Giá hạt tiêu xuất khẩu mất 800 USD/tấn trong vòng 1 tháng qua, tương đương trên 10%. Giá tiêu vụ mới ở mức thấp 113 – 115 nghìn đồng/kg.
Qua 2 phiên giao dịch đầu tuần, giá hạt tiêu thế giới trên sàn kỳ hạn NCDEX tiếp tục lao dốc rất mạnh. Giá giao tháng 1 mất thêm 1.795 Rupi, chiếm 6%, xuống còn 29.905 Rupi/tạ, tương đương 5.694 USD/tấn và giá giao tháng 2 mất thêm 1.845 Rupi, chiếm 6,1%, xuống còn 30.265 Rupi/tạ, tương đương 5.763 USD/tấn ( 1 USD = 52,5129 Rupi ).
Giá tiêu giao ngay cũng giảm thêm 1.016 Rupi, chiếm 3.23 %, xuống còn 31.413 Rupi/tạ, tương đương 5.982 USD/tấn, mức giảm thấp nhất. Giá tiêu giao ngay duy trì ở mức cao hơn tiêu kỳ hạn cho thấy nhu cầu hàng thực vẫn rất mạnh.
Tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam được chào loại 500 Gr/l-FAQ giá 5.850 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ giá 6.200 USD/tấn, (FOB). Trong khi tiêu đen Ấn Độ loại đặc chủng MG1 xuất đi EU giá 6.500 USD/tấn và đi Mỹ giá 6.800 USD/tấn, (C&F), vẫn duy trì mức giá cạnh tranh.
Trong vòng 30 ngày qua, giá tiêu đen của các nước xuất khẩu giảm bình quân 800 USD/tấn cho các loại.
Dự kiến giá tiêu còn giảm nhẹ trong ngắn hạn bởi sức mua, mặc dù nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt vì năng suất và sản lượng tiêu thế giới sụt giảm do biến đổi khí hậu và dịch bệnh tràn lan khắp nơi…
Được biết, bên cạnh nông dân Ấn Độ bắt đầu thu hoạch vụ tiêu mới, từ cuối tháng 12 đến tháng 3, nông dân Việt Nam cũng có một số diện tích bắt đầu thu hoạch vụ tiêu năm nay.
Hôm nay, 11/1, thị trường Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận tiêu vụ mới đưa ra thị trường có giá giao dịch 113.000-115.000 đồng/kg, trong khi tiêu vụ cũ 122-124.000 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê của ngành Hải Quan, xuất khẩu tiêu của Việt Nam nửa đầu tháng 12 đạt 1.761 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 13,7 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12 xuất khẩu đạt 122.220 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 720,5 triệu USD, chỉ tăng 7,8 % về lượng nhưng lại tăng đến77,9 % về giá so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung hạt tiêu năm 2012 (gồm sản lượng thu hoạch 2012 + tồn kho) cả thế giới và VN đều giảm, do thời tiết và sâu bệnh gây hại.
Giá tiêu thị trường thế giới năm 2011 khá cao có lúc tiêu trắng trên 11.000 USD/tấn, tiêu đen trên 8.000 USD/tấn, kéo giá trong nước lên theo, tiêu đen có lúc trên 160.000 đ/kg, tiêu trắng trên 210.000 đ/kg.
Chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh vụ tiêu năm 2012 cao hơn năm 2011, tỷ giá USD/VND nay cao hơn năm trước, vậy không lý gì giá tiêu hiện nay đang bị cánh nhà buôn nhà nhập khẩu đặt giá thấp 110.000 – 112.000 đ/kg.
Mấy năm qua người cầm chịch thị trường và giá cả là người sản xuất của các nước trồng tiêu, trong đó nông dân VN là số 1.
