TAND TP.Đà Lạt vừa tuyên phạt Mbon Mi Na (SN 1977) trú tại thôn 2, xã Tà Nung, TP.Đà Lạt 5 năm tù giam và em ruột Mi Na là Mbon Ha Phill (SN 1985) 4 năm tù giam về tội hủy hoại rừng. Hai bị cáo còn buộc phải liên đới bồi thường số tiền thiệt hại trên 34,5 triệu đồng.
Theo cáo trạng, do không có đất sản xuất nên từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2011 Mi Na đã vào rừng phòng hộ Tà Nung, Tp.Đà Lạt dùng dao chặt hạ cây rừng. Sau đó Mi Na còn nhờ Ha Phill cùng vào rừng phòng hộ dùng cưa tay cưa hạ 117 cây rừng có đường kính từ 18 đến 33 cm trên diện tích 7.233 m2.
Ngày 30/3/2011 Mi Na nhờ em gái là Đia Nia vào rừng chặt hạ những cây nhỏ và thu dọn những cây đã chặt hạ trước đó thì bị Hạt Kiểm lâm và Công an Tp.Đà Lạt phát hiện bắt giữ. Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Nung thì Mi Na và Ha Phil đã chặt hạ 1.977 cây rừng có tổng khối lượng gỗ gần 70 m3.
Biết rõ rừng phòng hộ tại Tà Nung đang được quản lý và nghiêm cấm khai thác nhưng các bị cáo đã lén lút chặt phá, hủy hoại một lượng lớn diện tích đất rừng nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt 2 bị cáo với mức án như trên.
Mấy năm trước khi có kế hoạch trồng rừng các tổ chức cá nhân lâm trường đều chọn những khu đất những quả đồi thấp để trồng rừng. Nay dân số của đồng bào tôi tăng nên thiếu đất sx nên đồng bào mới tìm đất mới để phát nương làm rẫy. Đó là tập quán lâu đời của chúng tôi có gì sai nào. Đất thấp thì trồng rừng rồi nên chúng tôi phải lên đỉnh đồi đỉnh núi mới có đất làm chứ sao lại bắt chúng tôi. Trồng rừng thì chỉ một số cá nhân lâm trường hưởng lợi chứ chúng tôi dân nghèo thì được hưởng gì ngoài mất đất, họa may có thuê chúng tôi làm thì công rẻ mạt. Chúng tôi yêu cầu nhà nước trả lại những vùng đất thấp đất bằng đất đẹp cho chúng tôi có đất làm. Chứ bắt người nhổ cà phê của chúng tôi đi là hành động vô nhân đạo…
Xu hướng vi phạm pháp luật của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên ngày càng gia tăng. Đây cũng là do chinh sách ưu đãi đồng bào dân tộc của Nhà nước và là cái cớ để chính quyền địa phương buông lỏng sự quản lý, sự nghiêm khắc đối với đồng bào dân tộc. Điển hình là sự vi phạm lâm luật của đại đa số đồng bào dân tộc đặc biệt ở Tà Nung và huyện Lâm Hà. Nói về trật tự an ninh trên địa bàn Tà Nung, số vụ đánh nhau giữa thanh niên dân tộc và thanh niên kinh xã Mê Linh gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nổi cộm là vụ án đập phá tài sản ớ thôn Cổng Trời xã Mê Linh. Toàn bộ thanh niên đàn ông đồng bào dân tộc thôn Cổng Trời kéo nhau hó hét đập phá toàn bộ tài sản của hai hộ người kinh do va chạm xích mích đánh nhau. Mọi vật dụng gia đình, máy móc nông nghiệp, nhà cửa nhà kho đều hư hại vỡ nát, ước tính tài sản thiệt hại cả trăm triệu đồng. Nhưng rồi thì sao? Không ai bị bắt không ai phải đền, không người dân tộc nào phải chịu trách nhiệm dân sự, hình sự cả. Sự việc đã làm người bị hại bất bình, làm hoang mang dư luận không biết mình sống giữa thời bình hay thời loạn. Qua đây cũng mong nhà nước có chính sách chặt chẽ nghiêm minh hơn đối với đồng bào dân tộc. Ưu tiên chứ không đứng trên pháp luật…
Tôi thông cảm với ý kiến bạn Mê Linh, thời gian này đồng bào dân tộc rất coi thường pháp luật, đi “mót” cà phê thì bẻ cành xuống hái cho dù vườn cà phê chưa thu hoạch, cành trên cao thì chặt cành, con nít thì leo lên bẻ cành hái cứ như vườn của mình. Tôi rất bất bình với đồng bào dân tộc thiểu số vì mồ hôi nước mắt tôi bỏ ra chăm sóc mà họ phá hoại không thương tiếc.