Bạn Châu Huế ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai gửi thư đến Ban Biên tập Y5Cafe có câu hỏi về kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu trong giai đoạn kinh doanh. Mời bà con thảo luận, đóng góp ý kiến.
Trong thư, Bạn Châu Huế còn nói rõ:
Ở chỗ tôi, các nhà vườn trồng tiêu tranh cãi nhau và đa số cho rằng tuyệt đối không bón phân hóa học cho cây tiêu mà chỉ bón phân chuồng ủ hoai hay các loại phân vi sinh hữu cơ. Còn một số thì cho rằng cần phải bón thêm phân hóa học nhưng chỉ bón với số lượng ít thôi.
Xin được hỏi để trao đổi kinh nghiệm bón phân trong 1 năm cho cây tiêu đang thu hoạch ở chỗ bà con như thế nào?
Trân trọng cám ơn cộng đồng.
Chào bạn, mình ở Gia Lai, nhà mình cũng có trồng tiêu. Hàng năm nhà mình thường bón phân bò vào đầu mùa khô (lúc bắt đầu tưới). Khi tưới có bón thêm phân NPK Đầu Trâu, mùa mưa thì bón phân khoảng 3-4 lần phân vi sinh. Cũng nghe một số người nói là hạn chế bón các loại phân chứa hàm lượng Nitơ cao như URE, SA… Hàng năm phải phun thuốc trừ nấm, tuyến trùng định kỳ vào đầu mùa mưa (tháng 4) và cuối mùa mưa (tháng 10). Hạn chế đào rãnh, hố làm đứt rễ. Hiện tại vườn tiêu nhà mình đang khá xanh tốt và cho năng suất khá cao.
Nhà mình làm rẫy tiêu ở CưKuin – Đăc Lắc. Với diện tích 1,7 ha, tức là hơn 1800 trụ tiêu, năm ngoái thu hoạch được gần 5 tấn, hiện nay đang thu (được 5 tạ tiêu khô rồi) sẽ nhiều hơn năm ngoái. Vườn tiêu nhà mình mỗi năm bón phân như sau:
– Khoảng 15 – 20 khối phân chuồng (phân trâu, bò) bón vào lúc sau khi thu hoạch xong.
– Khoảng 8 tạ – 1 tấn phân NPK và đạm vào dịp cây tiêu chuẩn bị ra hoa. (Lúc bón nhà mình thường hòa tan vào bể nước rồi dùng máy phun vào gốc)
– Bón thêm phân nước siêu lân 2-3 lần.
– Khoảng 1 tấn vôi bột.
Tổng chi phí khoảng 40 triệu tiền phân đó bạn. Tất nhiên là còn phải phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh thường xuyên nữa đó.
Tuy nhiên so với nhiều vườn khác thì vườn tiêu nhà mình chưa đạt năng suất.
Bạn Thanh Tâm cho mình xin số điện thoại hoặc địa chỉ Yahoo với? Mình muốn liên lạc với bạn có chút việc…
Thanh Tâm ơi cho em hỏi, vườn tiêu nhà em năm nay là năm thu hoạch đầu tiên em vui lắm vì trồng bao nhiêu năm thì cuối cùng cũng tới ngày thu hoạch, nhưng em lại gặp một khó khăn tự dưng có một số bị sâu đục thân hại héo lần rồi chết, nó rụng hết trái mặc dù trái còn rất non. Em có phun thuốc rồi nhưng tiêu vẫn bị chết hôm nay còn bị lây thêm một sồ hố nữa chứ. Xin chị chia sẻ cho em biết cách nào trị được và ngăn chặn sâu lan ra được không ạ? Còn các hố bị héo có cách nào làm nó tỉnh lại được không ạ? Như thế nó có bị ảnh hưởng về năng xuất không ạ?… email:luong.huong008@gmail.com -sdt: 0985208391.
