nữa.Cà phê ghép thì không có gì phải bàn cả. Thu hoạch sau khi ghép rất nhanh. Sau 1 năm là cà ghép đã có trái với sô lượng không nhiều. Từ các năm sau trở đi đạt năng suất cao hơn. Cái gì cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Cà gép rất dễ bị gãy đổ mỗi khi có gió lớn. Các bác cần lưu ý ở điểm này!
Ở TÂN LẠC NHÀ NÀO THU ĐƯỢC 10T/8SAO ĐÂU.BÁC VĂN HƯƠNG CHO MÌNH BIẾT ĐƯỢC KHÔNG.ĐỂ MÌNH QUA THAM KHẢO THÊM KINH NGHIỆM!!!
Mỗi người thêm tí muối như truyền thuyết vậy. Ai thích xem hình cà phê bác Quảng thì liên hệ tôi qua nick : sh_cityboy1207 hoặc đt: 090 7373 806.
* mật độ cà phê 1000 cây/héc đất, sản lượng trên 10 tấn nhân theo tôi là cực kỳ vô lý. Nếu ai có hãy chụp hình vườn caphe đó và đăng lên đây cho anh em tham khảo!
Các bạn cãi nhau nhiều quá thay vì xây dựng. Ông nhà báo thì không biết gì về cà phe, những người khác cãi ông Hường vì không chịu đi coi cho mở mang đầu óc chỉ ở nhà nói xằng, 8-10t ở Di Linh là bình thường (chăm sóc tốt). Tôi thấy Đắc Lắc các bạn tạo tán quá tệ nên năng suât ko cao là phải rồi. Trong ảnh cái vườn nhà ông Quảng thì giống tán cây ở Di Linh.
Nếu tôi nói Ông Thành lào trông cà phê chè năm 2010 xuống giống đến Noel 2011 thu 20t tươi/1 hécta thì có ai tin ko nhỉ… Chúc cả nhà vui vẻ.
Bạn nói Đắk Lắk tạo tán quá tệ, vậy những năm trườc mình đi học bên Đà Lạt thì mình thấy bên ấy đâu có tạo tán gì đâu, hái toàn bằng thang như bên Đắk Lắk hái tiêu không à. Giờ thì không biết thế nào, chắc 30/4 này được nghỉ thì đi chơi qua đó xem lại xem thế nào. Nhưng nói gì thì mình cũng thấy sản lượng mà bạn Văn Hường đưa ra không thực tế (hay mình chưa thấy), kể cả khu vực Ea Kmát cũng chỉ khuyến cáo từ 4 – 6 tấn/ha thôi (cà nhân). Vậy có lẽ chúng ta cần nhiều kiểm chứng xác thực hơn nữa, chứ năng suất cao thì nông dân nào không mong muốn đâu (huống chi năng xuất như bạn Văn Hường nói ở trên, ai mà không muốn đâu).
Gửi các bạn trên diễn đàn.
Sản lượng mà bạn Vân Hường nói thì có rồi đó, đặc biệt là đối với cafe ghép cao sản + trồng dày thì dễ đạt được sản lượng này ( tuy nhiên đó chỉ là số ít). Các bạn cứ tranh cãi làm gì, mùa này đang ít việc thì nên liên hệ với bạn Vân Hường mà đi xem và học hỏi kinh nghiệm… và xác minh là đúng hay không ?
@tung_heo_hay_noi_theo : bạn nói ông Thành Lào trồng cafe chè năm 2010 xuống giống đến Noel 2011 thu 20t tươi/ha thì hoàn toàn sai rồi. Vườn đó là trồng năm 2009 đó không phải 2010 đâu bạn à.
