Tổng cộng 2 ngày, giá cà phê trong nước giảm 1,8 triệu đồng/tấn. Nhiều hộ gia đình vẫn quyết tâm găm hàng đợi giá lên.
Giá cà phê thế giới tiếp tục lún sâu trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vì sức ép của nguồn cung và đồng USD tăng giá.
Thị trường gần như hoảng loạn vì hoạt động bán chặn lỗ tự động khi giá chọc thủng mức hỗ trợ quan trọng là 1.770 USD/tấn đã giữ trong suốt năm 2011. Khối lượng giao dịch tăng mạnh, hơn 40% so với phiên liền trước.
Chốt phiên, kỳ hạn tháng 1 và tháng 3 mất 54 USD ở mỗi kỳ hạn, xuống lần lượt 1.704 USD và 1.720 USD/tấn. Đây là một trong các phiên giảm mạnh hiếm hoi của thị trường trong vài tháng qua. Mức giá sát 1.700 USD cũng là thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2010.
Nhà rang xay giờ đây không còn lo lắng vì nguồn cung từ Việt Nam. Trên các bản tin quốc tế, đều thấy những thông tin về Tết cổ truyền của nước ta và người dân đang rất cần tiền mặt, sẽ đẩy mạnh bán cà phê ra thị trường.
Giá giảm còn vì tác động của đồng USD mạnh. Tiền Mỹ hôm qua cao nhất 16 tháng so với Euror vì thất nghiệp thấp nhất 3 năm và số lao động có việc làm bất ngờ tăng lên 200.000 trong tháng 12. Đồng tiền chung châu Âu trong khi đó đang “thoi thóp” khi nợ công khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Giá cà phê lao dốc phiên 6/1
Ở trong nước, giá cà phê nhân xô hôm nay ngày 7/1 mất 1,2 triệu đồng/tấn so với ngày hôm qua, xuống còn 36,2 – 36,6 triệu đồng/tấn. Đây không phải là mức thấp 13 tháng như cà phê thế giới, mà chỉ là mức thấp của cách đây hơn 1 tháng.
Tổng cộng từ hôm qua tới nay, mỗi tấn cà phê bà con đã mất 1,8 triệu đồng.
Dù giá giảm mạnh trong vài ngày qua nhưng nhiều hộ trồng cà phê vẫn kiên quyết không xuất kho vì hy vọng găm hàng sẽ giữ cho giá tăng. Nhưng cũng không ít người ái ngại đã tính chuyện xuất một phần để trang trải cho ngày Tết.
Thông thường, dịp Tết giá cà phê hay đi xuống, ngoại trừ năm ngoái, vì nguồn cung ra thị trường dồi dào. Nhà rang xay quốc tế và giới đầu cơ cũng thường tận dụng cơ hội này để gom hàng, chờ đến đúng thời điểm nước ta nghỉ Tết sẽ bung ra thị trường, vì lúc đó nhà xuất nghỉ giao dịch còn thị trường thế giới thì khan hiếm và giá sẽ tăng.
Bà con ơi! Tôi lỗ nặng rồi, nhưng không sao cả, sau dịp Tết Nguyên Đán giá cà phê sẽ lên mạnh thôi, bây giờ tôi vẫn đang còn mua vào, bà con đừng lo nhé, cứ để đó đi. Tôi biết mọi người đang cầm tiền gấp để chuẩn bị cho đợt ăn Tết năm nay, đừng lo nghe, cứ bình tĩnh!
Tôi buồn lắm vì giá cà phê đang giảm mạnh, nhưng tôi không buồn nữa vì giá cà phê sẽ tăng mạnh sau dịp Tết Nguyên Đán. Bây giờ tôi đang trữ một số lượng cà phê rất lớn, nhưng tôi không lo gì cả. Bà con cung vậy nhé.
Giá cà phê giảm không phải do nguyên nhân bán chặn lỗ như tựa bài báo! trên thị trường kỳ hạn Anh muốn bán giá “thấp” mà không có người mua thì cũng không được, ngược lại Anh muốn mua giá ” cao” mà không có người bán thì cũng không xong, Giá giao dịch thành công chính là kết quả của sự đồng thuận giữa người mua và người bán.