1800 trụ mà được 5 tấn thì đuối nhỉ
Nhà em có 800 trụ mà đã được 5 tấn rồi. Mỗi năm bỏ 5 hoặc 6 lần phân các loại + 2 lần xịt thuốc. Mà không phải năm nào cũng có phân gà với vôi để bón đâu.
Em ở Đăk Song-Đăk Nông
Bạn ơi nhà bạn trồng tiêu khéo quá , bạn cho tôi xin qui trình bón phân và phòng bệnh cho tiêu được không . Cảm ơn bạn trước nhe . Nếu được bạn cho mình xin số điện thoại , Lúc nào về Đak song mình mời bạn uống cafe he
Nhà mình năm nay không hiểu sao bổng dưng tiêu chết rất nhiều. Các bạn có ai biết nguyên nhân tại sao không chỉ giúp mình với và chỉ cho mình cách chữa trị với. Cảm ơn mọi người nhiều !
Bạn nên rải thuốc phòng trị bệnh (vifudan 3g) 50gam/nọc vào đầu mùa mưa (tháng 5-6) và cuối mùa mưa (10-11). Sau khi thu hoạch xong bạn phải xịt vôi+sunphát đồng(bocdo) và sau đó xịt thuốc rầy, rệp, nấm kết hợp với phân bón lá có hàm lượng kali bo cao (ở dạng nước hữu cơ) xịt 3lần/năm. Bón phân chủ yếu là phân gà xử lí (ct Úc-Việt) khoảng 5kg/nọc/năm.
Vườn nhà mình làm như cách trên rất tốt cho năng suất bình quân 8kg tiêu khô/nọc. (2,5kg tiêu tươi cho 1kg tiêu khô). Những nọc tiêu còn xanh bạn áp dụng theo cách trên còn những nọc bị vàng bạn cắt hết dây tiêu chừa cách gốc khoảng 30cm – 40cm. Sau đó bạn hòa thuốc kiến pinico 1gói/10lít nước tưới chung gốc. Kế tiếp 1 tuần sau bạn dùng thuốc Ric10w hòa nước tưới vào gốc (tưới đậm) khoảng 10-15 ngày sau bạn bón phân gà xử lí xung quanh gốc kết hợp tưới nước nếu không mưa (1,5kg/nọc) bón 2 lần cách nhau 15 ngày. Chúc bạn thành công.
Bài viết này đã lâu nên tính chính xác bây giờ khó nói được.
Theo mình thì Ric không nên xài => cây tiêu rất dễ bị kiệt sức và chết do Ric bản chất là thuốc kích thích
Phân gà mình thấy giá của nó quá rẽ, có 4 ngàn 1 kg thì bà con tự hiểu phân chất lượng như thế nào. Phân gà xử lý tốt thì ít nhất cũng 10 ngàn 1 kg.
Đối với cây tiêu bây giờ có giá trị cao, nên bà con hãy chọn những thương hiệu có uy tín để chăm sóc cho cây tiêu.
Chúc bà con một mùa bội thu
Quan điểm của tôi tuyệt đối không bón phân vô cơ cho cây tiêu là vì cây tiêu là giống thân leo nên rất mẫn cảm với bệnh tật. Phân vô cơ vừa làm chai đất, để lại dư lượng khiến các vi sinh vật hữu ích bị tiêu diệt nên bệnh hại dễ tấn công vô cây tiêu. Xin được trao đổi.
Theo tôi trồng tiêu từ năm 2000 đến nay thì làm gì có ai nói tuyệt đối không bón phân vô cơ như bạn Tiêu Sọ nói. Tôi đồng ý là phân vô cơ làm chai đất nhưng không bón thì làm gì để thúc đẩy mầm hoa để cây ra hoa .Mà phân hữu cơ bây giờ đâu có chất lương như xưa cũng có phân giả như phân vô cơ đó. Nhà tôi bón ít nhất một năm bón 2 lần phân vô cơ đó.Câu như bạn Tiêu Sọ nói tuyệt đối không bón phân vô cơ là chưa chính xác thường là hạn chế bón phân vô cơ thôi.