Năm rồi 1 ha 7-8 tấn là có. Nhưng bạn HƯỜNG dùng từ sai là :trung bình 7-8 tấn /ha, vì số vườn đạt năng suất như vậy là thiểu số, còn vườn đạt 3-4 tấn là đa số. Cho nên năng suất bình quân cũng khoảng 4 tấn/ha mà thôi. Đặc biệt những vườn năng suất cao thì sang năm sẽ thất (ngoại trừ vườn cafê tơ). Tôi cũng làm 5 ha cà phê ở BẢO LÂM 15 năm rồi đây. Lần sau bạn HƯỜNG viết bài nên dùng từ cẩn thận hơn để bạn đọc khỏi ném đá, vì nghĩ cậu là dân làm pháo BÌNH ĐÀ. Còn bạn Tung heo nói ở Di linh 10tấn/1ha là “bình thường” lại nổ nữa, vậy “không” bình thường chắc phải 15 tấn/ha? Thân.
bác nói đúng đấy năng suất trung bình 3/4 tấn thôi còn những vườn càfe giống mới chăm sóc tốt đạt 7-8 tấn có thể hơn nhưng rất hiếm.
Úi chà! Tôi ở Đăk Nông, làm nhà phân phối bếp hóa khí đun bằng vỏ trấu, vỏ cà. Vì vậy tôi đi nhiều nhà có vỏ cà phê. Tôi thấy sản lượng cà phê đạt 6 – 7 tấn/ ha là cao lắm, còn 10 tấn/ha thì quả thật chưa thấy bao giờ.
Nói về trữ cà phê thì anh nào cũng kêu con cái học hành, chi phí đầu tư, trả nợ vay ngân hàng nên khó mà trữ cà lại. Nhưng nói về sản lượng thì anh nào cũng nổ ghê thế !
Vậy thì còn kêu khổ cái nổi gì? Dân trồng điều như em mới khổ nè !
@Thống-ĐN có thể nói rõ hơn về bếp ga tiết kiệm để đốt vỏ cà phê được không?
Cách sữ dụng, hiệu quả kinh tế, giá thành độ bền….
Trời ơi giờ này mà còn nói tới cái dụ ghép cafe nữa, người ta đang ghép ầm ầm kia kìa. Mình chịu khó bỏ ít vốn, ít công, ít thời gian, nhưng thật sự là lãi rất là cao. Nhà tui cũng đã ghép và thấy triển vọng từ nó rất là cao. Mong mọi người hãy ghép lại vườn ca fe nhà mình nếu thấy ca fe nhà mình không dạt chất lượng. Mong mọi hãy suy nghĩ. (đóng góp)
Chắc là không có 8-10 tấn 1hecta đâu, mình tính thử mọi người nghe xem nhé, dt cà phê Việt Nam khoảng hơn 500 nghìn héc ta, sản lượng cà pê nhân hơn khoảng 1,2 triệu tấn, mọi người chia bình quân biết liền trung bình 1 hecta thu khoảng 2,5 tấn nhân thôi. Có những diện tích thu nhiều hơn bù cho diện tích ít hơn thôi. Cứ trung bình 4 tấn thì Việt Nam vô địch rồi.
Cà phê nhà tôi một số cây bị bênh rỉ sắt, tôi muốn ghép chồi mới không biết có được không? Ai biết xin chỉ giùm. Tôi xin cám ơn!
Nếu cà phê bị bệnh rỉ sắt mà ko bị bệnh rể thì ghép được, chọn giống tốt có địa chỉ cụ thể và phải đến tận nơi để xem, hỏi kinh nghiêm cuả chủ vườn để làm cho có hiệu quả.
Nếu vườn cà phê bạn bị bệnh rỉ sắt thì mình bảo đảm bạn là ghép cải tạo được. Bạn yên tâm đi, nếu bạn muốn biết thêm điện cho mình, mình sẽ giúp bạn 0989366498 (A.Danh).
Chào các bạn, nói thật mình cũng không có ý kiến phản bác đâu, nhưng vì thây từ trên xuống dưới ai cũng xôn xao nên mình xin lên tiếng. Vườn cà phê ông Quảng như tin đã đưa trên là có thật. Mình hằng năm cũng thường lui tới để tham quan thì thấy mô hình ghép cải tạo vậy là tốt. Nhưng về năng suất tôi thấy như tin đã đưa là không thấy đúng, nếu 9 tấn nhân thì mình đảm bảo là không có, còn nếu tính tưoi thì lại là quá sai luôn, ở đây mình xin tác giả đưa tin nên coi lại. Còn mình đám bảo đảm với các ban chưa có dịp tới thăm vườn là có thể năng suất của vườn ông Quảng từ 3,5-4,5 tấn nhân trên một ha là có thật, còn hơn nữa mình nghĩ cũng không cao hơn lắm đâu.