Ngay từ đầu vụ lúc giá còn ở mức 42.000-45.000đ/kg, một số người cho là thấp là và cổ súy nông dân găm hàng chờ giá lên, lúc này giá chỉ còn 36.000-37.000đ/kg nếu nông dân ồ ạt tháo hàng để “ăn tết” và quan trọng là lo sợ giá còn tiếp tục giảm thì liệu giá sẽ đi về đâu? Ai quan tâm đến người nông dân?
giacaphe chỉ nên đăng tải thông tin thật khách quan, nhằm tránh nông dân ta “xử sự” với thị trường theo xu thế bầy đàn, việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nông dân.
Thôi bà con ta năm nay ăn tết ít tiền để giữ hàng chờ giá lên, còn nợ nần thì hẹn sang năm trả cũng được. Chúc bà con ta ăn tết vui vẻ.
Tôi cũng rất là buồn nhưng mọi chuyện sẽ đâu vào đấy thôi. Tôi biết giá cà phê sẽ lên ào ạt khi ra tết. Vì thế bà con mình đừng vội bán sớm nha. Chúc bà con có một tết Nguyên đán vui vẻ.
Đúng là chúng ta ko thể đánh bài lỳ được. Nhưng dù sao năm nay bà con ta đã phần nào làm chủ được giá cà đầu vụ. Cái mà chúng ta ko có đó là tiền mặt dư để trang trải. Nghèo đâm ra làm gì cũng khó đúng ko bà con? ” khó nó bó cái khôn”.
Cái mà ta vẫn chưa làm đc đó là tạo ra sự khan hiếm thật sự.
Thật ra cà ngoài đại lý vẫn đầy rẫy chứ đâu có khan hiếm. (kẹt thì lấy ra rang xay)
Chính vì vậy ta vẫn thua thế các nhà đầu cơ. Ko biết vụ cà năm sau sẽ như thế nào.
Tình hình là bà con đã phải đồng loạt bán ra, nên giá cà mới lao dốc đến thế.
Vui lòng sử dụng tiếng Việt có đủ dấu!
Giá caphe lên hay xuống là ở bà con hết đó. Nếu bà con đồng lòng không bán thì thị trường khan hiếm giá sẽ lên thôi, còn nếu bà con bán đổ bán tháo hàng hóa dồi dào thì đương nhiên giá sẽ rẻ. Mong bà con tỉnh táo quyết dịnh. Đừng thấy giá rớt mà hoảng hốt nhà đầu cơ họ biết bà con sẽ cần tiền trong dịp tết Nguyên đán nên họ ép giá đó thôi.
Không làm nông thì sao biết được nỗi khổ của người nông dân. Mọi chi phí sinh hoạt trong một năm đều đặt hết vào vụ cà cuối năm. Cuối năm mà ko bán thì lấy tiền đâu mà trả nợ, rồi chi tiêu nữa. Nếu nhà ai cũng dư 1 đống tiền trong nhà thì ai chả muốn găm hàng để ra tết bán chứ. Không biết gì đừng nói nhảm tội bà con.
Xin chào các anh chị! em đang là sinh viên học trong Sài gòn, nhưng ba mẹ em cũng là người buôn bán cà phê. Em thấy giá cà hiện xuống liên tục nên muốn tìm hiểu để có thể giúp ba mẹ được không, thấy ba mẹ vất vả thương lắm! Về quy tắc cung cầu, tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới thì em biết, nhưng em thắc mắc về sự liên quan giữa tỉ giá đồng USD và Euro với giá cà phê là như thế nào? mong anh chị giúp đỡ.
bạn à khi usd lên thì nó sẽ trở nên mắc hơn so với các loại tiền tệ khác nên các loại tiện tệ khác đổi được ít usd hơn nên cà phê sẽ trở nên mắc hơn vói các loại tiền tệ khác vì cafe giao dich bằng usd ma. ban muon giup ba me ban hay hoc phan tich ki thuat trên mạng sau đó ứng dụng vao cafe. web xem truc tuyen gia cafe va bieu đồ kĩ thuật . hay xemhoc hoi để giup ba mẹ bạn nhé .trang web mycmc.ie lap tai khoan rui co the choi cafe ảo
Bạn hãy xem USD và Euro cũng là hàng hóa đem nó đổi lấy cà phê. Khỏi phải dài dòng.