Mùa vụ thu hoạch tiêu sắp đến, bà con hết sức bình tĩnh, cảnh giác các thông tin về thị trường giá cả bát nháo hiện nay và sắp tới, ăn tết tiết kiệm, trữ tiêu lại, cần tiêu đến đâu bán đến đó, trước sau gì giá cũng tăng một khi cung không đủ cầu. Cánh đầu cơ không thể làm mưa làm gió như trước. Nhà nước có thương nông dân, có đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hay không thì tùy, bà con hãy tự cứ mình trước khi nhà nước cứu…
Những ông trùm buôn tiêu thế giới nhất là của Ấn Độ thời gian qua và nhất là hiện nay đang làm ảo thuật về giao dịch tiêu tại sàn Ncdex Kochi, giá lên giá xuống chỉ trong vài giờ nhanh hơn cả làm xiếc. Không có cơ sở nào mà giá tiêu lao dốc khủng khiếp như hiện nay (kinh tế, tài chính, chính trị xã hội, tỷ gia đồng đô la với động nội tệ các nước, tình hình cung cầu hồ tiêu toàn cầu năm 2012 v.v… và v,v… đều có lợi cho người trồng tiêu thế giới, trong đó có VN…).
Thị trường là chiến trường và bản chất của tư bản là lợi nhuận. Các nhà đầu cơ tìm cách để tối đa hóa lợi nhuận dù việc làm của họ nhiều khi rất kệch cỡm.
Ấn Độ là nước sản xuất tiêu hàng đầu thế giới vào những thập kỷ trước năm 2000, sản lượng đạt gần 100.000 tấn/năm, nhưng nay chỉ còn 40.0000 tấn, chỉ đủ đê ăn trong nước ( nước ăn tiêu nhiều nhất thế giới). Mùa vụ của họ nay đang vào kỳ thu hoạch, và họ nhòm ngó vào VN cũng sắp thu hoạch; nên năm nào cũng vậy, các nhà buôn, xuất khẩu tiêu tìm mọi cách đẩy giá xuống để gom hàng , đến tháng 6 trở đi họ đẩy giá lên, tung hàng ra bán.
Bốn năm qua chính nông dân trồng tiêu Ấn Độ và cả nông dân trồng tiêu thế giới trong đó có VN đã bắt bài các nhà đầu cơ và chính nông dân thay đổi cách bán hàng bằng cách năm bắt thông tin, trữ hàng, chỉ bán khi cần chi tiêu và khi có giá, chính bà con là lực lượng đông đảo nhất cầm chịch điều tiết giá cả thị trường. Kinh nghiệm mồ hôi nước mắt này, bà con hãy tỉnh táo. Nếu hàng triệu bà con đồng lòng thì cánh đầu cơ khó làm gì được…
Cám ơn Tieucay@ đã cho mọi người biết những thông tin có ích. Mong đọc được nhiều bài nữa của bạn.Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Đọc mấy bài của Tiêucay@ trên diễn đàn thấy hay ghê. Nhờ vào diễn đàn này mà năm vừa rồi tôi mới biết cách bán tiêu đó. Mấy năm trước khi bán đại lý họ tính cho sao thì biết vậy. Mong có nhiều bà con nông dân vào diễn đàn này để biết nhiều thông tin giá cả và thị trường để cùng nhau sản xuất và xây dựng kinh tế bền vững.
Trước tiên tôi xin cảm ơn về bài viết của BQT và những dòng trên của bạn @TieuCay. Thực tế thì giá thị trường các nước đều có tỉ lệ giao dịch trên sàn khác nhau nhưng chúng ta chủ yếu lấy mốc đặt tại Ấn độ, như bạn tieucay nói trên môi trường làm việc tư bản là họ cần lợi nhuận những ông trùm tiêu ở Ấn độ phụ thuộc vào họ. Còn về phía đầu cơ ở VN thì đa phần là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về giá tiêu thị trường mà nắm cán để đẩy giá ép giá các lái buôn cò lái. Như người Hoa họ rất tinh vi, họ có tiền nên họ sẽ đẩy giá xuống để gom hàng đợi tới lúc nguồn cung thiếu và tạo hiện tượng bong bóng bay như đợt vừa rồi giá tiêu lên hơn 160.000vnđ/kg họ thu lợi nhuận biết bao nhiêu giá.
Vì thế bà con nông dân năm nay phải hết sức tỉnh táo, theo tôi thì nếu hộ dân nào cảm thấy tiếc thì đừng nên bán một lượt mà hãy chia ra thành 3 kì hạn mà bán lời lấy lỗ chịu. Cứ như bạn tieucay đã nói cần tiền thì bán từ từ đủ ăn đủ mặc. Chúc bà con nông dân và tất cả mọi người ăn Tết vui vẻ.
Tiêu gía này có thể lên 160 như năm ngoái không bà con