Đối với tiêu điều quan trọng nhất là không để bị bệnh nhiễm khuẩn vàng lá. Bón phân đúng cách cũng như đúng lúc sẽ cho năng suất cao mà không hại cho tiêu.
Đối với tiêu vừa tiến hành đôn và bắt đầu vào kinh doanh thì nên bón nhiều phân bò hoai. Không bón quá sát thân tiêu vì rể tiêu ăn theo chiều ngang. Khi bón phân chuồng nên đào hố cách góc tiêu 40-50cm. Đối với tiêu đã lên cọc và kinh doanh thì bón theo mùa.
– sau khi thu hoạch nên bổ sung phân lân vi sinh để kích thích bộ rể, đồng thời bón vôi để khử trùng đất. Trước khi bón nên quét sạch lá vôi rải đều quanh góc. Đối với tiêu không nên làm bồn vì sẽ động rể tiêu làm rụng lá và dể nhiễm khuẩn.
– khi tiêu nảy chồi hoa và làm nhân thường thì vào mùa mưa nên bổ sung hàm lượng kali, bón vừa phải (100g/gốc) vì giai đoạn này nhân bắt đầu phát triển. Bón đúng lúc hạt tiêu sẽ to và sọ tiêu sẽ cứng.
Nhiều năm qua, tôi đã đi hầu hết các vùng trồng tiêu trọng điểm của các tỉnh. Nơi nào cũng có nhiều nông dân trồng tiêu giỏi, rất giỏi, năng suất 5- tấn/ha, cá biệt trên 10 tấn/ha, nhiều vườn tiêu đã kinh doanh trên 10 năm, năng suất vẫn rất cao. Tuy nhiên nhiều vườn tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm ra đi hàng loạt. Tôi hỏi vì sao tiêu ông tốt thế? Vì sao tiêu bà chết nhiều thế? Họ kể hết cách canh tác, trong đó có khâu bón phân, xịt thuốc. Tổng hợp các ý kiến, rút ra kinh nghiệm chung là: Muốn vườn tiêu phát triển bền vững ít sâu bệnh thì phải canh tác theo phương pháp hữu cơ tức là tăng cường phân hữu cơ (phân gia súc, gia cầm ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh, phủ bồi rơm rạ, lá cây mục). Hạn chế tối đa bón các loại phân hóa học và thuốc trừ sâu. Đừng ham rẻ mà mua phân giả, phân kém chất lượng. Nếu lạm dụng phân vô cơ thuốc sâu, lâu dần chất phụ gia, chất độc hóa chất tồn tích, hủy hoại môi trường đất, nước trong vườn tiêu làm cây tiêu ngộ độc, nấm, sâu bệnh tấn công, cây tiêu chết hàng loạt, vô phương cứu chữa. Một kinh nghiệm nữa là vườn tiêu phải thông thoáng vào mùa mưa, râm mát vào mùa khô bằng cánh trông cây trụ tiêu thực sinh, tỉa thưa chồi lá trong mùa mưa. Khơi rãnh thoát nước cho từng gốc tiêu và cả vườn tiêu, bảo đảm đủ nước cho tiêu suốt trong mùa khô. Thâm canh ngay sau khi thu hoạch. Xin bà con hãy học tập kinh nghiêm ngay trong ấp, thôn, xã của mình tại những hộ trồng tiêu giỏi, năng suất cao, cây bền vững, không sâu bệnh (vì điều kiện tự nhiên mỗi nơi một khác).
Chào bạn rausach, xin được làm quen với bạn. Địa chỉ và số điện thoại của mình có đầy đủ trong “Kết quả thách đối mừng xuân Nhâm Thìn” đó bạn. Bạn vào đó xem nha… hi hi, ko phải là mình làm khó bạn đâu mà là… hẹn gặp lại bạn nhé!
