Tỉnh Gia Lai có khoảng 80.000ha cà phê, hàng năm cần một lượng nước rất lớn từ các công trình thủy lợi để tưới vào mùa khô, đảm bảo cho cây ra hoa kết trái cho vụ sau.
Trước đây, các chủ vườn cây thường sử dụng bằng phương pháp tưới tràn – có nghĩa là trong từng lô cây cà phê, các chủ vườn đào mương rãnh xung quanh và cho nước tự chảy vào từng gốc cây liên tục ngày đêm.
Tính ra mỗi hecta cà phê cho một lần tưới phải “ngốn” hết từ 4.500-5.000m3 nước. Phương pháp này không những tiêu tốn nước tưới rất lớn mà còn làm trôi đi phần nào lượng phân bón và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
Quan trọng hơn, những năm thời tiết bất lợi, gây ra tình trạng hạn hán kéo dài đã làm cho các nguồn nước trên sông suối và các hồ chứa thủy lợi nhanh bị cạn kiệt. Điều này khiến nguồn nước tưới bị thiếu nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, việc lấy nước tưới cho cây cà phê sau khi thu hoạch bằng phương pháp tưới tràn không còn phổ biến như trước nữa. Thay vào đó, các chủ vườn sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây theo một lượng nước nhất định, nước không tràn chảy tự do và lượng phân bón vẫn được giữ lại trong từng gốc cây.
Cách này làm giảm lượng nước tiêu tốn, tính ra mỗi hecta chỉ sử dụng từ 2.400-2.500m3 nước và tiết kiệm được một nửa lượng nước so với phương pháp tưới tràn trước đây.
Khẳng định hiệu quả việc tưới tiêu vườn cây cà phê bằng bơm động lực, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chuyên canh cây cà phê trên địa bàn đều đầu tư mua máy bơm với công suất lớn để thâm canh tăng năng suất vườn cây.
Ông Hồ Trí Thế – Trưởng phòng Quản lý nước thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác các công trình thủy lợi tỉnh cho biết trong vụ tưới này, bước đầu công ty đã hỗ trợ 50 triệu đồng và cộng thêm nguồn ngân sách của huyện mua 10 máy bơm nước cấp cho 10 hộ đồng bào dân tộc nghèo ở vùng Ia Sao (huyện Chưpảh) để tưới cho cây cà phê.
Giỏi ! Tưới tràn, để cho tự ngấm xuống đất mà mỗi đợt tưới cũng tính “ngốn” được khoảng 4.500-5.000m3/ha. Giỏi thật, đúng là nhà báo thông tấn nên tính toán có khác.
Nhưng có gì mới? tôi đã tưới như báo viết 30 năm nay rồi.
Nếu xả tràn theo kênh mương thì khó tính được. Nhưng dùng bơm đưa nước lên cao rồi cho chảy tràn xuống thì cũng tính được chứ bác. Theo em là có thể nhà báo phản ánh theo cách này đó bác.
Còn cách tưới báo viết thì ở huyện mình gọi là tưới dí. Khi mới lớn đến giờ em thấy dân Cư Kuin toàn theo cách tưới dí, tiết kiệm hơn theo cách tưới béc của nông trường cafe nhiều.
Ông nhà báo này chắc ở Hà Nội nên chẳng biết gì, thế mà cũng đòi viết báo. Bây giờ xăng dầu đắt người nông dân bố bảo cũng không dám tưới tràn. Tưới từng bồn 1 còn chưa khá được huống hồ tưới tràn !
Có lẽ nhà báo muốn nói đến cách tưới tràn của các vườn đất dốc, ở gần hệ thống sông suối nên đào mương xẻ rãnh để dẫn nước tự chảy vào vườn. Chứ ai đời lại bơm nước lên cao rồi để chảy xuống dưới làm gì.
Những thông tin này quá lỗi thời. Những nơi này do nguồn nước dồi dào nhớ hệ thống thủy lợi nên nông dân không cần đầu tư thiết bị tưới như những nơi khác. Đúng là TTXVN !…
Mình đang định thiêt kế đường ống chôn ở trong vườn để tưới phun mưa cho tiện vì vườn mình ở gần nguôn điện và hồ nước. Nhưng thiết kế như thế nào cho hơp lý thì mình chưa có kinh nghiệm. Vườn mình có chiều dài 300m rộng 50m, địa hình tương đối băng phẳng. Bác nào biết xin chỉ dùm. Xin trân trọng cảm ơn.
Gửi bạn Le Trang. Rẫy nhà mình cũng dài 260m, rộng 70m, gần hồ nước, nhưng nhà mình tưới bằng nước giếng. Mình đã thiết kế chôn đường ống ngầm dưới đất 3 năm nay rồi tưới rất tiện, nhưng mình ko dùng tưới tưới phun mà vẫn dùng tưới dí vào gốc (Vì vườn nhà mình trông tiêu 100%). Theo mình bạn chỉ cần chôn 1 đường ống nước dọc theo vườn dài 300m ở giữa vườn, (nhớ phải đặt ống sắt để dẫn nước lên với). Chôn sấu khoảng 1/2m (bằng nhựa cứng loại tương đối tốt 1 tí) rồi sau đó bạn xem độ phun nước của béc tưới mà thiết kế hàng ngang. Có thể là 4 – 5 hàng ngang chôn 1 ống. tưới phun giảm được nhiều nhân công và tiết kiệm nước mà hiệu quả cho cây cà phê. Chúc bạn thành công.
Cám ơn bạn Thanh Tâm rất nhiều . Mình bận nhiều công việc quá nên giờ mới mở máy . À , bạn bảo phải đặt ống sắt để dẫn nước lên là sao ? Người ta bảo chôn ống nhựa 60 loại tốt đúng không ? Chúc bạn một ngày tốt lành.
Gửi bạn Le Trang. Đúng vậy, Bạn chôn ống nhựa 60 hay 50 cũng được, tùy theo công suất của máy bơm. Còn việc “đặt ống sắt lên để dẫn nước”, tức là ống chôn xuống bạn phải đặt ống chữ T để dẫn nước lên (khoảng cách tùy bạn thiết kế) để nối béc phun hoặc găm ống tưới đó bạn. Rẫy mình tưới cho cây tiêu 4 – 5 năm nay rồi, rất tiện mà ống ko có gì trục trặc cả.
Một lần nữa cám ơn bạn Thanh Tâm nhiều thật nhiều.
Gửi bạn Thanh Tâm!
Mình cũng muốn thiết kết đường ống tưới cà phê bằng nước giếng giống như của nhà bạn.
Để thuận tiên, Thanh Tâm có thể cho xin số điện thoại để khi cần mình có thể liên hệ, được không?!
Chân thành cảm ơn bạn!…
Chào bạn Anh Duc. Mình vừa đi thu tiêu về, giờ mới vào mạng đọc tin. Bạn ở đâu nếu cần thực tế thì lúc nào có điều kiện mời bạn vào vườn tiêu của mình tham khảo thêm nhé. Thân chào, số đt 0905191357.