Tôi nghĩ giá cà xuống theo nhiều yếu tố, chứ không phải vì bà con cần tiền chi tiêu cho tết Nguyên đán này đâu. Vì tết thì cũng đâu cần nhiều tiền đến mức phải bán nhiều cà, chỉ ở một mức độ nào đó thôi. Bán nhiều thì đó là tiền chi trả cho đầu tư vì hàng năm nhà nông đều đến cái “hạn” này cả.
Giá cafe lên xuống cũng không phải do những người nông dân chúng ta mà trách nhiệm lớn nhất thuộc về những nhà quản lý. Tại sao năm nào cũng gần tết là giá ca phe lại xuống, thị trường quá bấp bênh, phần thiệt về người làm ca phe. Biết là qua tết sẽ lên nhưng vẫn phải bán để trả nợ, sắm tết… thất vọng về sự quản lý thị trường nông sản(ca phe) ở Vietnam
thôi thì tết nay anh ko thèm kẹo mứt , cine hay nhạc hội đà lạt hay vũng tàu . tết nay cứ ở nhà đắp chăn ngủ là khỏi phải lo gì hết , chờ khi nào cafe nhích lên rồi bán , lúc đó ăn cũng chưa muộn
Thị trường ấy mà, cung thì phải có cầu. Gần tết ai cũng cần có tiền để chi tiêu. Đây là thời kì thương buôn làm giá, chúng ta phải cận trọng…?
Nhìn thấy bảng giá mà buồn quá… hi vọng giá cả sẽ khởi sắc sau khi qua Tết.
Ai cũng kháo nhau là mới qua một hôm mà đã lỗ tới hơn 1 triệu đồng trên tấn cà? Tôi thì chả tin vào điều đấy vì chúng ta đã bán ra đâu mà bảo lỗ hay lãi? Việc giá cà trên sàn giao dịch đang thi nhau ép là chuyện của họ còn thực hư việc giao dịch của chúng ta chưa bán ra nhiều mà vẫn có cà giao dịch chỉ là hàng ảo không căn cứ. Đây là đòn tâm lý của giới đầu cơ bà con chúng ta tốt nhất thích bán cứ phát giá cao hơn giá sàn vài chục ngàn là tùy mình. Họ mua thấp hơn giá chúng ta bán là chuyện của họ. Chúng ta có cà bán theo giá chúng ta quyết- Họ có tiền mua theo giá của họ. Giá giao dịch trên sàn chẳng qua là sự tham khảo bà con và các đại lý cũng không nên quá ỷ lại vào nó mà gây hoang mang cho thị trường cà phê Việt Nam.
Theo như ý kiến của mình, thì giá cà phê nói riêng và các loại hàng hóa nói chung, khi giao dịch mua bán đều quy đổi ra usd. Chỉ số usd index (đo độ mạnh yếu của usd so với rổ tiền tệ khác). Nếu chỉ số này tăng, đồng usd có giá trị hơn so với các đồng tiền khác thì thường là hàng hóa giảm. Những ngày vừa qua, khi khủng hoảng nợ châu Âu chưa được giải quyết ổn thỏa, đồng euro giảm mạnh so với usd. Thị trường châu Âu là một trong những thị trường tiêu thụ lớn về cà phê. Mặt khác, do cuộc khủng hoảng vừa rồi nên các quỹ đầu tư rút bớt một phần giá trị danh mục đầu tư của mình. Thay vì họ mua hàng trên các thị trường kỳ hạn, thì họ lại bán cà phê để nắm giữ đồng usd (nắm giữ tiền mặt thay vì nắm vàng hay các loại hàng hóa khác). Mặt khác vì thời điểm cuối năm Tết dương lịch, nếu các quỹ đầu tư trước đó mua cà phê. Cuối năm họ sẽ chốt giá và bán ra thu tiền mặt để kết toán cuối năm. Nên mình tin rằng khi kế hoạch giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu tìm ra giải pháp, cũng như khi các quỹ đầu tư tham gia vào thị trường kỳ hạn thì lúc đó giá sẽ tăng rất mạnh.
Vấn đề tồn kho cà phê thế giới hiện rất thấp, nên nếu vấn đề trên được giải quyết, mình tin rằng giá cà phê sẽ phục hồi mạnh trong một tháng tới đây và vài tháng sau nữa.