Các chất trong phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh tuy phong phú nhưng hàm lượng lại rất thấp, nếu ta không bón thêm phân vô cơ thì bỏ biết bao nhiêu cho đủ chất nhỉ ? Theo em ta phải bón phân vô cơ nhưng ở mức độ vừa phải thôi, không lạm dụng quá
Đọc bài viết của các bác em thấy rất hay và đầy đủ lắm rồi, nhưng theo em thì có thêm một số việc như thế này các bác tham khảo nhé, nếu thấy hay thì nên làm. Em đảm bảo tỷ lệ thành công là rất lớn vì hiện nay rẫy tiêu của em 1.700 trụ năm nay kinh doanh năm thứ 4 vẫn tươi tốt bình thường, vụ này chắc em thu khoảng hơn 5 tấn hạt khô.
Em làm như sau: Ngoài việc phòng trừ nấm, rệp sáp, tuyến trùng rễ như các bác đã làm, tuyệt đối em không bỏ phân vô cơ chỉ bỏ toàn phân bò ủ hoai mục + vôi, phân vi sinh, cỏ dại vẫn làm bình thường, rẫy tiêu đảm bảo sạch sẽ, thoáng. Đến mùa tưới em lấy đất từ nơi khác về đắp luống làm bồn chứa nước tưới, đến mùa mưa rãi đều phân bò đã ủ mục và phá hết toàn bộ luống đã đắp để lấp phân bò để lại mặt đất bằng như mặt sân phơi, khi mưa xuống đảm bảo không đọng nước. Chung quanh rẫy em dùng máy cuốc đào rãnh sâu 1,5 m, rộng 1 m làm hàng rào bảo vệ, lối vào cổng ngõ có khóa hẳn hoi không cho người lạ, gà, chó … mang mầm bệnh vào bên trong. Vào trong rẫy chỉ có em và người làm công, rất hạn chế người ra vào rẫy. Chúc các bác thành công!
Tui chủ yếu cà phê chứ tiêu thu nhập chưa đáng kể, năm ngoái 800 nọc (cả tiêu thu bói) chưa đủ 3 tấn, năm nay mất mùa có lẽ ít hơn.
Gia Lai năm nay tiêu chết hàng loạt nhìn vào đau lòng lắm. Khi nhiễm bệnh rồi thì ôi thôi… chả có cách nào trị được. Gần rẫy nhà tui có doanh nghiệp tư nhân Sáu Đào thuê hẳn một kỹ sư cơm nuôi và trả công 8 triệu/tháng, từ lúc trồng đến nay 100% bỏ phân hữu cơ mà tiêu chết vẫn cứ chết đó thôi.
Năm ngoái trồng mới khá nhiều, hơn nữa trồng xen trong cà phê nên tiêu đã thu hay chưa thu tui đều tưới và đợt tưới nào cũng bỏ phân hữu cơ túi bụi. Vụ này ít trái, hơn nữa đủ nước ở mùa khô nên xanh um. Để tiêu thông thoáng, phân hóa mầm hoa đều, sau thu hoạch tui sẽ cắt hết cành (500 nọc) khoảng 40 phân tính từ mặt đất. Khúc nọc cắt cành quét vôi y như cây bóng mát họ thường lảm xem thế nào có hạn chế được bệnh chết nhanh ko (là thử xem sao chứ đừng ai theo nhé). Với phương châm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên tui đồng ý với nhiều bạn phân tích ở trên mặc dù bệnh ung thư hồ tiêu luôn đe dọa, vườn cây hôm nay đang tốt nhưng có thể sau vài tuần chỉ còn trơ xương.
Em chuẩn bị trồng tiêu xen trong cà phê, trồng cây muồng rồi cho tiêu leo vào. Không biết chọn giống tiêu nào trồng cho năng suất cao và đỡ sâu bênh ai biết thì chỉ giúp em với. Hiện giờ có mấy loại giống tiêu vậy. Em mói biết được 2 loại tiêu đó là giống tiêu đồn điền và giống tiêu Vĩnh Linh.