Mình cũng rất phục bác Quảng là mạnh dạn ghép cải tạo và thành công. Nhưng với cái nhìn khách quan là bác Quảng có thuận lợi là vườn cà phê ở trong vườn nhà ở luôn, thuận lợi cho việc chăm sóc với mô hình VAC. Bbác có thuận lợi chăm sóc như lấy nước phân BioGa tứoi cho cây, và việc cắt tỉa cành cũng dễ khi vườn bác luôn túc trực ba nhân công bác, vợ và con chăm lo vườn cà phê. Như thế có nhiều thuận lợi cho việc chăm sóc đạt, đều vườn cà phê cải tạo. Đúng là một nông dân cần cù chịu khó, mà chúng ta cần học hỏi.
Còn việc ghép cải tạo đạt năng suất hay không cũng có nhiều yếu tố quyết định lắm các bạn ạ. Như giống, kỹ thuật ghép, kỹ thuật chăm sóc, thổ nhưỡng của từng vùng vv… khi đó mới cho kết quả tốt. Chúc các bạn thành công.
Bạn Danh thân, mình đọc thông tin của bạn ở trên diễn đàn cũng thấy khá hợp lý. Mình rất muốn làm quen và học tập, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với bạn. Theo bạn nói như trên thì thấy bạn biết nhiều thông tin về cà phê ghép vậy bạn có thể cho tôi biết tại khu nhà của bạn các giống cà phê đang được trồng là giống gì, các giống đang được dùng làm chồi ghép là giống gì, guồn gốc, của các giống dùng làm chồi ghép? Rất mong bạn Danh cho biết thông tin và các bạn trong diễn đàn nếu biết thông tin chia sẻ cùng. (Tòng Quyết SDT 01629932021) “E-mai quyet26tb@gmail.com“.
Cà phê ghép cũng dễ mà, tôi thử ghép lần đầu mà thấy sống 98%, nhưng kỹ thuật và điều kiện lúc ghép chồi ghép chọn như thế nào thôi… Tôi mua chồi ở Lộc Nga, thấy có loại lá nhỏ gọi (lá xoài) đó 700 đồng/1 chối, thấy vườn chỗ tôi mua chồi 2 sào họ thu 1,8 tấn… còn ai muốn tham quan xuống đó hỏi người dân biết hết. Kinh nghiệm họ chỉ lại cho mình thì ghép chồi cách mặt đất 50cm nhưng khi chồi đã phát triển mạnh cái thân cây già cắt cành nhưng vấn để cao sau nay buộc các cây ghép khỏi bị gió làm xé cánh ghép nhưng chiu khó bẻ tược. Mình có vài ý các bạn tham khảo.
Cho mình hỏi hiện giờ giống cà nào tốt nhất hiện nay . mình cũng đang ghép giống tr4 của viện nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp lâm đồng . nghe nói có giống thiện trường , lá xoài gì đó năng suất cũng cao lắm ko bít thế nào và mua chồi ở đâu . ai bít chia sẻ với ạ
Theo mình thì ghép chồi cải tạo cũng phải tùy điều kiện chăm sóc của mình mà chọn giống ghép. Nếu mình không chăm sóc được tốt mà chọn giống trái lớn sai nhiều thì kiểu gì cũng năm được năm mất. Như mình thì chọn cây ở vườn nhà mình vì nó thích nghi tốt ở điều kiện nhà rồi. Cây trái cũng bình thường không to quá, không bị rỉ sắt, nấm cành…không hay mọc cành tăm. Năm nhiều cũng được 8-10kg năm ít thì 5-7kg. So với những cây to mập mà ít trái vậy là ok rồi.