Nhiều khi thấy giá USD xuống mà giá cà có lên đâu? Việc giá USD tăng giảm nếu có ảnh hưởng trực tiếp đến các loại mặt hàng chung trên toàn thế giới thì tại sao giá đầu tư như phân bón- xăng dầu- nhân công lại chả chịu ảnh hưởng? Việc Việt Nam thu hoạch cận tết cổ truyền nông dân cần bán để trang trải nợ cuối năm và kiếm tiền ăn tết đã bị các nhà đầu cơ nắm thóp rồi. Nếu bà con đều tìm cách khất nợ thư thái trả hoãn lại chịu lãi- ăn tết nhỏ không cầu kỳ thì các nhà đầu cơ sẽ chả lợi dụng được điểm yếu chết người này. Giá bán sẽ được người sản xuất phát giá không theo mức giá sàn giao dịch của đại đa số dân đầu cơ kia. Nhà quản lý kìm hãm xuất khẩu theo định mức cho phép để nhằm giảm tải việc ép giá của các nhà đầu cơ quốc tế thì người lao động mới mong có cơm ăn thôi.
Ko phải mình có hàng hóa là sẽ tự quyết định được giá đâu ? Phải cân nhắc tính toán giữa tất cả các mặt hàng hóa khác. Xem tỷ giá USD, giá vàng thế giới, tình hình chính trị trên thế giới nữa để phân tích và quyết định. Nếu chỉ nói mà ko nghĩ gì thì cũng như ko mà thôi !
ôi! giá cà xuống mà buồn quá!
Đừng nhìn giá cái sàn giao dịch. Hàng thật trong tay, chỉ bán với giá mình đề ra. Không quan tâm giá trên sàn! Vậy thì sẽ không lo giá hạ hay giá tăng. Sàn giao dịch hàng hóa bây giờ trở thành công cụ của nhà đầu cơ mất rồi. Nó không còn như mục đích ban đầu là phục vụ lợi ích của những người làm ra hàng hóa.
Nếu như bà con cứ dựa vào những tình tiết tăng giá như năm ngoái để găm hàng thì những nhà đầu cơ đã đi nhanh hơn 1 bước, ngay từ đầu mùa họ đã mua vào tạm trữ hết rồi. Năm nay cũng theo mọi năm vào đầu mùa giá đã hạ rồi khoảng 38.700 đ, nhưng trong 1 thời gian ngắn thôi giá lại tăng lại 41.000 đ. Có ai đặt vấn đề ở đây không? bởi vì khi Việt Nam bắt đầu vào mùa thì nguồn cung của thị trường tăng nên cơ hội ép giá theo quy luật cung cầu là tất yếu. Nắm bắt dược yếu tố của bà con là sẽ phỏng đóan theo năm cũ là sau Tết hàng sẽ lên nên ngay lúc nguồn hàng dồi dào các nhà đầu cơ đã đấy giá lên cao để mua hàng vào tạm trữ hết. Do vậy bây giờ bài toán cung cầu ko còn giằng co gi nữa cho lắm. Nếu thị trường mà năm nào cũng giống năm nào thì có gọi là thị trường nữa ko? Chính vì bà con chưa bán hàng mà giá chưa hạ sâu chứ thật sự năm nay là năm được mùa, thị trường kinh tế châu Âu u ám, số lượng cà phê của ta lại tăng đáng kể. Đâu phải ai cũng có điều kiện để tạm trữ cà phê, đến 1 thời điểm nào đó (ngay trước mắt là Tết dương lịch) do nhu cầu trang trải cho năm mới cũng như là tiền phân bón đầu tư cho vườn nhà. Vào mùa tưới cho dù giá không lên bà con cũng bán ra thị trường 1 số cà cũng không nhỏ có khi lại làm cho tình hình xấu đi, vô tình đẩy giá thấp xuống thêm nữa. Có lẽ trong bài toán cung cầu này nhà nông lại thua một bậc. Tôi thấy nhiều bà con của mình cứ tin là cà sau Tết sẽ lên, ôm rơm nặng bụng nhưng lại không nắm được một thông tin gì xác thực mà chỉ tin vào diễn cảnh năm cũ để rồi bán cà giá thấp không dùng vào được việc gì. Tôi hi vọng bài viết của mình sẽ giúp bà con bình tĩnh lựa chọn thời điểm thích hợp để bán cà.
ĐỒNG Ý VỚI BÀI VIẾT CỦA BẠN NGUYÊN