Bạn ở Nam yang phải ko?Làm gì có giống tiêu mang tên ”đồn điền” .
Chào bạn! Để giải đáp thắc mắc của bạn, bạn không nên bỏ quá nhiều phân hóa học, như vậy sẽ giữ được tuổi thọ cho cây tiêu lâu hơn. Tốt nhất bạn nên bỏ phân ủ hoai khoảng 15kg/cây một năm. Hoặc vi sinh 7kg/cây một năm. Cùng với đó bạn nên dùng phân bón NPK qua lá, 5 đợt một năm.Bạn sẽ đạt được chất lượng và sản lượng tương đối. Và quan trọng là bạn có thể giữ được cây tiêu bền vững và bảo vệ được môi trường sống không độc hại. Chúc bạn thành công.
chào các bạn !
Mình đã đọc những chia sẻ quí báu của các bạn về kỹ thuật canh tác cây tiêu cho hiệu quả. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Mình cũng lần đầu tiên trồng tiêu, hiện nay vườn tiêu nhà mình đã được khoãng gần 2 năm tuổi. Nhưng thời gian gần đây xuất hiện bệnh. Biểu hiện như sau: đọt tiêu phát triển kém lại, biến dạng, cong queo có chấm đen. Lá tiêu nhìn như màu xanh xậm lại biểu hiện như già trước tuổi. Cành không phát triển, có hiện tượng rụng ở đầu đọt non. Nhìn tổng quan thì dây tiêu không bị vàng vọt, nhưng màu xanh đậm. Không phải màu xanh của dây tiêu đang sinh trưởng phát triển tốt.
Hiện giờ mình đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không hiệu quả. Mong các bạn đã từng gặp trường hợp như mình giúp đỡ.
Có vẻ như tiêu của anh vanlong_717 bị bệnh tiêu điên giai đoạn đầu thì phải.
Bác có thể chụp gủi cho tôi một tấm hình để xem cho kỹ. Những triệu chứng bác nêu còn hơi mù mờ. Bác phải cho mọi người biết cách chăm sóc của bác trong 3 tháng trở lại, khi đó mọi người mới khẳng định được bệnh trên cây tiêu của bác. Lá tiêu của bác xanh sậm lại nhưng có bị héo không? Nếu lá tiêu có vẻ như thiếu nước thì bác nên kiểm tra hệ rễ của tiêu, có thể tiêu của bác bị nấm và tuyến trùng gây hại. Nếu như vậy thì bác nên cẩn thận.
Vâng cảm ơn anh, cách chăm sóc vườn tiêu của em hạn chế tối đa phân hóa học dùng phân chuồng là chủ yếu. Vừa rồi cách đây 1 tháng em có bỏ phân chuồng cộng phân vi sinh hữu cơ trộn chung bỏ và lấp đất lại, nước thì vùng không thiếu nước nên tưới đều đặng 10, 15 ngày 1 lần. Nhìn cây tiêu không hề héo mà chỉ thấy cong queo, và ngắn không giống như tiêu sinh trưởng bình thường. Ở thân chính và cành có xuất hiện vết chấm đen trên đọt sinh trưởng non làm giảm sinh trưỏng.
Tiêu bạn bị thiếu kẽm đó. bổ sung kẽm là được. Mình cũng mới làm tiêu, mình trông 500 cây nhưng có một số cây bị như bạn. Mình đi hỏi và bổ sung thêm kẽm, thấy có hiệu quả.
Cây tiêu bị bệnh thối rễ thì phải làm sao vậy. Nghe nói bỏ đất đèn thì khỏi có phải không? Các bác tư vấn giúp em với? Cám ơn
Chào bạn! So với các loại cây công nghiệp lâu năm thì có lẻ cây hồ tiêu là cây khó chăm sóc nhất. Bởi vì sao?. Bởi vì dặc tính của nó là loài thân leo cho nên thân và rể cây rất dể bị thối và bị nhiễm trùng (các loại trùng có trong đất…). Để cây tiêu có thể phát triển được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thứ 1 khi trông tiêu điều tốt nhất là bạn trồng trên trụ sống, bởi vì tiêu là một loài cây ưa bóng, giống như mọi loài thân leo khác chúng sống và phát triển dưới tán của cây khác và nguồn gốc của hồ tiêu được con người tìm thấy ở rừng amazon và chúng sống dưới tán của cây khác. Giải pháp chăm sóc tiêu ntn thì mình sẽ nói sau.
Thân chào các bác!
Chào các bác và anh chị trong cộng đồng Y5Cafe, các bác có thể tư vấn giùm tôi về cách tạo cành vườn tiêu được không các bác. Tôi mới làm tiêu lần đầu nên chưa có kỹ thuật, nên nhờ các bác chỉ giùm tôi mấy điểm như sau:
Khi trồng tiêu lươn tuốt xuống đất rồi ra cành ác thì có phải cắt tạo cành thêm một lần nữa không? Khi cành ác mới ra dài khoảng 30 – 40 cm thì phải cắt vào tạo cành không thưa các bác.
Kính mong các bác anh chị em tư vấn giùm tôi cái. Xin chân thành cảm ơn !
Chào tiêu non, nhà em trồng tiêu lươn, khi cây tiêu lươn nảy cành ác, thì chắc chắn rằng từ mặt đất lên đoạn phân cành ác bị trống ( tiêu ở truồng) ít nhất là gần cả mét. vậy để cho trụ tiêu xây tàn từ dưới lên đẹp, năng suất, thì ta phải nhẹ nhàng cẩn thận tách rễ bám dây lươn ra khỏi trụ tiêu, trảy hết lá từ dưới gốc lên đến đoạn phân cành, rồi cuốn tròn quanh trụ tiêu và áp dây tiêu từ đoạn phân cành vào trụ rồi lấy dây buộc lại. Lưu ý: đoạn dây lươn quấn quanh góc tiêu đầu tiên ta chỉ lấy vài tảng đất lớn dằn lên nó,cách ra từng khoảng, đừng lấp đất hết, sau này vòng dây lươn ấy phát rễ thì ta mới lấp đất hoàn toàn.chúc thành công
Gửi bạn hai tiêu!
Bạn nói nguồn gốc cây tiêu là ở rừng amazon là sai rồi.
Nếu có dịp bạn hãy ghé thăm đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị thì bạn sẽ thấy rất nhiều tiêu rừng cây tốt và quả nhiều lắm, chỉ có điều mức độ cay không bằng tiêu mình đang trồng mà thôi.
Tôi nghĩ bón phân vô cơ nhiều thì sẽ có hại cho cây trồng đặc biệt là cây tiêu có bộ rễ được xếp vào loại yếu. Trong thực tế nhiều hộ bón phân vô cơ cho cây tiêu cũng rất tốt, nhiều hộ chỉ bón phân chuồng, vi sinh, phân ủ cây tiêu cũng cho năng suất cao… Như vậy khi đủ phân chuồng rồi thì không cần bón phân vô cơ nữa nhưng khi không có đủ số lượng phân chuồng thì phải bón phân vô cơ ngay nếu không cây tiêu sễ không đủ thức ăn, lúc đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tiêu.
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn. Thực tế là nhà tôi có trồng 70 cọc tiêu năm 2000 nay đã được 12 năm rồi vẫn xanh tốt mà rât tốt là đăng khác. Hàng năm tôi chỉ bón phân NPK mùa khô và mùa mưa với số lượng khoảng 1kg/1nọc. Ngoài ra tôi có bơm phân bón lá kích thích mầm hoa khoảng 3 lần, năng suất không cao, khoảng 2,5-3 kg/nọc. Tôi nhận thấy không nhất thiêt phải bón phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, mà tốt nhất đừng có làm bồn mà ảnh hưởng đến rễ gây nấm bệnh.
Nếu bạn trồng tiêu xen trong cà phê mà trồng bằng trụ sống thì theo tôi bạn nên chọn dây lươn của giống tiêu Vĩnh Linh để làm giống trồng, khi dây ra cành ác thì tiến hành đôn.
Hiện nay tiêu nha em đang chết khoảng 1000 trụ, em định trống lại nhớ diễn đán báy cách sử lý. Em nghe nói ở Đăk nông có giông tiêu ghép dây rừng kháng bệnh đúng không? Ai biết cho em xin đia chỉ với, em cám ơn
cần bán tro trấu số lượng lớn, nguồn hàng ổn định quanh năm 200 tấn/tháng, thích hợp cãi tạo đất hoặc dùng sản xuất phân hữu cơ vi sinh, giá 350 đồng/kg, hoặc bán theo bao giá 7000 đồng/bao, địa chỉ: xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu. Mọi chi tiết xin Liên hệ 0907.827371, anh Quang. Rất mong được hợp tác.
Chào các anh chị nông dân, em xin hỏi xịt phân bón lá phân hóa mầm hoa 1 năm bao nhiêu lần là đủ.
Bón phân dê có tốt hơn phân bò không ?
Bón voi Địa Long vào gốc tiêu đầu mùa mưa số lượng bao nhiêu thì đủ cho mỗi gốc tiêu.em xin cảm ơn rất nhiều.
Nhà em có trồng 3 sào tiêu, khoảng 650 trụ
Nay em muốn bón phân mà không biết nên bón laoị nào? Cách bón ra sao. Rất mong ạnh chị chỉ giúp vì tiêu em nay nay mới trồng được 1 năm thôi
Kính chào bà con .xin cho em hỏi .em năm nay mơi băt đầu tròng tiêu .nhưng ko biết là trong trụ sóng băng cây gì thi ko hại cho đât .em đang định trong cây keo dậu có được ko mông ba con trợ giúp cho.chân thành cảm ơn
Chào bà con Vào thời điểm tháng 6,7 có nên bón phân chuồng cho tiêu năm thứ 2 chua cắt dây khôg ạ
em xin cảm ơn
Hữu cơ và hoá học gì cũng được, tốt nhất là nên xài kết hợp: đầu mùa mưa xài phân bò + vôi + phân hữu cơ vi sinh. Vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa bón thêm phân hoá học nhưng bón theo nhu cầu của cây tiêu, nghĩa là bón theo biểu hiện về dinh dưỡng của tiêu. Hiện nay tiêu bị thối gốc rất nhiều nên phòng bênh là chính. Còn dinh dưỡng trên lá là rất cần thiệt cho tiêu.
Chào bà con trên diễn đàn. Mình cũng vừa tập làm tiêu. tức mới trồng tiêu con được 2.5 tiêu của mình bò lên trụ tầm 70cm.(tình trung bình). trước khi trồng mình bón lót phân bò hoai, cộng với vôi bột sau 15 ngày thì trồng. Mình xin hỏi cách thức bón phân giai đoạn này như thế nào?, giữa phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học và hàm lượng như thế nào?, Cũng như thời gian để bón phân giữa các đợt. Kính mong sự giúp đỡ từ các anh chị em có kinh nghiệm xin chia sẻ cho em với, Cảm ơn các anh chị.
Tôi làm 500 trụ cả trụ sống, gỗ tuy nhiên có thí nghiệm 20 trụ sống là cây muồng đen (cao 20m) với liều lượng bón: 10kg phân chuồng, 2 kg lân, 0,2kg u rê, 1 kg npk, 2kg phân vi sinh các loại/trụ/1 năm, cho thu hoạch 20kg tiêu khô/trụ (hái bằng cách hứng bạt, cao quá). muồng đen là cây họ đậu bộ rễ có nốt sần cố định được đạm.